Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn

Nơi nào có cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm - Là nơi nào?

Biết Tuốt | Chat Online
21/03/2016 02:43:13
4.337 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.1095
21/03/2016 02:46:33
Ninh Bình
Cửa biển Thần Phù
Cửa Thần Phù vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường thủy hành quân Nam tiến của người Việt nên được gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ trong dân gian và sử sách. Cửa Thần Phù ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng đất nằm cách bờ biển hơn 10 km. Trước đây khu vực này thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn, một phần được tách về tỉnh Thanh Hóa. Cửa biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. Khu vực Thần Phù nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam.

Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển Thần Phù gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân" (người dẹp yên được sóng dữ). Hiện nay đền thờ và những di chứng khác vẫn còn ở thôn Yên Phẩm và Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Ghi chép
Chuyện về Áp Lãng Chân Nhân đã được tác giả Hồ Nguyên Trừng ghi lại trong sách "Nam ông mộng lục" như sau:

"Đời Tống Nhân Tông, nhà Lý nước An Nam đem binh thuyền đi đánh Chiêm Thành. Tới cửa Thần Đầu thì bỗng có sóng gió nổi lên liên tục mấy ngày liền, không sao qua được. Hoàng Đế nghe tin ở dãy núi gần đấy có vị Đạo Sĩ tu luyện một mình trong am, bèn cho mời tới để giúp việc cầu khẩn. Đạo Sĩ tới và nói rằng:

Đã có sức mạnh của phúc đức thì thần cam đoan rằng tất cả chẳng đáng phải lo. Ngày mai xin cứ việc lên đường, chớ ngại gì cả.

Nửa đêm hôm đó, trời bỗng ngưng nổi gió. Sáng sớm, khi quân vừa ra biển, trông xa vẫn thấy sóng cao như núi, nhưng binh thuyền tới đâu thì sóng yên tới đó. Bấy giờ lại còn thoáng thấy bóng Đạo Sĩ bước đi trên mặt nước, khi phía trước, lúc đàng sau, rõ ràng mà không sao gần tới được. Ngày trở về, tới cửa Thần Đầu, Đạo Sĩ ra để nghênh tiếp, Hoàng Đế vui mừng ủy lạo cho. Đạo Sĩ nói:

Thần biết Hoàng Đế có phúc lớn, chẳng có gì phải lo, tất cả là nhờ thần linh giúp đỡ chớ chẳng phải là do hạ thần.

Hoàng Đế lấy làm lạ, liền phong cho đạo hiệu là Áp Lãng Chân Nhân, ban thưởng cho Đạo Sĩ nhiều vàng và lụa, nhưng Đạo Sĩ không nhận. Sau, Đạo Sĩ vào núi mà không rõ đi đâu. Hoàng Đế hỏi người trong làng thì họ đều nói:

Từ dạo ấy, Đạo Sĩ đi hái lá làm thuốc, không thấy trở về am để ở.

Chân Nhân người họ La, còn tên thì chưa rõ, chỉ gọi theo đạo hiệu là Áp Lãng Chân Nhân. Đạo Sĩ từ hồi còn trẻ đã bỏ vợ con để đi học đạo. Trong số các con cháu của Chân Nhân, có La Tu đỗ Tiến Sĩ, làm quan thời Trần Nghệ Tông, được phong tới chức Thẩm Hình Viện Sứ rồi mất. Người này thì chính tôi có quen biết".

Các di tích văn hóa
Đền Ấp Lãng: là di tích quan trọng nhất của khu vực vì đối tượng suy tôn trong đền là Ấp Lãng Chân Nhân. Đền thuộc thôn Yên Phẩm xã Yên Lâm. Đây là ngôi đền cổ có kiến trúc đơn giản, giống một ngôi nhà cổ. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
Chùa Thần Phù (Thanh Hóa): toạ lạc tại thôn Chính Đại, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Toàn khu chùa có 3 toà nhỏ nằm ngang nhau. Chùa nằm bên sông Chính Đại. Bên hông chùa có bia thần phù để người qua đường có thể thắp hương cầu may.
Chùa Thần Phù (Ninh Bình): cách chùa Thanh Hóa khoảng 2 km. Đây là một ngôi chùa nhỏ, kiến trúc đơn giản thuộc thôn Thần Phù, xã Yên Lâm huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Chùa còn được gọi là chùa Hoa Khéo, đã trùng tu nhiều lần. Trong ngôi chùa cũ hiện còn hai pho tượng tạc bằng đá, dáng tĩnh tọa làm phép, đọc phù chú, cao 1,1m. Hai pho tượng này mặc y phục vải mềm, thụng kiểu đạo sĩ. Đây là ngôi chùa duy nhất có tượng đạo sĩ được phối thờ chung hiện thấy ở Thanh Hóa và Ninh Bình.
Đình Phù Sa: cách đền Ấp Lãng 1 km, đây là một di tích văn hóa ở cửa biển Thần Phù được xếp hạng di tích quốc gia. Đình thờ Triệu Việt Vương.
Bia đá cửa Thần Phù được hậu thế tạc trên vách núi đá có khắc chữ "Thần" (神) lớn hướng ra phía biển, phía dưới là khu vực người hành hương có thể thăm viếng.
Quanh khu vực cửa Thần Phù có nhiều di tích thờ Lê Đại Hành cùng phối thờ Lý Thái Tông, là 2 vị vua đã xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự tại khu vực này đó là các đình Quảng Công, đình Từ Đường, đền Thượng Ngọc Lâm, đền Vua Lê Đại Hành ở 3 xã Yên Thái, Yên Lâm và Lai Thành.
Thành Lưu Thủ nằm trên địa bàn xã Yên Đồng, được xây dựng từ thời Hùng Vương. Toà thành hình bầu dục, có quy mô cao rộng, góc Đông-Nam được mở một con đường đi qua Cổ Lâm để ra cửa biển Thần Phù, gọi là đường Cổng, dài khoảng 10 km. Góc Tây-Nam giáp Eo Ưu, một cái eo quanh co trên lưng chừng núi để sang phía bên kia - mạn huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
Thành Quảng Công là tòa thành do Hồ Quý Ly xây dựng. Ông đã cho tải đá lấp kênh lẫm để xây thành, tạo thêm sự hiểm trở cho việc bày trận. Vua Lê Thánh Tông đi chiến thuyền qua đây để chinh phạt phương Nam, đã có thơ về toà thành này.
0 1
Gửi câu trả lời của bạn tại đây (*):
Có thể trả lời bằng cách gửi hình ảnh (nếu có)

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo