văn học
630 lượt xem
văn học = học văn
Đăng ký tài khoản để cùng chia sẻ những điều thú vị lên nhóm!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Gia Gia
Link | Report
2018-09-20 12:35:31
Chat Online
nhưng bài mk đăng ở nhóm là mk đi copy nha nếu m.n ko thích thì mk xóa nhóm mong m.n trả lời thât cho mk ,mk ko cần sự thương hại đâu
2 1
Minh Thắng Chat Online Report
?
1 0
muichirou tokitou Chat Online Report
nhóm nào vậy ?
1 0
๖ۣۜThần ๖ۣۜMưa( nấm lùn) Chat Online Report
cái j vậy cj gia gia ???
1 0
CụC bỘt NhỎ Chat Online Report
Nhóm văn lớp 7 phải ko chị
0 0
CụC bỘt NhỎ Chat Online Report
Em bít là lấy trên mạng ròi
1 0
Yui Komori Chat Online Report
umk, mk bik từ lâu rồi, ko sao đâu
1 0
mk là tuyết Chat Online Report
ko sao đâu pé gấu ạ dù j pé cũng chỉ muốn giúp m.n thôi mà
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-09 20:55:32
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 7
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc trong văn bản

a, Mạch lạc có nghĩa:

- Trôi chảy thành dòng, thành mạch

- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản

- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn

b, Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí vì:

- Trình tự hợp lý của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ

- Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi

b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản

c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý

II. Luyện tập

Bài 1 (Trang 32 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chủ đề văn bản Mẹ tôi ( Et-môn-đô A-mi-xi) là tình cảm và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ

Mở đầu: Lí do người cha viết thư trách giận con vì thái độ thiếu lễ phép với mẹ

Tiếp đến: Sự giảng giải, phân tích của người cha cho con hiểu tình cảm và sự hy sinh của mẹ dành cho con, cũng như phê phán con vì đã vô lễ với mẹ.

Kết thúc: người cha nghiêm khắc yêu cầu đứa con cần có thái độ đúng đắn, người cha cho con thời gian suy nghĩ về hành động của mình

Chủ đề chung xuyên suốt: Lao động là vàng.

Người cha dặn dò người con có kho vàng dưới đất, người cha mất đi, các con ở lại đào bới mảnh vườn. Nhờ được làm kĩ đất nên lúa bội thu. Vàng là hình ảnh ẩn dụ thành quả lao động làm được nhờ việc chăm chỉ lao động

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tuy không thuật tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn nhưng như vậy không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc.

- Nó làm nổi bật tư tưởng chủ đề: Người lớn đừng để hạnh phúc gia đình tan vỡ, dẫn đến việc các em nhỏ phải chia tay.

1 1
Kim Jinwoo Chat Online Report
Bạn Copy ở Vietjack chứ gì -_-
2 0
Gia Gia Chat Online Report
 Adagaki Aki đúng là mk copy ở đấy chỉ là mk muốn giúp m.n thôi có j sai chăng
2 0
Minh Thắng Chat Online Report
kcj sai đâu mà vậy đỡ phải tìm, cám ơn cậu nhìu lắm
1 0
Kim Jinwoo Chat Online Report
mk là gia gia nha Tui đâu có nói làm vậy là sai đâu -_-
1 0
Gia Gia Chat Online Report
thì mk bị xỉa xíu nhiều rồi lên cũng theo bản năng mà thôi  Adagaki Aki
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-09 20:54:18
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 6
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ

- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn

b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

     + Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

     + Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

     + Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi

3. Các phần của bố cục

- Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng miêu tả

- Phần thân bài có nhiệm vụ miêu tả các đặc điểm của đối tượng

- Phần Thân bài có nhiệm vụ nhìn lại một cách tổng quát đối tượng được miêu tả

b, Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ có sự lộn xộn trong văn bản

c, Phần mở bài không phải là sự tóm tắt phần thân bài, kết bài không phải sự lặp lại của mở bài. Bởi vì:

     + Mở bài có vai trò giới thiệu, đặt vấn đề, phần thân bài giải quyết vấn đề và phần kết bài để chốt lại vấn đề.

     + Các phần có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng thống nhất thể hiện một chủ đề, nội dung nhất định nhưng chúng độc lập, không trùng nhau

d, Không đồng tình với quan điểm được đưa ra bởi lẽ, các phần trong một bài văn có liên quan chặt chẽ tới nhau, nếu bỏ đi, văn bản sẽ mất cân đối, thiếu trình tự, thiếu thống nhất

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nếu một bài văn khi sắp xếp thứ tự, trình tự không hợp lý sẽ dẫn tới việc nội dung bài viết, lời nói không được hiểu đúng đắn, cặn kẽ

     + Học sinh thi hùng biện về vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng

     + Học sinh trình bày về kinh nghiệm học tập của bản thân

     + Đơn từ cũng cần trình bày theo thứ tự nhất định

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

     + Mở bài (Từ đầu… vì khóc nhiều): Việc chia đồ chơi của hai anh em

     + Thân bài (tiếp… khuân đồ đạc lên xe): Tâm trạng của hai anh em trước ngày chia tay

     + Kết bài (phần còn lại): Phút chót của cuộc chia tay

Bài 3 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phần bố cục của bạn khá rành mạch. Tuy nhiên cần sửa phần nội dung:

     + Cần bổ sung phần kinh nghiệm học tập

     + Bỏ ý “Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân” không nằm trong kinh nghiệm học tập

Phần kết bài cần có phần chốt vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công

1 1
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-09 20:52:52
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 5

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

     + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

     + Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:

     + Thủy vá áo cho anh

     + Thành chiều nào cũng đón em

     + Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

     + Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

     + Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo

Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.

Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

     + Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn dụa

     + Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ

Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

     + Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

     + Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

1 1
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-09 20:51:35
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 4
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

     + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

     + Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trình tự hợp lý: câu (1)→ (4) → (2) → (5) → (3)

Bài 2 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Về mặt hình thức tưởng chừng đoạn văn có tính liên kết, nhưng phần nội dung hoàn toàn phi logic:

     + Khi nhân vật “tôi” đang nhớ tới mẹ “lúc còn sống, tôi lên mười” thì không thể kể chuyện “sáng nay”, “chiều nay” được nữa

Bài 3 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Bài 4 (Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai câu trên đặt cạnh nhau tạo cảm giác không có sự liên kết chặt chẽ giữa chúng nhưng đọc tiếp câu sau: “mẹ sẽ đưa con đến trường… một thế giới kì diệu sẽ mở ra” sẽ tạo được tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn

Bài 5 (Trang 19 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thông qua chuyện Cây tre trăm đốt, chúng ta hiểu vai trò của liên kết đối với văn bản:

Nếu không có liên kết, các câu sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh

1 1
muichirou tokitou Chat Online Report
bn giỏi ngữ văn thật mk thì ngu bẩm sinh ngữ văn , mk là chúa ghét môn văn  mỗi lần học văn là  mk suýt ngủ gật
0 0
Phạm Khải Chat Online Report
Mình thì ngược lại với bạn black rose
0 0
Đèn Đom Đóm Chat Online Report
mk thì giống  Black rose ( tam ngung hd ) , ngày trước cấp 1 thì đọc đề là một bài văn tuôn trào trong đầu óc, giờ đọc thì lật đi lật lại cũng chả chém được câu nào
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-07 14:32:36
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 3

I. Các loại từ ghép:

1.

- Tiếng chính: bà, thơm.

- Tiếng phụ: ngoại, phức.

Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính.

2.

    Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.

II. Nghĩa của từ ghép:

1. So sánh nghĩa:

* Bà ngoại và bà:

- Khác nhau:

+, Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ.

+, Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

* Thơm phức và thơm

- Khác nhau:

+, Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.

+, Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.

2. So sánh nghĩa:

* Quần áo với quần, áo:

- Quần áo: chỉ chung cả quần áo.

- Quần, áo: chỉ riêng lẻ cái quần, cái áo.

* Trầm bổng với trầm, bổng:

- Trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao

- Trầm, bổng: chỉ từng cao độ cụ thể.

III. LUYỆN TẬP:

1. Xếp vào bảng phân loại:

Từ ghép chính phụ

Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ.

 

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.

2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo thành ghép chính phụ:

Bút chì                             ăn tối

Thước kẻ                          trắng tinh

Mưa rào                           vui tai

Làm quen                         nhát gan

3. Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép đẳng lập:

Núi : sông, rừng, đồi.

Ham: thích, muốn

Xinh: đẹp, tươi

Mặt: mũi, mày

Học: hỏi, tập

Tươi: cười, non.

4. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:

- Sách, vở: sự vật tồn tạ dưới dạng cá thể, có thể đếm được.

- Sách vở: Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát, không đếm được.

5.

a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng gọi là hoa hồng.

- Hoa hồng là một loại hoa như hoa cúc, hoa huệ…

- Có nhiều loại hoa màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng: hoa giấy, hoa chuối.

b. Nói như em Nam là đúng vì:

- Áo dài ở đây là một loại áo như áo sơ mi, áo cánh…. Áo dài này bị ngắn so với chiều cao của chị Nam.

c. Không phải mọi cà chua là phải chua vì:

- Cà chua là một loại cà như cà pháo, cà tím…

- Nói “Qủa cà chua này ngọt quá!” được vì: Khi ăn sống, ta có thể cảm nhận được vị chua hay ngọt của quả cà chua.

d. Không phả mọi loại cá màu vàng gọi là cá vàng.

- Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính…

6.

- Mát tay: chỉ những người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, dễ đạt được kết quả tốt như mong đợi.

    Ví dụ: Bà mối ấy thật mát tay.

    Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+, Mát: trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ.

+, Tay: chỉ bộ phận của cơ thể người.

- Nóng lòng: chỉ trạng thái, tâm trạng của con người rất mong muốn được biết hay được làm một việc gì đó.

    Ví dụ: Anh chị đang nóng lòng chào đón đứa con đầu tiên.

    Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+, Nóng: trái nghĩa với lanh, mát .

+, Lòng: bộ phận trong cơ thể con người.

- Gang thép: chỉ phẩm chất cứng rắn của con người.

Còn gang, thép là hai danh từ chỉ vật.

7. Thử phân tích:

1 2
Minh Thắng Chat Online Report
ukm, mik đang cần cái này nè, cảm ơn bi trc nha
2 1
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-07 14:28:20
Chat Online
VĂN LP 7 BÀI 2

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

    Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả đặt nhan đề “Mẹ tôi” là vì qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những chi tiết thể hiện sự lớn lao, cao cả, sự thầm lặng của người mẹ dành cho đứa con của mình.

Câu 2:

* Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ: giận, buồn bã và nghiêm khắc.

* Những câu văn thể hiện thái độ đó:

- Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa.

- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.

- Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

- Từ nay, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.

- Thà rằng bố không có con , còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.

- Trong một thời gian con đừng hôn bố.

* Lí do: En-ri-cô đã phạm lỗi lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.

Câu 3:

* Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

- Người mẹ thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ  rằng có thể mất con.

- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng, nhẹ nhàng, hiền từ, giàu tình thương và hi sinh vì con. Đó là tấm lòng cao cả và đẹp đẽ của người mẹ.

Câu 4:

    En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố là vì:

- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

-Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

- Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- Vì En-ri-cô thấy xấu hổ vì việc mình đã làm với mẹ.

Câu 5: Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư là bởi vì:

    Trước hết là vì người bố tế nhị, kín đáo và tôn trọng En-ri-cô, viết thứ để mình En-ri-cô biết.

    Tiếp theo, nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm được sự nóng giận, khó bày tỏ được cảm xúc.

II. LUYỆN TẬP:

1. Chọn 1 đoạn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con và học thuộc.

2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ em phiền lòng.

    Khi mẹ nhắc em thu dọn quần áo vào tủ, em đã cãi lại mẹ và mẹ rất giận

2 2
Minh Thắng Chat Online Report
cái này cugx cần...
2 1
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Gia Gia
Link | Report
2018-09-07 14:26:50
Chat Online

Câu 1: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn?

* Tóm tắt:

- Trước đêm khai trường người mẹ trằn trọc không ngủ được.

- Người mẹ nghĩ về những việc làm buổi chiều của con: tranh dọn đồ chơi, chuẩn bị quần áo, sách vở.

- Người mẹ nghĩ về những kỉ niệm của mẹ.

- Người mẹ nghĩ về ngày khai trường của nước Nhật => Vai trò to lớn của nhà trường với con người.

Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

- Mẹ:

+, Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

+, Suốt buổi tối không ngủ được, bồn chồn, trằn trọc: “Mẹ lên giường và trằn trọc", “mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được”…

- Con:

+, Vô tư, nhẹ nhàng, háo hức

+, “Giấc ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”.

+, “Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.

=>Thể hiện được sự đối lập trong tâm trạng của mẹ và con. Mẹ thao thức, hồi hộp, lo âu, suy nghĩ triền miên còn đứa con vô lo, vô nghĩ và háo hức chờ đợi ngày khai trường.

Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

* Nguyên nhân người mẹ không ngủ được:

- Mẹ vô cùng yêu thương con, mẹ cũng lo lắng, hồi hộp, xúc động vì đây là buổi lễ khai trường vào lớp Một của con.

- Mẹ nhớ lại cảm xúc, sự rạo rực của ngày khai trường khi được bà ngoại “dắt tay đi trên con đường làng dài và hẹp”.

* Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Câu 4: Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

- Người mẹ không trực tiếp nói với con mà chỉ đang thầm thì tâm sự với chính mình.

- Cách viết này làm cho việc thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn.

Câu 5: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

    “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Câu 6: Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

- Thế giới của kiến thức, của chân trời khoa học, bài học cuộc sống.

- Thế giới của tình thầy trò và của những ước mơ.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào học lớp Một có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

    Ngày khai trường từ mẫu giáo lên lớp Một là một ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng:

- Năm đầu tiên chúng ta chính thức bước vào cánh cổng trường mà trong đó có biết bao điều thú vị và mới lạ đang chờ đón ta.

- Mọi thứ đều mới và chuẩn bị kĩ càng.

- Sự đông vui, tấp nập, ai cũng có người thân đi theo.

- Sự mới mẻ, sự ngỡ ngàng đầu tiên của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên chạm đến con đường học tập và ước mơ.

Câu 2: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?

- Em đã thức dậy rất sớm để chuẩn bị trang phục và chải tóc gọn gàng.

- Xem lại cặp sách.

- Tất cả mọi thứ đều mới

- Cùng mẹ tới trường nhưng trong lòng hơi hồi hộp và lo lắng (không biết có nhiều thầy cô không? Bạn bè mới như thế nào…?)

- Bước qua cánh cổng trường em mới càng hồi hộp và trống ngực đạp thình thịch.

- Gặp được các bạn của lớp mình và cô giáo chủ nhiệm. 

văn lp 7 bài 1 cổng trường mở ra



 
2 2
❤♪Bạch Tuyền♪❤ Chat Online Report
gia gia giỏi văn nhỉ
1 2
Minh Thắng Chat Online Report
cái này cugx cần
2 1
Gia Gia Chat Online Report
hi-chan ơi mk ko giỏi văn đâu cái này là mk đi copy đó
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm

Đăng ký qua Facebook / Google:

Đăng ký qua Email / Điện thoại:

Đăng ký | Đăng nhập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×