Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Ai mài gươm dưới trăng tà, Quốc thù chưa trả, đầu đà điểm sương, Một lần giết hụt giặc Trương, Về sau bị bắt, ngả đường quyên sinh - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
24/04/2016 15:33:03 |
5.303 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.1958 | |
24/04/2016 15:36:29 |
Đặng Dung
Đặng Dung (chữ Hán: 鄧容, chưa rõ năm sinh - mất năm 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.
Đặng Dung là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất.
Theo Đặng Tộc Đại Tông Phả, ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển vốn cư ngụ ở vùng kinh kỳ Thăng Long, sau đó di dời vào Nghệ An châu. Con trưởng của Bá Kiển là Đặng Bá Tĩnh đỗ thám hoa đời nhà Trần. Bá Tĩnh chính là ông nội của Đặng Tất. Con trưởng của Bá Tĩnh là Đặng Đình Dực chính là cha Đặng Tất.
Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa.
Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).
Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); "vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.
Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng hoàng.
Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã "vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng". Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép:
Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.
Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:
Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.
Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:
Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.
Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...
Theo Minh Thực lục, thì:
Quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ mang quân đến trang Tra Hoàng, huyện Chính Hoà, châu Chính Bình (Quảng Bình); tướng giặc là Hồ Đồng hàng. Nghe tin bọn Đặng Cảnh Dị, Đặng Dung, Long Hổ Tướng quân nguỵ Lê Thiềm hơn 700 tên chạy đến sách Côn Bồ, Tiêm Man; bọn Phụ tiến binh ngay đến sông La Mông. Phải theo đường núi vin cành lá mà leo lên nên đành bỏ ngựa, tướng sĩ tiếp tục đi theo. Đến sách Côn Bồ, bọn Cảnh Dị đã bỏ trốn; lại truy kích đến sách Tra Bồ Nại, bọn giặc và dân địa phương đều trốn, không biết ở chốn nào, nên làm cuộc lục soát lớn. Vào canh tư, đi trên 20 dặm, nghe tiếng trống điểm canh, Phụ sai Đô Chỉ huy Phương Chính mang quân lẳng lặng đi, đến lúc trời sáng đến phía bắc sông, tại sách Tra Bồ Cán. Giặc lập trại tại bờ phía nam, quan quân vượt sông vây đánh. Giặc chống không nổi, tên bắn liên tiếp trúng, Cảnh Dị bị thương tại sườn, bắt được. Đặng Dung trốn, Phương Chính mang quân truy lùng, bị bắt cùng với em là Đặng Nhuệ. Bắt hết bọn giặc Lê Thiềm, tịch thu ấn nguỵ của Cảnh Dị. Cảnh Dị bị thương nặng, bị róc thịt lấy thủ cấp, áp giải cùng anh em Đặng Dung đến kinh đô; tất cả đều bị xử chém để làm răn. (Minh Thực Lục quyển 13, tr. 1727-1728; Thái Tông quyển 147, tr. 2a-3b)
Con cái
Đặng Nghi (lập nghiệp tại Chúc Sơn, Chương Đức)
Đặng Địch Quả (Giám sinh Quốc tử giám, về sống tại lại Tả Thiên lộc)
Đặng Di (lập nghiệp tại Sơn Vi, Mao Phổ thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay)
Đặng Công Thiếp (đỗ Hoàng giáp, di cư đến Sơn Đông, huyện Lập Thạch).
Đặng Dung (chữ Hán: 鄧容, chưa rõ năm sinh - mất năm 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.
Đặng Dung là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất.
Theo Đặng Tộc Đại Tông Phả, ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển vốn cư ngụ ở vùng kinh kỳ Thăng Long, sau đó di dời vào Nghệ An châu. Con trưởng của Bá Kiển là Đặng Bá Tĩnh đỗ thám hoa đời nhà Trần. Bá Tĩnh chính là ông nội của Đặng Tất. Con trưởng của Bá Tĩnh là Đặng Đình Dực chính là cha Đặng Tất.
Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa.
Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).
Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); "vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.
Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng hoàng.
Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã "vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng". Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép:
Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.
Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:
Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.
Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:
Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.
Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...
Theo Minh Thực lục, thì:
Quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ mang quân đến trang Tra Hoàng, huyện Chính Hoà, châu Chính Bình (Quảng Bình); tướng giặc là Hồ Đồng hàng. Nghe tin bọn Đặng Cảnh Dị, Đặng Dung, Long Hổ Tướng quân nguỵ Lê Thiềm hơn 700 tên chạy đến sách Côn Bồ, Tiêm Man; bọn Phụ tiến binh ngay đến sông La Mông. Phải theo đường núi vin cành lá mà leo lên nên đành bỏ ngựa, tướng sĩ tiếp tục đi theo. Đến sách Côn Bồ, bọn Cảnh Dị đã bỏ trốn; lại truy kích đến sách Tra Bồ Nại, bọn giặc và dân địa phương đều trốn, không biết ở chốn nào, nên làm cuộc lục soát lớn. Vào canh tư, đi trên 20 dặm, nghe tiếng trống điểm canh, Phụ sai Đô Chỉ huy Phương Chính mang quân lẳng lặng đi, đến lúc trời sáng đến phía bắc sông, tại sách Tra Bồ Cán. Giặc lập trại tại bờ phía nam, quan quân vượt sông vây đánh. Giặc chống không nổi, tên bắn liên tiếp trúng, Cảnh Dị bị thương tại sườn, bắt được. Đặng Dung trốn, Phương Chính mang quân truy lùng, bị bắt cùng với em là Đặng Nhuệ. Bắt hết bọn giặc Lê Thiềm, tịch thu ấn nguỵ của Cảnh Dị. Cảnh Dị bị thương nặng, bị róc thịt lấy thủ cấp, áp giải cùng anh em Đặng Dung đến kinh đô; tất cả đều bị xử chém để làm răn. (Minh Thực Lục quyển 13, tr. 1727-1728; Thái Tông quyển 147, tr. 2a-3b)
Con cái
Đặng Nghi (lập nghiệp tại Chúc Sơn, Chương Đức)
Đặng Địch Quả (Giám sinh Quốc tử giám, về sống tại lại Tả Thiên lộc)
Đặng Di (lập nghiệp tại Sơn Vi, Mao Phổ thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay)
Đặng Công Thiếp (đỗ Hoàng giáp, di cư đến Sơn Đông, huyện Lập Thạch).
Tags: Ai mài gươm dưới trăng tà,Quốc thù chưa trả đầu đà điểm sương,Một lần giết hụt giặc Trương,Về sau bị bắt ngả đường quyên sinh,câu đố về Đặng Dung,Đặng Dung,câu đố về nhân vật lịch sử
Đố vui khác:
- Ai không bỏ nghĩa tham vàng, Và ai nhóm lửa đốt than đợi chờ - Là những ai?
- Đố ai giúp Bắc Bình Vương, Kéo quân ra chiếm miếu đường Thăng Long, Làm cho Trịnh Khải đào vong, Vua Lê đẹp ý nhưng không đoái hoài - Là ai?
- Đố ai khởi nghĩa không thành, Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai, Và ai lên đoạn đầu đài, Cho trời Yên Bái u hoài đau thương - Là những ai?
- Đố ai khởi nghĩa Thái Nguyên, Giữa nơi doanh trại cướp quyền chỉ huy, Pháo sơn gặp bước gian nguy, Ngang nhiên tuẫn tiết chỉ vì non sông - Là ai?
- Đố ai trung liệt sáng ngời, Đã không khuất phục bọn người ngoại dương, Xé đồ băng bó vết thương, Nhịn ăn mà chết, chọn đường tự do - Là ai?
- Ai là kẻ hôn quân bạo ngược, Cố giết anh để được làm vua, Ngày đêm mở tiệc say sưa, Đứng, ngồi chẳng được, nằm bừa trên ngai - Là ai?
- Vua nào đã bốn ngàn năm, Vẫn ghi công đức, toàn dân phụng thờ - Là ai?
- Tuổi già nhưng sức chẳng già, Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tưởng tan, Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng, Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi - Là ai?
- Cuộc đời như đám phù vân, Biết bao vinh nhục cũng ngần ấy thôi, Thăng thăng, giáng giáng, mặc đời, Một vùng Sơn Hải, đôi lời thi ca - Là ai?
- Dâng vua những bản điều trần, Mong cho nước mạnh, toàn dân mạnh giàu, Triều đình thủ cựu hay đâu, Đã làm điêu đứng, thảm sầu Việt Nam - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Cái gì trong sáng nhẹ nhàng; chọc qua giàn lá chẳng làm lá rung?
- Núi rừng Yên Thế âm u; Mười năm kháng Pháp, mặc dù gió mưa; Khi quyết đánh khi vô thừa; Hùm thiêng nổi tiếng bấy giờ là ai?
- Đảo nào lớn nhất Việt Nam?
- Lên dốc bằng hai chân xuống dốc bằng ba chân là con gì?
- Đuôi thì chẳng thấy, mà có hai đầu, là gì?
- Bánh gì nghe tên đã thấy sướng?
- Môi nào lớn nhất?
- Tìm đáp án ở dấu hỏi?
- Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng là ai?
- Quả gì có đủ năm châu?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!