Huyền thoại sông Nin - Chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh Ai Cập cổ đại
nguyễn trà my | Chat Online | |
07/12/2018 21:48:54 |
1.670 lượt xem
Sông Nin (Nile) là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, tuy vậy có một số nguồn khác dẫn nghiên cứu năm 2007 cho rằng sông này chỉ dài thứ hai sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Nin được gọi là sông "quốc tế" vì lưu vực của nó bao phủ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập.
Sông Nin ở Ai Cập
Sông Nile - Dòng sông của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống đến nuôi dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí này. Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.
Sông Nin ở Ai Cập
Từ hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng sói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Người dân sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu như không có sông Nile, chính vì vậy họ coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ mừng sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng thành kính nhất. Dòng chảy sông Nile hàng ngàn năm đã trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra vô số những câu chuyện thần thoại về các vị thần Ai Cập cổ đại đầy thú vị.
Sông Nin ở Ai Cập
Đảo Voi, Aswan (Ai Cập)
Một trong số những câu chuyện bí ẩn nổi tiếng ở sông Nile là truyền thuyết kể về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, Ngài bị xé tan thành 14 mảnh dưới bàn tay của em trai mình trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần lúc bấy giờ. Người vợ xót thương lặng đi tìm lại những mãnh vụn thi thể của chồng quấn trong lớp vải giấu dưới lòng sông Nile. Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày, cũng nhờ dòng nước sông Nile chảy len khắp lớp vải thấm vào từng mảnh thịt vỡ.
Osiris được vinh danh trở thành vị vua cai quản cõi chết bởi khả năng tái sinh và cũng là người có khả năng điều khiển cả dòng sông Nile rộng lớn. Cũng chính nhờ Osiris đưa nước sông Nile dâng cao qua hai bên bờ sông chảy đến tưới ướt khắp vùng đất Ai Cập khô cằn đang dần bị sa mạc hóa, những nơi có nước sông tràn qua đều bỗng rộ hé mầm non, hiện vô số những cây lương thực. Và từ đó đến nay, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người dân Ai Cập lại mừng vui ca hát và tổ chức lễ hội Sông Nile như bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vị thần Osiris. Osiris thường được miêu tả đặc trưng với làn da màu xanh cùng màu với con sông Nile như tượng trưng cho sự tái sinh.
Thần Osiris
Ngày nay, sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.
Có thể khẳng định Sông Nile chính là “món quà” mà Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập.
Sông Nile
Sông Nin ở Ai Cập
Sông Nile - Dòng sông của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống đến nuôi dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí này. Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.
Sông Nin ở Ai Cập
Từ hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng sói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Người dân sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu như không có sông Nile, chính vì vậy họ coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ mừng sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng thành kính nhất. Dòng chảy sông Nile hàng ngàn năm đã trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra vô số những câu chuyện thần thoại về các vị thần Ai Cập cổ đại đầy thú vị.
Sông Nin ở Ai Cập
Đảo Voi, Aswan (Ai Cập)
Một trong số những câu chuyện bí ẩn nổi tiếng ở sông Nile là truyền thuyết kể về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, Ngài bị xé tan thành 14 mảnh dưới bàn tay của em trai mình trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần lúc bấy giờ. Người vợ xót thương lặng đi tìm lại những mãnh vụn thi thể của chồng quấn trong lớp vải giấu dưới lòng sông Nile. Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày, cũng nhờ dòng nước sông Nile chảy len khắp lớp vải thấm vào từng mảnh thịt vỡ.
Osiris được vinh danh trở thành vị vua cai quản cõi chết bởi khả năng tái sinh và cũng là người có khả năng điều khiển cả dòng sông Nile rộng lớn. Cũng chính nhờ Osiris đưa nước sông Nile dâng cao qua hai bên bờ sông chảy đến tưới ướt khắp vùng đất Ai Cập khô cằn đang dần bị sa mạc hóa, những nơi có nước sông tràn qua đều bỗng rộ hé mầm non, hiện vô số những cây lương thực. Và từ đó đến nay, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người dân Ai Cập lại mừng vui ca hát và tổ chức lễ hội Sông Nile như bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vị thần Osiris. Osiris thường được miêu tả đặc trưng với làn da màu xanh cùng màu với con sông Nile như tượng trưng cho sự tái sinh.
Thần Osiris
Ngày nay, sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.
Có thể khẳng định Sông Nile chính là “món quà” mà Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập.
Sông Nile
Bài viết khác:
- Đền Parthenon (Hy Lạp)
- Kim tự tháp Ai Cập
- Chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Nội)
- Sa Pa (Lào Cai)
- Du lịch Hà Nam
- Đền Ăng Co Vát (Angkor Wat - Campuchia)
- Đền Sĩ Nhiếp (Thuận Thành - Bắc Ninh)
- Say lòng nét đẹp văn hóa ở Đà Lạt - Paris thu nhỏ của phương Đông
- Núi Hàm Rồng (Sa Pa)
- Khu du lịch hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - Một kỳ nghỉ cuối tuần tuyệt vời
- Xem tất cả >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!