Đấu trường La Mã (Italia)

doan man | Chat Online
27/11/2018 17:37:30
2.151 lượt xem
Đấu trường La Mã (hay Đại hý trường La Mã) được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfitea Flavio trong tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70-80 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã

Đấu trường Colosseum vẫn được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Công trình này dần dần không được sử dụng làm nơi giải trí nữa thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường...

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã về đêm

Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Giáo hội Công giáo. Hằng năm vào Thứ sáu Tuần Thánh, giáo hoàng vẫn chủ sự nghi lễ Đàng Thánh Giá tại Colosseo.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã về đêm

Lịch sử
Cổ đại
Việc xây dựng Đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70 - 72 sau Công nguyên, và hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Sau đó nó được điều chỉnh dưới triều vua Domitian (81 - 96). Địa điểm được lựa chọn là một khu đất bằng phẳng trên một thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine, mà giữa các đồi này có một dòng kênh chảy qua. Đến thế kỷ 2, khu đất đã có người ở dày đặc và bị bỏ hoang sau trận Đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên tiếp sau đó Nero đã chiếm đoạt phần lớn đất của khu vực này làm lãnh địa riêng của mình. Ông ta đã cho xây dựng công trình Domus Aurea hoành tráng trên địa điểm này, phía trước nó ông ta tạo ra một hồ nhân tạo bao quanh bởi các sảnh đường, vườn và cổng. Công trình cống nước hiện hữu Aqua Claudia được mở rộng để cấp nước cho khu vực và Colosseum of Nero đồng thiếc khổng lồ được xây gần cổng vào của Domus Aurea.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Bên trong đấu trường La Mã

Khu vực này được chuyển đổi dưới thời Vespasian các vị kế nhiệm. Dù Colosseum được gì giữ, phần lớn Domus Aurea bị hư hại. Hồ nước bị lấp và khu đất được tái sử dụng cho công trình Flavian Amphitheatre mới. Các trường dạy đấu sỹ và các tòa nhà phụ trợ khác được xây dựng gần đấy bên trong khuôn viên của mặt bằng Domus Aurea trước đó. Theo những văn bản chạm khắc được xây lại được tìm thấy ở khu vực thì "hoàng đế Vespasian đã ra lệnh cho dựng giảng đường (amphitheatre) này từ chiến lợi phẩm của dân chúng của ông". Người ta cho rằng điều này ám chỉ số lượng lớn gia tài mà những người La Mã đã cướp đoạt được sau khi chiến thắng ở Đại cách mạng Do Thái năm 70.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Bên trong đấu trường

Thời Trung Cổ
Đấu trường La Mã đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12.

Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá được sử dụng để xây dựng các cung điện, nhà thờ, trạm xá và các công trình khác, lớp Đá hoa, đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Hiện đại
Trong thế kỷ 16 và 17, các quan chức nhà thờ đã tìm cách khai thác Colosseum. Pope Sixtus V (1585 - 1590) đã lên kế hoạch biến toà nhà thành một nhà máy để tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở Rome, mặc dù điều này đã không thành qua cái chết sớm của ông. Năm 1671, Đức Hồng y Altieri ủy quyền sử dụng nó cho đấu bò; nhưng gặp sự phản đối dữ dội nên ý tưởng này đã không thành.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Đặc điểm của công trình
Kích thước của Colosseo: cao 48 m, dài 189 m, rộng 156 m.
Không giống như các đấu trường trước đó, công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xây trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay chỗ lõm tự nhiên. Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Nó có thể chứa tới 50.000 dến 80.000 người, và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Sử dụng
Ngày nay Colosseum hiện là một điểm du lịch chính ở Roma với hàng ngàn du khách mỗi năm vào xem bên trong đấu trường, mặc dù phí vào cổng cho công dân châu Âu được trợ cấp một phần, và miễn phí vào cổng cho công dân châu Âu nhỏ hơn 18 và lớn hơn 65. Hiện có một bảo tàng dành riêng cho Eros nằm ở tầng trên của tường ngoài công trình. Một phần nền của sàn đấu đã được lót lại. Bên dưới Colosseum, một mạng lưới lối đi ngầm từng được sử dụng để di chuyển súc vật và đấu sĩ đến sàn đấu được mở cửa tham quan vào mùa hè năm 2010.

Phương tiện di chuyển tới Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã ở trung tâm thủ đô Rome. Điểm đỗ xe buýt và nhà ga tàu điện Colosseo đều nằm gần đó chính vì vậy du khách có thể lựa chọn hai loại phương tiện di chuyển này để đi tham quan.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Giao thông công cộng ở Rome, và trong phạm vi thành phố sẽ dùng vé kết hợp "Metre - Bus" gọi là BIT, giá vé € 1,5 và có thể được sử dụng trên bất kỳ hình thức vận tải công cộng nào tại Rome như Metro, tàu điện, Bus - nhưng chỉ bao gồm một chuyến đi tàu điện ngầm. Giá vé là:
100 phút - 1,5 €(5 vé) - € 10
1 ngày - 6,5 €
3 ngày - 16 €
7 ngày - 25 €
Hàng tháng - 40 €
Ngoài ra, du khách có thể mua một vé du lịch trọn gói - được gọi là Rome Pass - có giá € 23, kéo dài trong 3 ngày. Vé đã bao gồm các phương tiện công cộng, một bản đồ và cũng là một cặp vé bảo tàng.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Một số lưu ý nhỏ cho du khách: Vé phải được mua trước khi lên xe - lên xe bạn sẽ phải tự dập vé qua máy bấm tự động (Bus tại Rome không bán vé trên xe như tại Việt Nam). Du khách có thể mua tại hầu hết các quán Tabachi (cửa hàng thuốc là) và quán bar hay các máy bán tự động gần bến.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Hoạt động du lịch tại Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã là một công trình kiến trúc với hơn 2000 năm tuổi chắc chắn sẽ không khiến du khách thất vọng khi dành thời gian xếp hàng để vào tham quan bên trong. Trung tâm của công trình là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm, bên trên là sàn của đấu trường.

Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm mạng lưới đồ sộ của những đường hầm dưới lòng đất - nơi các đấu sĩ tôi luyện trước khi đối mặt với đám đông.

Để có chuyến tham quan thật ý nghĩa du khách nên có hướng dẫn viên đặc biệt và đặt trước chuyến ghé thăm này. Nếu du khách không dự tính trước chuyến ghé thăm này, hãy tản bộ xung quanh toàn bộ đại công trình bên ngoài để chiêm ngưỡng những mái vòm đá vôi ba tầng và ngắm xem toàn bộ cấu trúc hài hòa với nhau như thế nào. Đặc biệt, hãy chú ý đến các lớp dưới cùng của mái vòm, được xây dựng không vì mục đích thẩm mỹ mà là một phương tiện cần thiết để kiểm soát đám đông.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio

Mặc dù những cuộc chiến của võ sĩ giác đấu và cuộc săn động vật sống đã không còn, Đấu trường La Mã là vẫn được sử dụng theo thời gian như một bối cảnh ngoạn mục cho buổi hòa nhạc mùa hè, thường biểu diễn lớn như Paul McCartney và Simon và Garfunkel, vì vậy luôn luôn kiểm tra lịch trình trước khi đến thăm.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp quý khách hiểu thêm về Đấu trường La Mã - Địa danh nổi tiếng hàng đầu nước Ý. Hãy đặt tour du lịch Italia để có cơ hội đến với nơi đây.

Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã (Italia),Đấu trường La Mã,Đại hý trường La Mã,Amphitheatrum Flavium,Colosseum,Colosseo,Anfitea Flavio
Đấu trường La Mã
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư