Du lịch Hà Nam
Bánh Bao Nhỏ | Chat Online | |
08/12/2018 12:05:45 |
463 lượt xem
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60 km.
Nhắc đến du lịch Hà Nam, mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, có bề dày lịch sử - được tái lập năm 1997 sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Với nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km, những ai đã đi du lịch Hà Nam chắc chắn sẽ được thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng, thư giãn hòa mình với thiên nhiên ở các khu sinh thái chất lượng cao. Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.
Các điểm du lịch nổi bật ở Hà Nam
Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần. Ngày nay, khu di tích du lịch Hà Nam tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Núi Ngọc, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong... Tỉnh cũng có nhiều lễ hội truyền thống trong đó hội vật võ Liễu Đôi đã nổi tiếng cả nước.
Núi Ngọc - chùa Bà Đanh:
Chùa Bà Đanh (Nhìn từ trên cao)
Chùa Bà Đanh
Núi Ngọc
Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng. Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Đáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông ( 1675- 1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh.
Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi. Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến du lịch Hà Nam.
Ngũ Động Sơn:
Ngũ Động Sơn Hà Nam
Gắn liền với di tích đền Trúc thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt ngay nơi ông cho mở hội mừng chiến thắng dưới chân núi, nơi có rừng trúc bạt ngàn với lễ hội đền Trúc, hát Dậm Quyển Sơn.
Động Thủy (hang Luồn):
Hang Luồn
Nhũ đá trong hang Luồn
Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Động Thuỷ có chiều dài gần 400m nằm sâu trong lòng núi. Nơi đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đã được quy hoạch với nhiều dịch vụ du lịch Hà Nam như leo núi, nghỉ ngơi, giải trí.
Khu hồ Tam Chúc:
Thuộc xã Ba Sao huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý khoảng 12km trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với Hoà Bình và Hà Tây, cách khu du lịch Hương Sơn khoảng 3km đường leo núi. Tổng diện tích khu du lịch là 1042 ha, trong đó hồ có diện tích 720ha, khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch Hà Nam chính là: Du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí.
Đặt chân vào Tam Chúc, ấn tượng đầu tiên với du khách là những chòm núi ẩn hiện trong lòng hồ mờ ảo, thơ mộng.
Quá trình tôn tạo, xây dựng khu du lịch hạn chế tối đa việc tác động vào cảnh quan tự nhiên sẵn có.
Các chùa nhỏ trên các ốc đảo hồ Tam Chúc gắn với nhiều huyền tích đã thu hút du khách đến tham quan, khám phá.
Đình Tam Chúc cổ ở trung tâm hồ Tam Chúc đã được tôn tạo khang trang.
Nhịp cầu kiều nối từ bờ vào Đình Tam Trúc đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ là một trong những điểm nhấn cho khu du lịch Tam Chúc.
Động Phúc Long:
Nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Động hài hòa với cảnh quan núi chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Khí hậu Hà Nam
Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,10C và cao nhất là tháng 6 khoảng 290C. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 - 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 - 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.
Phương tiện ở Hà Nam
Để đi du lịch Hà Nam bạn có thể thuê xe riêng hoặc đi xe bus. Tuyến xe buýt này sẽ hoạt động từ 5h sáng đến 19h hàng ngày, với tần suất trung bình 15 phút/lượt. Giá vé toàn tuyến là 10 nghìn đồng/lượt. Tuyến xe buýt Hà Nội - Hà Nam dài 55 km, xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi qua các đường Giải Phóng - thị trấn Văn Điển - Quán Gánh -Thường Tín - Tía - Đỗ Xá - Nghệ - Sổ - Phú Xuyên - Guột - Cầu Giẽ - Đồng Văn - Ba Đa - Thị xã Phủ Lý - bến xe Phủ Lý và chiều ngược lại.
Ẩm thực ở Hà Nam
Chuối ngự đồng chiêm: Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam).
Gạo tám: Từ đời này qua đời khác, người dân vùng đồng bằng Bắc bộ đều gọi loại gạo đặc sản của đồng ruộng hai bên bờ sông Ninh Cơ với cái tên giản dị, mộc mạc đáng yêu như cô thôn nữ, đằm thắm, dịu dàng - gạo tám. Cái tên chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa gợi nhớ đến tình làng nghĩa xóm, vừa khẳng định đã là gạo tám thì phải thơm, phải ngọt, dẻo.
Bánh đúc: Bánh đúc vốn là món ăn dân dã của con nhà nghèo. Tuổi thơ của nhà văn Nam Cao đầy ắp những kỷ niệm về món bánh bình dân "bột xay rất nhuyễn", vôi bỏ vừa, mịn, chắc đấy mà không nồng chút nào, bẻ ra ăn với cá bống kho ráo nước... dầm tí tương cua thì thật tuyệt" này.
Bánh đúc thơm bùi ăn kèm với tương - món ăn thích hợp cho mùa hè
Canh trai, canh hến: Di chỉ từ hàng vạn năm xưa mà bây giờ chúng ta thấy được, đó là đống vỏ sò trong Động người xưa ở vườn rừng quốc gia Cúc Phương, nó cho ta sự suy đoán phù hợp. Bởi vì mảnh đất cha ông ta xưa sinh sống là mênh mông một dải thềm phù sa cổ, cho nên thuở ấy, nguồn sống chính của người Việt cộng sinh là các giống thủy sinh, đa phần lại chỉ là loài nhuyễn thể. Lý do, chúng sinh sản nhanh, di chuyển chậm, dễ kiếm tìm thu lượm, lại có nhiều cách chế biến, sử dụng hết sức giản đơn.
Dưa cà: Có lẽ bao nhiêu nước mưa mặn một đời mẹ tần tảo nuôi con trên trời đều đổ dồn xuống mái nhà nhỏ bé này. Mưa rào xối xả dưới mái hiên. Bên ngoài trời đất mù mịt, u ám. Cố căng mắt mà chẳng nhìn thấy gì. Giữa màn nước trắng đục như vừa chợt thấy bóng mẹ ngày xưa vẫn đứng đó...
Bánh đa kê: Mấy ai đi chợ quê mà không ăn quà, bát bún riêu, cặp bánh dày, quả chuối, chiếc bánh đúc... và khó lòng đi qua hàng bánh đa kê mà không dừng lại. Trong thành phố, bánh đa kê có lúc là món ăn điểm tâm sáng, và có người muốn đổi bữa, cũng đôi khi tìm bánh đa kê nhấm nháp thay cho phở bò, xôi lúa, bánh giò.
Các món từ cá diếc: Thịt cá diếc thơm ngon, không tanh như các loại cá khác. Đặc biệt bộ lòng rất quý. Người sành điệu không bao giờ bỏ bộ lòng. Riêng túi mật có vị đắng nhẹ đặc trưng ai cũng thích ăn. Khi làm cá, chỉ cần cắt vây, đuôi, bỏ mang và một đoạn ruột già. Giữ lại bộ lòng và không đánh vảy. Sau đó chế biến thành những món ăn vô cùng đặc sắc.
Món canh chua cá diếc đặc sản Hà Nam
Ốc đồng: Người nông dân Việt Nam sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Xung quanh việc cấy trồng cây lúa đã tạo nên nhiều loại hình văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ẩm thực mang phong vị Việt Nam. Người dân Việt Nam đã biết tận dụng môi trường tự nhiên để tạo ra cho mình nhiều món ăn đặc sắc, trong đó có món ốc đồng. Một món ăn không những giàu đạm, giàu chất bổ dưỡng, mà còn giàu hương vị quê hương ví như chùm khế ngọt, cánh cò bay.
Rau lang chấm mắm cáy: Tháng ba, tháng của chồi non lộc biếc. Mưa bay phiêu diêu giăng kín giời đất. Tháng ba cũng chính là cái lúc sau những ngày đông, tháng giá tái tê, những dây khoai lang ngoài đồng trồng cữ một, chạp trong năm bắt đầu vươn mình bơi dài trên những luống đất mốc xanh, mốc xám. Những ngọn dây khoai lang mang mầu xanh nõn chuối, mập mạp, nầy nẫy bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, căng tràn nhựa sống trắng tinh như sữa vậy.
Nhắc đến du lịch Hà Nam, mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, có bề dày lịch sử - được tái lập năm 1997 sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Với nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km, những ai đã đi du lịch Hà Nam chắc chắn sẽ được thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng, thư giãn hòa mình với thiên nhiên ở các khu sinh thái chất lượng cao. Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.
Các điểm du lịch nổi bật ở Hà Nam
Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần. Ngày nay, khu di tích du lịch Hà Nam tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Núi Ngọc, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong... Tỉnh cũng có nhiều lễ hội truyền thống trong đó hội vật võ Liễu Đôi đã nổi tiếng cả nước.
Núi Ngọc - chùa Bà Đanh:
Chùa Bà Đanh (Nhìn từ trên cao)
Chùa Bà Đanh
Núi Ngọc
Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng. Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Đáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông ( 1675- 1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh.
Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi. Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến du lịch Hà Nam.
Ngũ Động Sơn:
Ngũ Động Sơn Hà Nam
Gắn liền với di tích đền Trúc thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt ngay nơi ông cho mở hội mừng chiến thắng dưới chân núi, nơi có rừng trúc bạt ngàn với lễ hội đền Trúc, hát Dậm Quyển Sơn.
Động Thủy (hang Luồn):
Hang Luồn
Nhũ đá trong hang Luồn
Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Động Thuỷ có chiều dài gần 400m nằm sâu trong lòng núi. Nơi đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đã được quy hoạch với nhiều dịch vụ du lịch Hà Nam như leo núi, nghỉ ngơi, giải trí.
Khu hồ Tam Chúc:
Thuộc xã Ba Sao huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý khoảng 12km trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với Hoà Bình và Hà Tây, cách khu du lịch Hương Sơn khoảng 3km đường leo núi. Tổng diện tích khu du lịch là 1042 ha, trong đó hồ có diện tích 720ha, khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch Hà Nam chính là: Du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí.
Đặt chân vào Tam Chúc, ấn tượng đầu tiên với du khách là những chòm núi ẩn hiện trong lòng hồ mờ ảo, thơ mộng.
Quá trình tôn tạo, xây dựng khu du lịch hạn chế tối đa việc tác động vào cảnh quan tự nhiên sẵn có.
Các chùa nhỏ trên các ốc đảo hồ Tam Chúc gắn với nhiều huyền tích đã thu hút du khách đến tham quan, khám phá.
Đình Tam Chúc cổ ở trung tâm hồ Tam Chúc đã được tôn tạo khang trang.
Nhịp cầu kiều nối từ bờ vào Đình Tam Trúc đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ là một trong những điểm nhấn cho khu du lịch Tam Chúc.
Động Phúc Long:
Nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Động hài hòa với cảnh quan núi chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Khí hậu Hà Nam
Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,10C và cao nhất là tháng 6 khoảng 290C. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 - 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 - 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.
Phương tiện ở Hà Nam
Để đi du lịch Hà Nam bạn có thể thuê xe riêng hoặc đi xe bus. Tuyến xe buýt này sẽ hoạt động từ 5h sáng đến 19h hàng ngày, với tần suất trung bình 15 phút/lượt. Giá vé toàn tuyến là 10 nghìn đồng/lượt. Tuyến xe buýt Hà Nội - Hà Nam dài 55 km, xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi qua các đường Giải Phóng - thị trấn Văn Điển - Quán Gánh -Thường Tín - Tía - Đỗ Xá - Nghệ - Sổ - Phú Xuyên - Guột - Cầu Giẽ - Đồng Văn - Ba Đa - Thị xã Phủ Lý - bến xe Phủ Lý và chiều ngược lại.
Ẩm thực ở Hà Nam
Chuối ngự đồng chiêm: Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam).
Gạo tám: Từ đời này qua đời khác, người dân vùng đồng bằng Bắc bộ đều gọi loại gạo đặc sản của đồng ruộng hai bên bờ sông Ninh Cơ với cái tên giản dị, mộc mạc đáng yêu như cô thôn nữ, đằm thắm, dịu dàng - gạo tám. Cái tên chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa gợi nhớ đến tình làng nghĩa xóm, vừa khẳng định đã là gạo tám thì phải thơm, phải ngọt, dẻo.
Bánh đúc: Bánh đúc vốn là món ăn dân dã của con nhà nghèo. Tuổi thơ của nhà văn Nam Cao đầy ắp những kỷ niệm về món bánh bình dân "bột xay rất nhuyễn", vôi bỏ vừa, mịn, chắc đấy mà không nồng chút nào, bẻ ra ăn với cá bống kho ráo nước... dầm tí tương cua thì thật tuyệt" này.
Bánh đúc thơm bùi ăn kèm với tương - món ăn thích hợp cho mùa hè
Canh trai, canh hến: Di chỉ từ hàng vạn năm xưa mà bây giờ chúng ta thấy được, đó là đống vỏ sò trong Động người xưa ở vườn rừng quốc gia Cúc Phương, nó cho ta sự suy đoán phù hợp. Bởi vì mảnh đất cha ông ta xưa sinh sống là mênh mông một dải thềm phù sa cổ, cho nên thuở ấy, nguồn sống chính của người Việt cộng sinh là các giống thủy sinh, đa phần lại chỉ là loài nhuyễn thể. Lý do, chúng sinh sản nhanh, di chuyển chậm, dễ kiếm tìm thu lượm, lại có nhiều cách chế biến, sử dụng hết sức giản đơn.
Dưa cà: Có lẽ bao nhiêu nước mưa mặn một đời mẹ tần tảo nuôi con trên trời đều đổ dồn xuống mái nhà nhỏ bé này. Mưa rào xối xả dưới mái hiên. Bên ngoài trời đất mù mịt, u ám. Cố căng mắt mà chẳng nhìn thấy gì. Giữa màn nước trắng đục như vừa chợt thấy bóng mẹ ngày xưa vẫn đứng đó...
Bánh đa kê: Mấy ai đi chợ quê mà không ăn quà, bát bún riêu, cặp bánh dày, quả chuối, chiếc bánh đúc... và khó lòng đi qua hàng bánh đa kê mà không dừng lại. Trong thành phố, bánh đa kê có lúc là món ăn điểm tâm sáng, và có người muốn đổi bữa, cũng đôi khi tìm bánh đa kê nhấm nháp thay cho phở bò, xôi lúa, bánh giò.
Các món từ cá diếc: Thịt cá diếc thơm ngon, không tanh như các loại cá khác. Đặc biệt bộ lòng rất quý. Người sành điệu không bao giờ bỏ bộ lòng. Riêng túi mật có vị đắng nhẹ đặc trưng ai cũng thích ăn. Khi làm cá, chỉ cần cắt vây, đuôi, bỏ mang và một đoạn ruột già. Giữ lại bộ lòng và không đánh vảy. Sau đó chế biến thành những món ăn vô cùng đặc sắc.
Món canh chua cá diếc đặc sản Hà Nam
Ốc đồng: Người nông dân Việt Nam sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Xung quanh việc cấy trồng cây lúa đã tạo nên nhiều loại hình văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ẩm thực mang phong vị Việt Nam. Người dân Việt Nam đã biết tận dụng môi trường tự nhiên để tạo ra cho mình nhiều món ăn đặc sắc, trong đó có món ốc đồng. Một món ăn không những giàu đạm, giàu chất bổ dưỡng, mà còn giàu hương vị quê hương ví như chùm khế ngọt, cánh cò bay.
Rau lang chấm mắm cáy: Tháng ba, tháng của chồi non lộc biếc. Mưa bay phiêu diêu giăng kín giời đất. Tháng ba cũng chính là cái lúc sau những ngày đông, tháng giá tái tê, những dây khoai lang ngoài đồng trồng cữ một, chạp trong năm bắt đầu vươn mình bơi dài trên những luống đất mốc xanh, mốc xám. Những ngọn dây khoai lang mang mầu xanh nõn chuối, mập mạp, nầy nẫy bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, căng tràn nhựa sống trắng tinh như sữa vậy.
Bài viết khác:
- Hòn Tằm (Nha Trang)
- Top 10 cảnh đẹp rực rỡ nhất thế giới
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Quảng trường Ba Đình
- Phượng Hoàng cổ trấn (Hồ Nam - Trung Quốc)
- Sa Pa (Lào Cai)
- Chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Nội)
- Kim tự tháp Ai Cập
- Đền Parthenon (Hy Lạp)
- Huyền thoại sông Nin - Chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh Ai Cập cổ đại
- Xem tất cả >>
Bình luận
❤️ thả ❤️ tks nàng vì bài viết hữu ích ợ
Thương pham | Chat Online | |
16/12/2018 14:24:41 |
Cẩm nang du lịch.
Hòa Lê | Chat Online | |
28/12/2018 22:13:01 |
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!