Khái quát Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)
Chouchou | Chat Online | |
23/11/2018 12:13:48 |
1.308 lượt xem
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng. Trán cửa ghi bốn chữ: Cao sơn cảnh hành
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trung điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò v.v...
Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ - Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.
Đền Hạ
Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.
Đền Hạ
Thiên Quang Thiền Tự ". Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.
Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
Đền Hạ
Trước cửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế.
Đền Hạ
Đền Trung
Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.
Đền Trung - Phú Thọ
Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn người anh hùng đã đánh giặc cứu nước. Người đời sau, biết ơn các vua Hùng nhân dân ta đã lập đền thờ Hùng Vương.
Đền thượng
Đền thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu.
Cổng vào Đền Thượng
Tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.
Cột đá thề
Tương truyền rằng Thục Phán An Dương Vương khi được vua Hùng nhường ngôi đã thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói họ Hùng.
Cột đá thề - Đền Hùng
Cột đá thề - Đền Hùng
Đền Giếng
Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên nhân dân lập đền thờ.
Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, Người nói chuyện với các đồng chí cán bộ Đại Đoàn quân tiên phong, tại đền Giếng Người căn dặn
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (Tên mỹ là tự là núi Ốc Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn.
Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là một công trình văn hoá lớn của thời đại chúng ta - con cháu các vua Hùng xây dựng nên, nhằm mục đích “quy tụ” và “hội tụ” văn hoá “Đền Hùng”. Bổ sung cho quần thể kiến trúc tín ngưỡng trong Di tích lịch sử Đền Hùng, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Tổ Mẫu Âu Cơ người mẹ thiêng liêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.
Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng dưới chân núi Sim vào năm 2006, nằm trong quần thể kiến trúc của Di tích lịch sử Đền Hùng.
Núi Sim nhìn xa có hình giống con rùa lớn đang hướng về Hồ Hóc Trai. Núi có độ cao 94m, diện tích rộng 5ha. Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.
Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đứng trên đỉnh núi Sim, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn, nơi đây có núi non trùng điệp. Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoải thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.
Đền thờ Lạc Long Quân quay về hướng Tây Nam. Đền được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.
Tượng Quốc tổ Lạc Long Quân bên trong đền
Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.
Bảo tàng Hùng Vương
Năm 1993, Bảo tàng mở của đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ.
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng. Trán cửa ghi bốn chữ: Cao sơn cảnh hành
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trung điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò v.v...
Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ - Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.
Đền Hạ
Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.
Đền Hạ
Thiên Quang Thiền Tự ". Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.
Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
Đền Hạ
Trước cửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế.
Đền Hạ
Đền Trung
Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.
Đền Trung - Phú Thọ
Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn người anh hùng đã đánh giặc cứu nước. Người đời sau, biết ơn các vua Hùng nhân dân ta đã lập đền thờ Hùng Vương.
Đền thượng
Đền thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu.
Cổng vào Đền Thượng
Tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.
Cột đá thề
Tương truyền rằng Thục Phán An Dương Vương khi được vua Hùng nhường ngôi đã thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói họ Hùng.
Cột đá thề - Đền Hùng
Cột đá thề - Đền Hùng
Đền Giếng
Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên nhân dân lập đền thờ.
Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, Người nói chuyện với các đồng chí cán bộ Đại Đoàn quân tiên phong, tại đền Giếng Người căn dặn
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (Tên mỹ là tự là núi Ốc Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn.
Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là một công trình văn hoá lớn của thời đại chúng ta - con cháu các vua Hùng xây dựng nên, nhằm mục đích “quy tụ” và “hội tụ” văn hoá “Đền Hùng”. Bổ sung cho quần thể kiến trúc tín ngưỡng trong Di tích lịch sử Đền Hùng, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Tổ Mẫu Âu Cơ người mẹ thiêng liêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.
Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng dưới chân núi Sim vào năm 2006, nằm trong quần thể kiến trúc của Di tích lịch sử Đền Hùng.
Núi Sim nhìn xa có hình giống con rùa lớn đang hướng về Hồ Hóc Trai. Núi có độ cao 94m, diện tích rộng 5ha. Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.
Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đứng trên đỉnh núi Sim, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn, nơi đây có núi non trùng điệp. Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoải thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.
Đền thờ Lạc Long Quân quay về hướng Tây Nam. Đền được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.
Tượng Quốc tổ Lạc Long Quân bên trong đền
Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.
Bảo tàng Hùng Vương
Năm 1993, Bảo tàng mở của đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ.
Bài viết khác:
- Khám phá cảnh sắc miệt vườn Đồng Sen Gò Tháp (Tháp Mười - Đồng Tháp)
- Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
- Vẻ đẹp của biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
- Nha Trang - Vẻ đẹp say lòng
- Chùa Phật Tích (Bắc Ninh)
- Đèo Hải Vân (Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng)
- Khu tâm linh chùa Bái Đính (Ninh Bình)
- Hội An - Vẻ đẹp thơ mộng
- Khu lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương - Chốn linh thiêng bậc nhất xứ Kinh Bắc
- Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)
- Xem tất cả >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Tags: Khái quát Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ),Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ),Đền Hùng Phú Thọ,Đền Hùng
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!