Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Trạng nào ở tuổi mười ba, Vinh quy về nhà chờ lớn vua phong - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
24/04/2016 03:29:37 |
5.535 lượt xem
Trả lời (2)
NoName.1928 | |
24/04/2016 03:34:51 |
Nguyễn Hiền, còn gọi là trạng Hiền
Nguyễn Hiền (chữ Hán: 阮賢, 1234 - 1255) đỗ trạng nguyên khi 12 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu (黎文休) 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La (鄧麻羅) 14 tuổi đỗ Thám hoa. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu dưỡng, sau ra làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lần.
Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: "Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?". Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có khắc chữ "phạt 30 roi", riêng hai pho hộ pháp ghi "phạt 60 roi", sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư lên lớp bèn lấy một câu trong sách: "Kính quỷ thần mà phải lánh xa" mà dặn Hiền rằng: "Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng". Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.
Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là "thần đồng". Bấy giờ có người họ Đặng tự cho mình là đã đọc biết hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền liền tìm đến nhà Hiền thử tài, ra đầu đề bài phú:
"Phượng hoàng sào a, kỳ lân du úc"
và ra hạn cho Hiền số câu, mỗi câu phải có tiếng chỉ một loài cầm thú. Hiền liền ứng khẩu:
Phi long kiên chiếu
Mã bất xuất hà
Ý bi Hữu Hùng chi thế
Ấp vu Trác Lộc chi a.
Dịch là:
Rồng không bay lên nơi ao, hồ
Ngựa không từ sông phi ra
Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng
Làm nhà ở nơi Trác Lộc.
Người họ Đặng hết sức thán phục Hiền và tấm tắc khen là "Thiên tài". Đến năm thi Đinh Mùi (1247), Nguyễn Hiền dự kỳ thi đình với bài phú "Áp tử từ kê mẫu du hồ phú" (bài phú Vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước). Vua hỏi, Hiền trả lời trôi chảy cả văn lẫn ý, vua khen ngợi và hỏi:
- Học thầy nào?
Nguyễn Hiền trả lời:
- Thần không phải là người sinh ra đã biết, nhưng khi có một đôi chữ không biết thì hỏi thầy chùa.
Vua lại nói:
- Vì còn nhỏ mà trạng nguyên ăn nói chưa biết lễ, cần cho về nhà học lễ 3 năm mới bổ dụng.
Vì thế trạng Hiền chưa được ban áo mão.
Nguyễn Hiền trở về quê nuôi dưỡng mẹ, ngày ngày đọc sách. Hiền vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi rãi vẫn cùng trẻ làng chơi khăng, thả diều... Một lần, triều đình tiếp sứ Trung Hoa, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó bằng một sợi chỉ mảnh. Được như vậy y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam ra sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử, nhưng vị nào cũng lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua chợt nghĩ đến trạng nguyên trẻ Nguyễn Hiền, bèn cho triệu trạng về kinh.
Viên quan được giao việc đến quê gặp trạng, gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng, thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà bốn chân lẫn tai, vòi… có thể ngoe nguẩy được. Sứ giả đồ chừng đó là trạng Hiền, bèn buông một câu thăm dò:
- Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?
Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buông một câu:
- Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!
Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận, trên như cái giằng xay, dưới là chữ tử. Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế đối nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Câu hỏi cũng có sắc thái của người trên hỏi kẻ dưới. Trạng Hiền cũng đối lại bằng cách chiết tự kết hợp với một phần nôm: chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc, bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh, nghĩa là đứa, đi với đứa nào đứa này là một vế đối rất chỉnh và rất xược.
Sứ biết đó chính là trạng Hiền, bèn xuống ngựa, truyền lại ý vua vời trạng về kinh.
Nhưng trạng Hiền không chịu, viện lẽ rằng, trước vua cho trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời trạng lên cũng không giữ đúng lễ. Viên quan không biết làm thế nào, phải trần tình đầu đuôi câu chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được. Trạng Hiền nghe chỉ mỉm cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ khi viên quan lên ngựa, Hiền mới xui đám trẻ cùng hát:
Tích tịch tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tình tang!
Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải, vui vẻ trở về kinh.
Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau:
"Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tứ sơn điên đảo sơn,
Lưỡng vương tranh nhất quốc,
Tứ khẩu tung hoành gian."
Dịch là:
"Hai mặt trời bằng đầu,
Bốn trái núi điên đảo,
Hai vua tranh nhau một nước,
Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang."
Vua và các quan trong triều không ai giải nghĩa được là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời trạng nguyên Nguyễn Hiền (mà vua cho là bé đang ở nhà để rèn luyện thêm) đến để hỏi nghĩa.
Các quan đến quê mời gặp lúc Nguyễn Hiền đang nô đùa với chúng bạn, Nguyễn Hiền nói với các quan:
- Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa.
Quan về tâu lại với vua, rồi đem đồ lễ và xe ngựa đến đón, Nguyễn Hiền mới chịu về kinh.
Về đến kinh đô, vua đưa bài thơ của sứ Tàu ra, trạng Hiền liền giải thích như sau:
Câu thứ nhất nghĩa là hai chữ "nhật" đều bằng đầu nhau. Câu thứ hai "Tứ sơn điên đảo sơn" là 4 chữ "sơn", ngược xuôi cũng đều là chữ "sơn" cả. Câu thứ ba "Lưỡng vương tranh nhất quốc", nghĩa là chữ "vương"hai vua tranh một nước. Câu thứ tư "Tứ khẩu tung hoành gian", có nghĩa là 4 chữ "khẩu" ngang dọc cũng đều thành chữ "khẩu" cả. Tóm lại tất cả 4 câu thơ chỉ nói đến chữ "Điền".
Giải xong, trạng Hiền viết thư đưa cho sứ Trung Hoa, ông ta phải chịu là nước Nam có nhân tài.
Nguyễn Hiền vào triều. Vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng và bổ nhiệm làm quan đến chức "Thượng thư bộ Công".
Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm Ất Hợi, nước ta lại bị giặc Chiêm Thành xâm lược, nhà vua rất lo bèn giao cho trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vũ Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức "Đệ nhất hiển quý quan".
Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ.
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý, trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội - huyện Đông Anh, Hà Nội.
Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, câu đối, đại tự, đặc biệt bảo tồn được cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông, trong đó có câu ca ngợi tài năng của Nguyễn Hiền như sau:
"Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc, Vạn niên thiên tuế lập tam tài"
Tạm dịch là: "Mười hai tuổi khai khoa hai nước Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài".
Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
Nguyễn Hiền (chữ Hán: 阮賢, 1234 - 1255) đỗ trạng nguyên khi 12 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu (黎文休) 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La (鄧麻羅) 14 tuổi đỗ Thám hoa. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu dưỡng, sau ra làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lần.
Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: "Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?". Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có khắc chữ "phạt 30 roi", riêng hai pho hộ pháp ghi "phạt 60 roi", sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư lên lớp bèn lấy một câu trong sách: "Kính quỷ thần mà phải lánh xa" mà dặn Hiền rằng: "Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng". Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.
Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là "thần đồng". Bấy giờ có người họ Đặng tự cho mình là đã đọc biết hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền liền tìm đến nhà Hiền thử tài, ra đầu đề bài phú:
"Phượng hoàng sào a, kỳ lân du úc"
và ra hạn cho Hiền số câu, mỗi câu phải có tiếng chỉ một loài cầm thú. Hiền liền ứng khẩu:
Phi long kiên chiếu
Mã bất xuất hà
Ý bi Hữu Hùng chi thế
Ấp vu Trác Lộc chi a.
Dịch là:
Rồng không bay lên nơi ao, hồ
Ngựa không từ sông phi ra
Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng
Làm nhà ở nơi Trác Lộc.
Người họ Đặng hết sức thán phục Hiền và tấm tắc khen là "Thiên tài". Đến năm thi Đinh Mùi (1247), Nguyễn Hiền dự kỳ thi đình với bài phú "Áp tử từ kê mẫu du hồ phú" (bài phú Vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước). Vua hỏi, Hiền trả lời trôi chảy cả văn lẫn ý, vua khen ngợi và hỏi:
- Học thầy nào?
Nguyễn Hiền trả lời:
- Thần không phải là người sinh ra đã biết, nhưng khi có một đôi chữ không biết thì hỏi thầy chùa.
Vua lại nói:
- Vì còn nhỏ mà trạng nguyên ăn nói chưa biết lễ, cần cho về nhà học lễ 3 năm mới bổ dụng.
Vì thế trạng Hiền chưa được ban áo mão.
Nguyễn Hiền trở về quê nuôi dưỡng mẹ, ngày ngày đọc sách. Hiền vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi rãi vẫn cùng trẻ làng chơi khăng, thả diều... Một lần, triều đình tiếp sứ Trung Hoa, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó bằng một sợi chỉ mảnh. Được như vậy y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam ra sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử, nhưng vị nào cũng lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua chợt nghĩ đến trạng nguyên trẻ Nguyễn Hiền, bèn cho triệu trạng về kinh.
Viên quan được giao việc đến quê gặp trạng, gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng, thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà bốn chân lẫn tai, vòi… có thể ngoe nguẩy được. Sứ giả đồ chừng đó là trạng Hiền, bèn buông một câu thăm dò:
- Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?
Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buông một câu:
- Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!
Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận, trên như cái giằng xay, dưới là chữ tử. Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế đối nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Câu hỏi cũng có sắc thái của người trên hỏi kẻ dưới. Trạng Hiền cũng đối lại bằng cách chiết tự kết hợp với một phần nôm: chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc, bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh, nghĩa là đứa, đi với đứa nào đứa này là một vế đối rất chỉnh và rất xược.
Sứ biết đó chính là trạng Hiền, bèn xuống ngựa, truyền lại ý vua vời trạng về kinh.
Nhưng trạng Hiền không chịu, viện lẽ rằng, trước vua cho trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời trạng lên cũng không giữ đúng lễ. Viên quan không biết làm thế nào, phải trần tình đầu đuôi câu chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được. Trạng Hiền nghe chỉ mỉm cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ khi viên quan lên ngựa, Hiền mới xui đám trẻ cùng hát:
Tích tịch tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tình tang!
Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải, vui vẻ trở về kinh.
Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau:
"Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tứ sơn điên đảo sơn,
Lưỡng vương tranh nhất quốc,
Tứ khẩu tung hoành gian."
Dịch là:
"Hai mặt trời bằng đầu,
Bốn trái núi điên đảo,
Hai vua tranh nhau một nước,
Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang."
Vua và các quan trong triều không ai giải nghĩa được là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời trạng nguyên Nguyễn Hiền (mà vua cho là bé đang ở nhà để rèn luyện thêm) đến để hỏi nghĩa.
Các quan đến quê mời gặp lúc Nguyễn Hiền đang nô đùa với chúng bạn, Nguyễn Hiền nói với các quan:
- Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa.
Quan về tâu lại với vua, rồi đem đồ lễ và xe ngựa đến đón, Nguyễn Hiền mới chịu về kinh.
Về đến kinh đô, vua đưa bài thơ của sứ Tàu ra, trạng Hiền liền giải thích như sau:
Câu thứ nhất nghĩa là hai chữ "nhật" đều bằng đầu nhau. Câu thứ hai "Tứ sơn điên đảo sơn" là 4 chữ "sơn", ngược xuôi cũng đều là chữ "sơn" cả. Câu thứ ba "Lưỡng vương tranh nhất quốc", nghĩa là chữ "vương"hai vua tranh một nước. Câu thứ tư "Tứ khẩu tung hoành gian", có nghĩa là 4 chữ "khẩu" ngang dọc cũng đều thành chữ "khẩu" cả. Tóm lại tất cả 4 câu thơ chỉ nói đến chữ "Điền".
Giải xong, trạng Hiền viết thư đưa cho sứ Trung Hoa, ông ta phải chịu là nước Nam có nhân tài.
Nguyễn Hiền vào triều. Vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng và bổ nhiệm làm quan đến chức "Thượng thư bộ Công".
Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm Ất Hợi, nước ta lại bị giặc Chiêm Thành xâm lược, nhà vua rất lo bèn giao cho trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vũ Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức "Đệ nhất hiển quý quan".
Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ.
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý, trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội - huyện Đông Anh, Hà Nội.
Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, câu đối, đại tự, đặc biệt bảo tồn được cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông, trong đó có câu ca ngợi tài năng của Nguyễn Hiền như sau:
"Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc, Vạn niên thiên tuế lập tam tài"
Tạm dịch là: "Mười hai tuổi khai khoa hai nước Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài".
Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
Hiếu Nguyễn Trung | Chat Online | |
07/01/2018 21:06:51 |
Nguyễn Thượng Hiền
Tags: Trạng nào ở tuổi mười ba,Vinh quy về nhà chờ lớn vua phong,câu đố về trạng Hiền,câu đố về Nguyễn Hiền,trạng Hiền Nguyễn Hiền,trạng Hiền là ai,câu đố về nhân vật lịch sử
Đố vui khác:
- Từ trong đổ nát Điêu tàn, Con chim báo bão tin lan khắp vùng - Là ai?
- Tuổi còn niên thiếu, Người con có hiếu, Dũng cảm anh hùng, Căm thù giặc Pháp tàn hung, Thân làm đuốc sống đốt bùng kho xăng - Là ai?
- Từ ngày Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi đã mênh mang Mây Tần, Nhớ nhung hoài Hương cố nhân, Mười hai bến nước dần dần xa xăm, Thư gửi người vợ miền Nam, Đêm sao sáng bóng giai nhân hiện về - Là ai?
- Trạng gì nổi tiếng khôi hài, Chúa vua thần phật chịu tài, thua cay - Là ai?
- Trạng gì chẳng đỗ chẳng quan, Tên kêu eng éc dân gian phục tài - Là ai?
- Trạng Lường văn toán đa tài, Sái phu thi hội là ai, Lê Triều - Là ai?
- Trạng Bùng chính thực là ai, Giỏi văn kiêm võ lại tài ngoại giao - Là ai?
- Trạng gì quê đất Trung Am, Bạch Vân Cư sĩ lấy làm hiệu riêng - Là ai?
- Lão keo kiệt nhất trần đời, Bất nhân, thất đức, con người nổi danh, Đồng tiền đẫm máu hôi tanh, Một pho kiệt tác điển hình là ai, Nhà văn đã dựng nên con người này - Là ai?
- Câu chuyện tên tù khổ sai, Con người khốn khổ, đa tài gian truân, Cuối đời trở lại thánh nhân, Văn hào nổi tiếng xa gần là ai - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Con gì dài và cứng nhất?
- Cầu gì nguy hiểm nhất?
- Con gì đầu con chuột đuôi con lợn?
- Hành nào lớn nhất?
- Hãy dùng 5 que diêm để tạo thành 5 hình tam giác?
- Con gì bị nhốt trong lồng; Đập luôn thì sống, nằm không chết liền?
- Môn thể thao nào càng lùi thì càng thắng?
- Tôi có 4 cái chân, 1 cái lưng nhưng không có cơ thể. Tôi là ai?
- Con gì chăng lưới giữa trời, chuyên lo bắt muỗi, bắt ruồi giúp ta?
- Bàn gì có con sông?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!