Khu Di tích Bạch Đằng Giang (Thủy Nguyên - Hải Phòng)
![]() | ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ | Chat Online |
Thứ 2, ngày 28/01/2019 22:37:57 |
857 lượt xem
Khu Di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) là quần thể lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng. Trên cửa sông Bạch Đằng gắn liền với 3 trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc (năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống và năm 1288 Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông). Du khách đến Bạch Đằng Giang với tiêu chí "3 không" (không phí dịch vụ, không rác thải, không hàng quán). Du khách rất thoải mái khi thăm quan, vãn cảnh.





Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.



Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.

Các học sinh tìm hiểu lịch sử tại khu di tích Bạch Đằng Giang
Trong đó, việc duy trì các hoạt động như: trông xe, dọn dẹp vệ sinh đều do người dân tự nguyện tham gia, như một hình thức công đức cho khu di tích. Ban Quản lý không phải trả công nên không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Mọi người đều rất tự nguyện, tự giác, mỗi người làm một phần việc. Đến đây tham quan, vãn cảnh, du khách sẽ cảm nhận được thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự... Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi có sức chứa 1.000 người, có nước uống miễn phí; khu vực vệ sinh sạch sẽ, nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng 2.000 m2, người trông coi miễn phí. Mới đây, khu nhà khách tại di tích Bạch Đằng Giang đã được phủ sóng Wifi miễn phí để phục vụ du khách.

Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn là điểm tham quan lịch sử tích hợp trải nghiệm đối với các du khách, nhất là các bạn trẻ và học sinh các cấp. Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, hình ảnh các vị lãnh tụ tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích. Hàng năm, khu di tích đón hàng chục đoàn học sinh của các trường học trong và ngoài thành phố đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Đây là phương pháp giáo dục lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, thu hút rất đông các thầy, cô giáo, các phụ huynh và học sinh rất nhiệt tình tham gia.

Hàng ngày, khu di tích mở cửa từ 7 - 19h. Các lễ hội chính tại đây gồm có: mùng 6 tháng giêng: khai hội. 14 - 15 tháng giêng: khai ấn. 18 tháng giêng: giỗ vua Ngô Quyền. 8-3 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. 15-4 âm lịch: đại lễ Phật đản. 15.7 âm lịch: lễ Vu lan. 20-8 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (Đại vương Trần Quốc Tuấn). Từ năm 2008, đền Trần Hưng Đạo trong khu Di tích Bạch Đằng Giang phát ấn đền Trần theo quy trình ở tỉnh Nam Định trong không khí nghiêm trang, trật tự.






Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.
Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.
Các học sinh tìm hiểu lịch sử tại khu di tích Bạch Đằng Giang
Trong đó, việc duy trì các hoạt động như: trông xe, dọn dẹp vệ sinh đều do người dân tự nguyện tham gia, như một hình thức công đức cho khu di tích. Ban Quản lý không phải trả công nên không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Mọi người đều rất tự nguyện, tự giác, mỗi người làm một phần việc. Đến đây tham quan, vãn cảnh, du khách sẽ cảm nhận được thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự... Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi có sức chứa 1.000 người, có nước uống miễn phí; khu vực vệ sinh sạch sẽ, nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng 2.000 m2, người trông coi miễn phí. Mới đây, khu nhà khách tại di tích Bạch Đằng Giang đã được phủ sóng Wifi miễn phí để phục vụ du khách.
Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn là điểm tham quan lịch sử tích hợp trải nghiệm đối với các du khách, nhất là các bạn trẻ và học sinh các cấp. Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, hình ảnh các vị lãnh tụ tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích. Hàng năm, khu di tích đón hàng chục đoàn học sinh của các trường học trong và ngoài thành phố đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Đây là phương pháp giáo dục lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, thu hút rất đông các thầy, cô giáo, các phụ huynh và học sinh rất nhiệt tình tham gia.
Hàng ngày, khu di tích mở cửa từ 7 - 19h. Các lễ hội chính tại đây gồm có: mùng 6 tháng giêng: khai hội. 14 - 15 tháng giêng: khai ấn. 18 tháng giêng: giỗ vua Ngô Quyền. 8-3 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. 15-4 âm lịch: đại lễ Phật đản. 15.7 âm lịch: lễ Vu lan. 20-8 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (Đại vương Trần Quốc Tuấn). Từ năm 2008, đền Trần Hưng Đạo trong khu Di tích Bạch Đằng Giang phát ấn đền Trần theo quy trình ở tỉnh Nam Định trong không khí nghiêm trang, trật tự.
Bài viết khác:
- Florence - Thành phố mộng mơ của nước Ý
- Hồ bơi nước nóng bậc thang - lâu đài bông Pamukkale tại tỉnh Denizli - Thổ Nhĩ Kỳ
- Hang động cẩm thạch Marble trong hồ General Carrera, Chile
- Tokyo Skytree - Tháp phát sóng, nhà hàng, và quan sát cao nhất Nhật Bản
- Rực rỡ sắc màu hoa Tulip xứ sở Cối xay gió - Hà Lan
- Chùa Bút Tháp (Thuận Thành - Bắc Ninh)
- Khu di tích K9 (Ba Vì - Hà Nội)
- Xem tất cả >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Bình luận qua Facebook:
Vui | Buồn | Bình thường |
Tags: Khu Di tích Bạch Đằng Giang (Thủy Nguyên - Hải Phòng),Khu Di tích Bạch Đằng Giang,Bạch Đằng Giang - Hải Phòng,Bạch Đằng Giang
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Bói vui: Ngoại hình của bạn có gì thay đổi trong năm 2020?
ITZY cười "không ngậm được mồm" khi nhìn thấy Jackson (GOT7) tạo ra meme để đời tại MAMA, fan ấm lòng gia đình JYP vui vẻ
Lê Hoàng Phương thắng giải "Best Face" - ứng cử viên "5000 máu" cho ngôi vị Hoa hậu tối nay đã lộ diện!
Kylie diện đồ Chanel bó sát, Kendall xuống phố với áo hở lưng
Tiến Linh thích đi giày màu sắc trên sân cỏ, có đôi giống của Ronaldo
Đố vui
- Một ông lão đi xem mèo. Đến đó ông gặp một cái bàn tròn hỏi tại sao ông về?
- Cầu gì ngắn nhất?
- B gần A nhưng A lại xa B là gì?
- Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?
- Vừa bằng lá đa đi xa về gần là gì? Bằng một bước mà bước không qua là gì? Đi thời đóng cửa về nhà mở cửa là con gì? Vừa bằng lá tre ngo ngoe dưới nước là con gì?
Thăm dò Khảo sát ý kiến
- Việt Nam - Campuchia, đội nào thắng?
- Mình muốn học lớp của thầy giáo cũ không dạy lớp mình nữa, bây giờ là năm cuối cấp rồi thì mình có nên xin qua không?
- Có ai chơi ngọc rồng bảo mình nha
- Theo mọi người mình học lớp mấy, bao nhiêu tuổi?
- Bạn học giỏi không?
- Bạn có yêu tớ không?
- Con gà sinh ra trước hay quả trứng sinh ra trước?
- Các bạn đã thi học kỳ chưa?
- Trường các bạn học có phải thi khảo sát không?
- Bạn có phải là Queen's giống mình không?
Hỏi đáp tổng hợp
- Bạn nào kèm Toán, Anh văn mình được không ạ (mình lớp 9) (chưa có trả lời)
- Cho em hỏi là điểm trung bình các môn của em trên 6,5 nhưng Toán em dưới 8 thì được học ...
- Cá nước ngọt và nước mặn cá nào tốt hơn? (chưa có trả lời)
- Các bạn cho mình hỏi, mình tải Deep freeze 8 về, mình lỡ quên mất mật khẩu giờ mình muốn ... (chưa có trả lời)
- Bạn nào kèm mình toán được không ạ?
- Việt Nam mình có đang tồn tại giáo phái nào đội lốt Phật giáo đang hoạt động ...
- Năm 2012 tôi nhận công tác, đến năm 2017 nơi tôi công tác mới được thủ tướng chính phủ ra ... (chưa có trả lời)
- Làm thế nào để tạo slide, copy nội dung từ word và excel sang powerpoint?
- Trồng xương rồng có cần rễ không ạ?
- Khi một tiền đạo bóng đá bị phạt không được thi đấu gọi là treo giò, còn trường hợp tương ...
Trắc nghiệm Tri thức
- Bài thơ "Cảm xúc mùa thu" do ai sáng tác?
- Bài thơ "Tây Tiến" do ai sáng tác?
- Bạn Đến Chơi Nhà của tác giả nào?
- Đập Đá Côn Lôn của ai?
- Bánh trôi nước của ai?
- "Độc Y Vương Phi" của tác giả nào?
- Bài thơ "Cảnh Khuya" được sáng tác năm bao nhiêu?
- Bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh được sáng tác vào năm nào?
- Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được sáng tác vào năm nào?
- Bài thơ "Xuân Hiếu" của tác giả Trung Quốc nào?
Ca dao tục ngữ
- Khẩu xà tâm phật.
- khẩu tà tâm phật
- Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Mạch người là mạch tiền
- Nhân vô viễn lự, Tất hữu cận ưu (Người không biết lo xa, ắt sẽ có buồn gần)
- Miệng nhà giàu có gang có thép
- Rằng duyên hay nó tự đâu ra, Giầu có vui cùng có bạn ta, Tơ tóc đã thì cùng núi bể, Đá vàng cũng quyết với phong ba
- Ốc chưa mang nổi mình ốc còn đòi mang cọc cho rêu
- Xa thơm gần thối
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
BẢNG XẾP HẠNG TOP THÀNH VIÊN
Tuần 01 - 07/12 | Tháng 12-2019 | Yêu thích