Cách làm dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học

422 lượt xem
Có thể nói, nhân vật là linh hồn của cả một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Với dạng đề yêu cầu phân tích nhân vật thì nhiệm vụ của chúng ta là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó đồng thời thể hiện được “ý đồ” mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật ấy.
Dạng đề này khá quen thuộc với học sinh, tuy nhiên các em chưa có kĩ năng phân tích tốt. Các luận điểm đưa ra còn chưa đầy đủ, chưa thuyết phục. Bài viết này sẽ giúp các em có một cấu trúc bài viết hoàn hảo nhất cho dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

I. Mở bài:

Giới thiệu nhân vật? Trong tác phẩm nào? Tác giả?

Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

2. Tóm tắt tác phẩm:

Lưu ý: Tóm tắt ngắn gọn, tập trung vào những chi tiết đắt giá, tạo ra tình huống truyện để nhân vật chính bộc lộ đặc điểm.

3. Lần lượt phân tích các phương diện của nhân vật:

a. Lai lịch

b. Ngoại hình

c. Ngôn ngữ

d. Nội tâm

e. Cử chỉ hành động

f. Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích.

Liệt kê trên đây giúp các bạn không bỏ sót phương diện nào khi phân tích nhân vật chứ không phải là Trình tự phân tích. Thông thường, chúng ta sẽ phân tích theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm/nét tính cách/vẻ đẹp (cả ngoại hình lẫn tâm hồn) của nhân vật.

Cuối phần này, nên có một đoạn tổng kết lại những điểm đặc biệt về nhân vật.

4. Nghệ thuật:

Khác với phân tích cả tác phẩm, đề bài dạng này chỉ yêu cầu phân tích nhân vật. Cho nên, phần nghệ thuật nên chăm chút cho những thủ pháp giúp nhân vật trở nên điển hình, ví dụ như: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện (giúp nhân vật bộc lộ tính cách), Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Kết cấu, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật khác..vv.

5. Mở rộng, liên hệ (nếu có):

Trong phần này, có thể liên hệ nét tương đồng hay so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác để bài viết thêm sâu, rộng. Những đánh giá, nhận định khác về Nhân vật cũng là những chi tiết đắt giá để bài phân tích của bạn có thêm điểm sáng!

III. Kết bài: 

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: (1) đặc điểm điển hình của nhân vật và (2) đặc điểm/phong cách/ bút pháp nổi trội của tác giả trong việc xây dựng thành công nhân vật.

Hi vọng với dàn ý chung trên đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài phân tích nhân vật của mình. Chúc các em học tốt!
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Gửi bình luận của bạn tại đây:
Tên của bạn, có thể ghi thêm thông tin trường lớp:
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có kinh nghiệm phương pháp hay trong học tập, hãy chia sẻ cho mọi người cùng xem và tham khảo để giúp nhau cùng tiếng bộ trong học tập tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi chia sẻ kinh nghiệm học tập của bạn
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×