Câu chuyện cảm động về ngày Tết: Mâm cơm khuyết
Phương Dung | Chat Online | |
21/01/2018 09:43:52 |
1.399 lượt xem
Lại một cái Tết nữa sắp cận kề, tôi - một đứa con gái học đại học xa cũng đã dần chuẩn bị hành lý áo đồ và mua thêm mấy gói bánh về cho em.
Như mọi năm, Tết năm nay, tôi lại vẫn về tàu và vẫn cái cảm giác háo hức được về với gia đình với ông, bà nội, bố và các em. Nhưng năm nay, trong lòng tôi lại mang một cảm giác gì đó lạ hơn mà tôi cũng chẳng lý giải nổi.
Người ta bảo, cho dù đi xa cách mấy, vinh hay bại nhưng ngày Tết nhất định phải trở về nhà, bởi Tết là thời khắc thiêng liêng của mọi gia đình, thời khắc nhìn lại một năm đã qua, thời khắc nhà nhà quây quần bên mâm cơm tất niên trao nhau những tình cảm, những yêu thương của tình thân. Bởi bao đời nay, Tết cổ truyền chính là Tết đoàn viên.
Vậy nhưng đã bao lâu rồi, mâm cơm gia đình 7 người của tôi luôn trống một chỗ. Chính xác là bảy năm, bảy cái Tết từ ngày mẹ rời xa tổ ấm để đi làm ăn xa xứ, mong chị em tôi được học hành đến nơi đến chốn, sớm có ngày thành đạt, trong bảy năm đằng đẵng ấy, mẹ có về thăm gia đình ba, bốn lần nhưng chưa lần nào là Tết, cũng chỉ bởi về Tết thật tốn kém và mẹ muốn ở lại kiếm thêm vào những dịp như thế này.
Ngày Tết mà thiếu bóng dáng của người mẹ thật là buồn, nhưng rồi dần dần bố con tôi và cả ông bà cũng đã quen, khi phương tiện thông tin liên lạc hiện đại hơn, cả nhà tôi có thể nói chuyện với nhau qua mạng, mẹ dặn dò đủ thứ cũng giống như có mẹ ở nhà nhờ đó cũng ấm lòng đôi chút. Nhưng từ tận đáy lòng tôi vẫn luôn mong mẹ về đón Tết cùng gia đình.
Luôn mong mỏi ngày mà cả gia đình đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm chiều những ngày cuối năm lạnh tái tê. Chị em tôi sẽ giành nhau líu lo kể chuyện ở trường ở lớp kể chuyện con A nhà bà B, chuyện thằng C thế này, thằng E thế kia cho tới lúc bố phải quát lên dẹp trật tự trước khi mâm cơm nguội ngắc, rồi bố mẹ kể chuyện bán buôn, ông bà kể chuyện Tết ngày xưa… Ngày ấy, mâm cơm ngày Tết gia đình tôi cũng thật đạm bạc có nhỉnh hơn ngày thường một chút có thêm món bánh chưng do chính tay ông nội và bố tôi gói, thức ăn do mẹ cùng bà nội chế biến ra đủ loại món chỉ từ một vài nguyên liệu như: thịt luộc, thịt kho, lòng luộc, lòng rim… rồi thêm đĩa rau xào và ít dưa món… Giờ ngồi đây, hồi ức lại tôi thấy ấm áp vô cùng.
Tết vắng mẹ, chúng tôi cùng phụ bố và bà nội chuẩn bị mâm cơm tất niên, đó là những ngày bà còn khỏe, nhưng giờ bà già yếu, chị em tôi lớn hơn, nên chúng tôi cùng nhau làm. Qua mỗi năm, bữa cơm tất niên có khá lên một chút, chị em tôi thay nhau bày ra đủ món học được bên ngoài. Tuy nhiên có bày biện như thế nào đi chăng nữa lúc nào trong lòng tôi cũng luôn có cảm giác thiếu đi một thứ gì đó rất quan trọng.
Cả nhà ai cũng hiểu mẹ chịu nhiều hy sinh buồn tủi tất cả vì tương lai chị em chúng tôi, chứ bao năm trời, gia đình tôi cũng có khá giả gì hơn đâu, được bao nhiêu tích cóp, bố mẹ đổ dồn cho ba chị em hết rồi. Đọc nhưng dòng chia sẻ của mẹ trên trang cá nhân, những ngôn từ tuy bình dị, lủng củng nhưng tôi hiểu nỗi lòng mòn mỏi, những tủi cực và chịu đựng của mẹ. Mẹ từng hứa: “Không lâu nữa đâu, chỉ một vài năm nữa khi con tốt nghiệp đại học thì mẹ cũng sẽ về, cả gia đình mình lại sum vầy đoàn tụ”.
Nhưng mẹ ơi, điều đó lại không bao giờ thành hiện thực nữa rồi. Ông đã không chờ được mẹ để có ngày nhà mình đoàn tụ. Ông nội tôi đã già yếu, hơn một tháng trước nhận hung tin tôi liền bay về quê chịu tang ông, vậy là Tết năm nay sẽ không còn giòn giã tiếng cười đùa, tiếng nhạc xuân vì gia đình đang để tang ông. Ông đã không còn ở chung với gia đình tôi nữa, mâm cơm có mẹ nhưng nay lại thiếu vắng ông, lại thêm một chiếc ghế trống.
Ngày trước, khó khăn lắm, chị em tôi mới quen với cảm giác thiếu vắng bóng mẹ, nhưng bây giờ, phải bao lâu chúng tôi mới quen với cảm giác thiếu đi ông? Ông đã rời xa chúng tôi về với tổ tiên, mâm cơm bưng lên cho ông, rồi bưng xuống y nguyên, không thiếu một hạt. Tết này tôi về không còn thấy bóng dáng lom khom của ông ngược xuôi lo lễ, dọn dẹp nhà thờ, đúng là hai năm nay, ông đã yếu, ông không lo được việc nhà thờ nữa. Nhưng giờ, ngày tôi về, cũng không còn thấy ông ngồi ở cửa nhìn ra, không còn được cầm lấy đôi bàn tay hồng hồng ấm ấm nhưng nhăn nheo của ông, không còn được ông chia bánh kẹo sau mỗi lần tàn hương, không còn được nghe ông kể những chuyện xưa rất xưa, nghe răn dạy những lẽ phải ở đời, và hơn hết mâm cơm tất niên gia đình tôi lại tiếp tục trống vắng, dẫu biết rằng đó là lẽ tự nhiên nhưng tôi thấy trống trải và nhớ thương ông vô cùng.
Tôi sợ lắm cái cảm đứng trước bàn thờ ông, xung quanh là những giải khăn trắng, cờ trướng và nhìn lên di ảnh cùng những di vật của ông để lại lắm vì khi đó tôi phải chấp nhận sự thật là ông của tôi không còn ở trên đời nữa.
Cuộc sống là vậy nó luôn vô thường, nếu như trước đây, điều làm tôi sợ hãi nhất đó là người khác biết về hoàn cảnh gia đình mình, tôi tự ti với bạn bè vì nhà tôi nghèo, vì mẹ tôi phải buôn ba xứ người, tự ti khi bố mẹ tôi không sang trọng như bố mẹ của bạn bè, nhưng giờ đây, từ sâu tận đáy lòng tôi vô cũng biết ơn và tự hào khi kể về bố mẹ và điều làm tôi xót xa nhất, sợ hãi nhất chính là thiếu đi hình bóng ai đó thân thương trong gia đình.
Bỗng dưng tôi thấy trân trọng lắm, hiểu được giá trị của những giây phút được sống, được hạnh phúc bên gia đình mình, dù đói ngheo cách mấy, nhưng có bàn tay của mẹ, có hơi ấm của bố và tình yêu thương của ông bà nội và tiếng cười nói của các em thì đó chính là điều hạnh phúc nhất của tôi.
Tôi tự hứa với lòng mình, dù sau này cuộc sống có khó khăn cách mấy, tôi cũng sẽ ráng Tết được về sum vầy với gia đình, để cái Tết gia đình tôi được trọn vẹn!
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân Quỳnh
Như mọi năm, Tết năm nay, tôi lại vẫn về tàu và vẫn cái cảm giác háo hức được về với gia đình với ông, bà nội, bố và các em. Nhưng năm nay, trong lòng tôi lại mang một cảm giác gì đó lạ hơn mà tôi cũng chẳng lý giải nổi.
Người ta bảo, cho dù đi xa cách mấy, vinh hay bại nhưng ngày Tết nhất định phải trở về nhà, bởi Tết là thời khắc thiêng liêng của mọi gia đình, thời khắc nhìn lại một năm đã qua, thời khắc nhà nhà quây quần bên mâm cơm tất niên trao nhau những tình cảm, những yêu thương của tình thân. Bởi bao đời nay, Tết cổ truyền chính là Tết đoàn viên.
Vậy nhưng đã bao lâu rồi, mâm cơm gia đình 7 người của tôi luôn trống một chỗ. Chính xác là bảy năm, bảy cái Tết từ ngày mẹ rời xa tổ ấm để đi làm ăn xa xứ, mong chị em tôi được học hành đến nơi đến chốn, sớm có ngày thành đạt, trong bảy năm đằng đẵng ấy, mẹ có về thăm gia đình ba, bốn lần nhưng chưa lần nào là Tết, cũng chỉ bởi về Tết thật tốn kém và mẹ muốn ở lại kiếm thêm vào những dịp như thế này.
Ngày Tết mà thiếu bóng dáng của người mẹ thật là buồn, nhưng rồi dần dần bố con tôi và cả ông bà cũng đã quen, khi phương tiện thông tin liên lạc hiện đại hơn, cả nhà tôi có thể nói chuyện với nhau qua mạng, mẹ dặn dò đủ thứ cũng giống như có mẹ ở nhà nhờ đó cũng ấm lòng đôi chút. Nhưng từ tận đáy lòng tôi vẫn luôn mong mẹ về đón Tết cùng gia đình.
Luôn mong mỏi ngày mà cả gia đình đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm chiều những ngày cuối năm lạnh tái tê. Chị em tôi sẽ giành nhau líu lo kể chuyện ở trường ở lớp kể chuyện con A nhà bà B, chuyện thằng C thế này, thằng E thế kia cho tới lúc bố phải quát lên dẹp trật tự trước khi mâm cơm nguội ngắc, rồi bố mẹ kể chuyện bán buôn, ông bà kể chuyện Tết ngày xưa… Ngày ấy, mâm cơm ngày Tết gia đình tôi cũng thật đạm bạc có nhỉnh hơn ngày thường một chút có thêm món bánh chưng do chính tay ông nội và bố tôi gói, thức ăn do mẹ cùng bà nội chế biến ra đủ loại món chỉ từ một vài nguyên liệu như: thịt luộc, thịt kho, lòng luộc, lòng rim… rồi thêm đĩa rau xào và ít dưa món… Giờ ngồi đây, hồi ức lại tôi thấy ấm áp vô cùng.
Tết vắng mẹ, chúng tôi cùng phụ bố và bà nội chuẩn bị mâm cơm tất niên, đó là những ngày bà còn khỏe, nhưng giờ bà già yếu, chị em tôi lớn hơn, nên chúng tôi cùng nhau làm. Qua mỗi năm, bữa cơm tất niên có khá lên một chút, chị em tôi thay nhau bày ra đủ món học được bên ngoài. Tuy nhiên có bày biện như thế nào đi chăng nữa lúc nào trong lòng tôi cũng luôn có cảm giác thiếu đi một thứ gì đó rất quan trọng.
Cả nhà ai cũng hiểu mẹ chịu nhiều hy sinh buồn tủi tất cả vì tương lai chị em chúng tôi, chứ bao năm trời, gia đình tôi cũng có khá giả gì hơn đâu, được bao nhiêu tích cóp, bố mẹ đổ dồn cho ba chị em hết rồi. Đọc nhưng dòng chia sẻ của mẹ trên trang cá nhân, những ngôn từ tuy bình dị, lủng củng nhưng tôi hiểu nỗi lòng mòn mỏi, những tủi cực và chịu đựng của mẹ. Mẹ từng hứa: “Không lâu nữa đâu, chỉ một vài năm nữa khi con tốt nghiệp đại học thì mẹ cũng sẽ về, cả gia đình mình lại sum vầy đoàn tụ”.
Nhưng mẹ ơi, điều đó lại không bao giờ thành hiện thực nữa rồi. Ông đã không chờ được mẹ để có ngày nhà mình đoàn tụ. Ông nội tôi đã già yếu, hơn một tháng trước nhận hung tin tôi liền bay về quê chịu tang ông, vậy là Tết năm nay sẽ không còn giòn giã tiếng cười đùa, tiếng nhạc xuân vì gia đình đang để tang ông. Ông đã không còn ở chung với gia đình tôi nữa, mâm cơm có mẹ nhưng nay lại thiếu vắng ông, lại thêm một chiếc ghế trống.
Ngày trước, khó khăn lắm, chị em tôi mới quen với cảm giác thiếu vắng bóng mẹ, nhưng bây giờ, phải bao lâu chúng tôi mới quen với cảm giác thiếu đi ông? Ông đã rời xa chúng tôi về với tổ tiên, mâm cơm bưng lên cho ông, rồi bưng xuống y nguyên, không thiếu một hạt. Tết này tôi về không còn thấy bóng dáng lom khom của ông ngược xuôi lo lễ, dọn dẹp nhà thờ, đúng là hai năm nay, ông đã yếu, ông không lo được việc nhà thờ nữa. Nhưng giờ, ngày tôi về, cũng không còn thấy ông ngồi ở cửa nhìn ra, không còn được cầm lấy đôi bàn tay hồng hồng ấm ấm nhưng nhăn nheo của ông, không còn được ông chia bánh kẹo sau mỗi lần tàn hương, không còn được nghe ông kể những chuyện xưa rất xưa, nghe răn dạy những lẽ phải ở đời, và hơn hết mâm cơm tất niên gia đình tôi lại tiếp tục trống vắng, dẫu biết rằng đó là lẽ tự nhiên nhưng tôi thấy trống trải và nhớ thương ông vô cùng.
Tôi sợ lắm cái cảm đứng trước bàn thờ ông, xung quanh là những giải khăn trắng, cờ trướng và nhìn lên di ảnh cùng những di vật của ông để lại lắm vì khi đó tôi phải chấp nhận sự thật là ông của tôi không còn ở trên đời nữa.
Cuộc sống là vậy nó luôn vô thường, nếu như trước đây, điều làm tôi sợ hãi nhất đó là người khác biết về hoàn cảnh gia đình mình, tôi tự ti với bạn bè vì nhà tôi nghèo, vì mẹ tôi phải buôn ba xứ người, tự ti khi bố mẹ tôi không sang trọng như bố mẹ của bạn bè, nhưng giờ đây, từ sâu tận đáy lòng tôi vô cũng biết ơn và tự hào khi kể về bố mẹ và điều làm tôi xót xa nhất, sợ hãi nhất chính là thiếu đi hình bóng ai đó thân thương trong gia đình.
Bỗng dưng tôi thấy trân trọng lắm, hiểu được giá trị của những giây phút được sống, được hạnh phúc bên gia đình mình, dù đói ngheo cách mấy, nhưng có bàn tay của mẹ, có hơi ấm của bố và tình yêu thương của ông bà nội và tiếng cười nói của các em thì đó chính là điều hạnh phúc nhất của tôi.
Tôi tự hứa với lòng mình, dù sau này cuộc sống có khó khăn cách mấy, tôi cũng sẽ ráng Tết được về sum vầy với gia đình, để cái Tết gia đình tôi được trọn vẹn!
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân Quỳnh
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Tags: Câu chuyện cảm động về ngày Tết: Mâm cơm khuyết,Tết nguyên đán,Tết năm nay tôi lại vẫn về tàu và vẫn cái cảm giác háo hức được về với gia đình với ông bà nội bố và các em
Các bài dự thi khác:
Gửi bài đăng ký tham gia Cuộc Thi Viết trên Lazi.vn tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi bài đăng ký dự thi