Giải pháp không tưởng về đường băng hình tròn để khắc phục tình trạng thiếu diện tích làm sân bay
Ngọc Văn | Chat Online | |
19/06/2017 21:53:43 |
4.704 lượt xem
Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu, Hesslink và đội ngũ của mình đã kết luận rằng đường băng máy bay nên làm theo hình tròn.
Thiết kế của sân bay có thể thay đổi bằng việc thêm thắt thứ này cái kia, nhưng thiết kế của đường băng – một đường thẳng tắp cho máy bay cất và hạ cánh – vẫn chẳng thay đổi và nhiều người cho rằng, có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Nhưng nhà nghiên cứu người Hà Lan, ông Henk Hesselink thì lại nghĩ khác. Ông đưa ra ý tưởng về một đường băng không thẳng sẽ có tiềm năng thay đổi toàn bộ ngành và hơn nữa, hiệu quả hơn nhiều.
Từ hồi năm 2012, Hesselink và đội ngũ của mình tại Phòng thí nghiệm Không gian Vũ trụ Quốc gia (NLR) tại Hà Lan đã nghiên cứu một mẫu đường băng mới có dạng đường tròn chứ không phải là đường thẳng.
Dự án Đường băng Vô tận – Endless Runway Project được đầu tư vốn bởi Chương trình Khung sườn thiết kế Thứ Bảy của Châu Âu cùng với một số cơ sở nghiên cứu hàng đầu khác đã đưa ra thiết kế được băng tròn, mà tại đó máy bay có thể cất cánh từ theo bất kì hướng nào có lợi cho họ. Cụ thể hơn, bất cứ hướng nào không có gió tạt ngang thân máy bay, khiến việc cất/hạ cánh gặp khó khăn.
Trả lời phỏng vấn Co.Design, nhà nghiên cứu Hesselink nói về sự nguy hiểm của những con gió tạt ngang như vậy. Ông đã nảy ra ý tưởng về một đường băng thuận chiều gió khi xem những thước phim hạ cánh "đáng sợ" trên mạng, những đoạn video ngắn cho thấy ảnh hưởng của gió tạt ngang lên mình một chiếc máy bay đang di chuyển mạnh tới mức nào. Tuy nhiên, ông cũng làm rõ thêm là những cơn gió như vậy trông có vẻ đáng sợ, nhưng thực chất là chuyện "thường ngày ở huyện" trên một đường băng thẳng truyền thống.
Khi gió tạt ngang thổi nhẹ, chúng sẽ chẳng ảnh hưởng mấy tới việc cất và hạ cánh nhưng khi chúng mạnh lên nhiều lần, toàn bộ đường bằng sẽ phải đóng cửa để tránh mọi rủi ro đáng tiếc có thể diễn ra. Việc đóng cửa đường băng không chỉ ảnh hưởng tới chính sân bay ấy, mà sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ mạng lưới bay toàn cầu.
Hiện tượng này cũng thường xuyên diễn ra tại những sân bay gần biển. Đơn cử, như Hesselink lấy ví dụ, thì sân bay Amsterdam thường xuyên phải đổi đường băng hoạt động do gió tạt rất nhiều và rất mạnh. Với những sân bay bé không nhiều đường băng, thì gió tạt sẽ làm ngưng trệ toàn bộ mọi chuyến bay hiện có.
Nhưng, hệ thống đường băng vòng mới mà Hesselink thiết kế, với đường kính khoảng 3,5 km và chu vi khoảng gần 10 km (9,97 km), sẽ có thể cho phép hai máy bay hạ cánh cùng lúc KỂ CẢ KHI hiện tượng gió tạt mạnh diễn ra. Bởi lẽ luôn có hai khu vực trên đường băng tròn này cùng hướng với gió tạt, khiến cho việc cất cánh hoạt toàn khả thi. Trong điều kiện thường, ba máy bay có thể cất và hạ cánh cùng lúc.
Đường băng tròn này hoạt động gần giống với đường đua xe Nascar hay vòng xoay roulette tại các casino, Hesselink nói. Nếu như vòng xoay mà hoàn toàn nằm phẳng tên mặt đấy, lực ly tâm sẽ quá lớn khiến máy bay bị trật ra khỏi đường băng. Nhưng nếu mà đường băng hơi nghiêng một chút (dốc vào trong), thì nó sẽ giữ được máy bay đủ vững chãi để tăng tốc độ mà cất cánh.
Để xem thiết kế này khả thi tới mức nào, Hesselink và đội ngũ của mình đã mang những dữ liệu nghiên cứu của mình tới sân bay Charles de Gaulle tại Pháp với 4 đường băng. Tại đó họ sử dụng chương trình giả lập máy tính để chứng minh rằng đường băng tròn cũng có thể tải được cùng số máy bay cất và hạ cánh như sân bay Charles de Gaulle. Thiết kế này cũng hiệu quả hơn trong khía cạnh tiết kiệm không gian đường băng: dù rằng chu vi của đường băng tròn bằng 3 lần chu vi của đường băng thẳng thông thường, nó lại có thể cho phép được tới 4 chiếc máy bay cất và hạ cánh. Và bởi máy bay không còn phải đối phó với gió tạt ngang nữa, nó sẽ không tốn nhiên liệu vô ích như trước.
Hiện tại thì Đường băng Vô tận mới chỉ là khái niệm được nghiên cứu và dữ liệu mới chỉ được thử trên đường băng giả lập của máy tính. Nhưng Hesselink mong muốn được thử nghiệm đường băng này trên thực tế, trước hết là có thể thử với một đường đua xe với một máy bay điều khiển từ xa. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở hạ tầng dày đặc như thế này, việc xây dựng một sân bay lớn hẳn sẽ vấp phải nhiều khó khăn, chưa kể tới chi phí xây dựng một sân bay mới chỉ để thử nghiệm.
Dù vậy ta cũng có thể tưởng tượng ra những sân bay khi nhìn từ trên cao sẽ đẹp như thế nào. "Về mặt thẩm mỹ thì nó sẽ là một sân bay đẹp", Hesselink nói. "Trông đẹp hơn mấy sân bay hiện đại nhiều, đấy là tôi đang khiêm tốn nhé".
Theo genk.vn
Thiết kế của sân bay có thể thay đổi bằng việc thêm thắt thứ này cái kia, nhưng thiết kế của đường băng – một đường thẳng tắp cho máy bay cất và hạ cánh – vẫn chẳng thay đổi và nhiều người cho rằng, có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Nhưng nhà nghiên cứu người Hà Lan, ông Henk Hesselink thì lại nghĩ khác. Ông đưa ra ý tưởng về một đường băng không thẳng sẽ có tiềm năng thay đổi toàn bộ ngành và hơn nữa, hiệu quả hơn nhiều.
Từ hồi năm 2012, Hesselink và đội ngũ của mình tại Phòng thí nghiệm Không gian Vũ trụ Quốc gia (NLR) tại Hà Lan đã nghiên cứu một mẫu đường băng mới có dạng đường tròn chứ không phải là đường thẳng.
Dự án Đường băng Vô tận – Endless Runway Project được đầu tư vốn bởi Chương trình Khung sườn thiết kế Thứ Bảy của Châu Âu cùng với một số cơ sở nghiên cứu hàng đầu khác đã đưa ra thiết kế được băng tròn, mà tại đó máy bay có thể cất cánh từ theo bất kì hướng nào có lợi cho họ. Cụ thể hơn, bất cứ hướng nào không có gió tạt ngang thân máy bay, khiến việc cất/hạ cánh gặp khó khăn.
Trả lời phỏng vấn Co.Design, nhà nghiên cứu Hesselink nói về sự nguy hiểm của những con gió tạt ngang như vậy. Ông đã nảy ra ý tưởng về một đường băng thuận chiều gió khi xem những thước phim hạ cánh "đáng sợ" trên mạng, những đoạn video ngắn cho thấy ảnh hưởng của gió tạt ngang lên mình một chiếc máy bay đang di chuyển mạnh tới mức nào. Tuy nhiên, ông cũng làm rõ thêm là những cơn gió như vậy trông có vẻ đáng sợ, nhưng thực chất là chuyện "thường ngày ở huyện" trên một đường băng thẳng truyền thống.
Khi gió tạt ngang thổi nhẹ, chúng sẽ chẳng ảnh hưởng mấy tới việc cất và hạ cánh nhưng khi chúng mạnh lên nhiều lần, toàn bộ đường bằng sẽ phải đóng cửa để tránh mọi rủi ro đáng tiếc có thể diễn ra. Việc đóng cửa đường băng không chỉ ảnh hưởng tới chính sân bay ấy, mà sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ mạng lưới bay toàn cầu.
Hiện tượng này cũng thường xuyên diễn ra tại những sân bay gần biển. Đơn cử, như Hesselink lấy ví dụ, thì sân bay Amsterdam thường xuyên phải đổi đường băng hoạt động do gió tạt rất nhiều và rất mạnh. Với những sân bay bé không nhiều đường băng, thì gió tạt sẽ làm ngưng trệ toàn bộ mọi chuyến bay hiện có.
Nhưng, hệ thống đường băng vòng mới mà Hesselink thiết kế, với đường kính khoảng 3,5 km và chu vi khoảng gần 10 km (9,97 km), sẽ có thể cho phép hai máy bay hạ cánh cùng lúc KỂ CẢ KHI hiện tượng gió tạt mạnh diễn ra. Bởi lẽ luôn có hai khu vực trên đường băng tròn này cùng hướng với gió tạt, khiến cho việc cất cánh hoạt toàn khả thi. Trong điều kiện thường, ba máy bay có thể cất và hạ cánh cùng lúc.
Đường băng tròn này hoạt động gần giống với đường đua xe Nascar hay vòng xoay roulette tại các casino, Hesselink nói. Nếu như vòng xoay mà hoàn toàn nằm phẳng tên mặt đấy, lực ly tâm sẽ quá lớn khiến máy bay bị trật ra khỏi đường băng. Nhưng nếu mà đường băng hơi nghiêng một chút (dốc vào trong), thì nó sẽ giữ được máy bay đủ vững chãi để tăng tốc độ mà cất cánh.
Để xem thiết kế này khả thi tới mức nào, Hesselink và đội ngũ của mình đã mang những dữ liệu nghiên cứu của mình tới sân bay Charles de Gaulle tại Pháp với 4 đường băng. Tại đó họ sử dụng chương trình giả lập máy tính để chứng minh rằng đường băng tròn cũng có thể tải được cùng số máy bay cất và hạ cánh như sân bay Charles de Gaulle. Thiết kế này cũng hiệu quả hơn trong khía cạnh tiết kiệm không gian đường băng: dù rằng chu vi của đường băng tròn bằng 3 lần chu vi của đường băng thẳng thông thường, nó lại có thể cho phép được tới 4 chiếc máy bay cất và hạ cánh. Và bởi máy bay không còn phải đối phó với gió tạt ngang nữa, nó sẽ không tốn nhiên liệu vô ích như trước.
Hiện tại thì Đường băng Vô tận mới chỉ là khái niệm được nghiên cứu và dữ liệu mới chỉ được thử trên đường băng giả lập của máy tính. Nhưng Hesselink mong muốn được thử nghiệm đường băng này trên thực tế, trước hết là có thể thử với một đường đua xe với một máy bay điều khiển từ xa. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở hạ tầng dày đặc như thế này, việc xây dựng một sân bay lớn hẳn sẽ vấp phải nhiều khó khăn, chưa kể tới chi phí xây dựng một sân bay mới chỉ để thử nghiệm.
Dù vậy ta cũng có thể tưởng tượng ra những sân bay khi nhìn từ trên cao sẽ đẹp như thế nào. "Về mặt thẩm mỹ thì nó sẽ là một sân bay đẹp", Hesselink nói. "Trông đẹp hơn mấy sân bay hiện đại nhiều, đấy là tôi đang khiêm tốn nhé".
Theo genk.vn
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Những điều thú vị khác:
- Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
- Khám phá về loài cá voi xanh - Loài động vật lớn nhất thế giới
- Bí mật có thể quyết định tương lai của loài người nằm trong con cá mập này
- Gấu nước - Loài vật vẫn tồn tại dù Trái Đất diệt vong
- Nhà mái bổi (mái cói) - Nét đặc trưng một thời ở làng quê Bắc Bộ - Kim Sơn - Ninh Bình
- Khám phá những điều thú vị về loài chim cánh cụt
- Bí ẩn chưa có lời giải đáp ở Con mắt Sahara
- 100 năm trước người xưa nghĩ gì về chúng ta?
- Vì sao ta không cảm nhận được Trái đất đang quay?
- Thảm họa biến cá voi xanh thành sinh vật lớn nhất hành tinh
Bạn có thông tin hay, thú vị, bổ ích, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi những điều kỳ thú
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!