Quản trị viên: | |
Thành viên: | 12 thành viên (xem) |
Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm | |
Đăng ký qua Facebook hoặc Google:
Hoặc lựa chọn: | |
Đăng ký bằng email, điện thoại | Đăng nhập bằng email, điện thoại |
Nguyễn Nhiên | ||
2021-01-05 20:35:03 | ||
Chat Online |
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 22:19:56 | ||
Chat Online |
Chòm sao – Một số hình ảnh nổi tiếng
16
Th10
Bài viết này sẽ đề cập về các chòm sao nổi tiếng trong 88 chòm sao trên bầu trời đã được nêu ở bài viết trước.
Chòm sao Bắc ĐẩuChòm có 7 ngôi sao nằm ở hướng Bắc. Bạn sẽ tìm thấy nó nếu bạn xác định được phương hướng từ vị trí mọc và lặn của Mặt Trời. Hình dáng của nó như một cái gáo múc nước bị ngược.
Chòm Đại Hùng hay chòm Gấu Lớn( chòm Bắc Đẩu là một phần của chòm Đại Hùng) khi bạn tìm thấy chòm Bắc Đẩu thì bạn cũng sẽ tìm ra chòm Đại Hùng. Với hình dáng là phác thảo của một con gấu lớn. Đó là một điều thú vị trong việc quan sát các bầu trời. Nếu bạn quan sát (tìm thấy ) một chòm sao thì bạn cũng dần tìm ra các chòm khác trên bầu trời. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm ngôi sao mang tên Arcturus (là một ngôi sao trong chòm Mục Phu – Bootes). Bạn chỉ cần nương theo hướng “cái đuôi” của chòm Đại Hùng (Gấu Lớn). Tức là phần tay cầm của cái gàu nước là chòm Bắc Đẩu. Đi hướng xuống dưới là chúng ta bắt gặp được chòm Sư Tử (Leo). Bạn tiếp tục quan sát ngôi sao cuối cùng của chòm Sư Tử là ngôi sao Regulus hướng qua bên trái. Bạn sẽ bắt gặp một cụm sao Tóc Bà. Chúng sẽ nhìn rất đẹp nếu bạn quan sát bằng ống nhòm. Còn muốn quan sát sâu bạn hãy sử hữu cho mình một chiếc kính thiên văn nhé.
Chòm Orion hay chòm Thợ SănChòm Thợ Săn, hay Lạp Hộ (Orion) có hình dạng giống như đồng hồ cát. Đại diện cho thân người của chàng thợ săn Orion trong thần thoại. Chiếc Thắt lưng Orion và Thanh gươm Orion cũng rất nổi tiếng. Những ngôi sao sáng nhất là Rigel và Betelgeuse, vinh dự nằm trong số 10 ngôi sao sáng nhất bầu trời. Cả hai đều là những sao siêu khổng lồ. Và nằm trong số những ngôi sao có cấp sao biểu kiến I cách xa Trái Đất nhất. Bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trong điều kiện bầu trời tối và trong và còn nhìn thấy rõ nếu với một ống nhòm và có thể nhìn rõ chi tiết bằng một chiếc kính thiên văn. Chòm Thợ Săn này cũng là “người dẫn đường” trong trường hợp bạn muốn tìm các chòm hoặc các ngôi sao khác vào mùa đông.
Chòm sao Thiên NgaThiên Nga là một trong những chòm sao sáng nhất vào màu hè mà bạn quan sát được. Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm và cũng là một trong những sao sáng nhất trên bán thiên cầu Bắc, đánh dấu đuôi của Thiên Nga.
Thiên Nga cũng sở hữu nhiều sao nổi bật khác. Albireo, hay Beta Cygni, là một hệ sao đôi rất được các nhà thiên văn nghiệp dư yêu thích do có màu sắc tương phản. Sao này đánh dấu đầu Thiên Nga và thỉnh thoảng được gọi là “ngôi sao mỏ chim”.
Chòm Thiên Cầm
Thiên cầm là chòm nằm giữa các chòm Thiên Nga, Vũ Tiên (Hercules) và Thiên Long (Draco). Nó là nhà của sao Vega, ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Và cũng là nhà của hai ngôi sao nổi tiếng khác. Sheliak, hay Beta Lyrae.
Cung Thủ và Thiên Yết
Hai chòm Hoàng đạo Thiên Yết và Cung Thủ có thể thấy ở phía trên đường chân trời phía Nam vào mùa hè.
Mảng sao Ấm trà của chòm Cung Thủ. Ảnh: ESA/Hubble
Cung Thủ (Sagittarius) nằm trong số những chòm nổi bật nhất của bầu trời mùa hè. Dễ dàng nhận dạng được nó nhờ mảng sao Ấm trà (Teapot). Hình thành từ những vì sao sáng nhất của chòm. Nằm trong Dải Ngân hà, nó này là bến đỗ cho rất nhiều thiên thể sâu tiêu biểu.
Chòm hàng xóm Thiên Yết (Scorpius – Con bọ cạp) là nhà của nhiều sao và thiên thể sâu thú vị. Hai ngôi sao sáng nhất của chòm, Antares và Shaula. Nằm trong số những sao sáng nhất trên bầu trời. Antares đánh dấu trái tim của con bọ cạp. Trong khi đó, Shaula là một trong hai sao nằm ở chóp đuôi.
Còn rất nhiều điều thú vị khác để bạn khám phá và tìm hiểu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Skyportal để được chỉ dẫn tìm các chòm sao mà bạn có thể quan sát vào thời điểm đó.
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 22:17:05 | ||
Chat Online |
Danh sách chính thức của thiên văn học hiện đại hiện nay gồm 88 chòm sao. Khác với trước kia, 88 chòm sao này không đơn giản chỉ là đường nối giữa các ngôi sao mà tương ứng với 88 vùng trời có diện tích xác định trên thiên cầu, mỗi vùng trời chứa một chòm sao tương ứng. Tên các chòm sao được thống nhất dung trên toàn thế giới là tên bằng tiếng Latin.
Dưới đây là danh sách 88 chòm sao của thiên văn học hiện đại, bên cạnh tên nguyên bản Latin là tên thường gọi thông dụng ở Việt Nam (Hán - Việt) và tên tiếng Việt chính
STT
Chòm sao
Viết tắt
Tên thường gọi
Tên chính xác
theo thứ tự nha1
And
Tiên nữ
Công chúa Andromeda
2
Ant
Máy bơm
Máy bơm
3
Aps
Chim Trời
Chim Trời
4
Aquarius
Aqr
Bảo bình
Người mang bình
5
Aql
Thiên ưng
Đại bàng
6
Ara
Đàn tế
Đàn tế
7
Aries
Ari
Bạch Dương
Con cừu
8
Aur
Ngự phu
Người Đánh xe
9
Boo
Mục phu
Mục đồng
10
Cae
Điêu cụ
Dao khắc
11
Cam
Lộc báo
Hươu cao cổ
12
Cancer
Cnc
Cự Giải
Con cua
13
CVn
Lạp Khuyển
Chó săn
14
CMa
Đại khuyển
Chó lớn
15
CMi
Tiểu khuyển
Chó nhỏ
16
Capricornus
Cap
Ma kiệt
Dê biển
17
Car
Sống thuyền
Sống thuyền
18
Cas
Thiên Hậu
Hoàng hậu Cassiopee
19
Cen
Bán nhân mã
Nhân mã
20
Cep
Thiên Vương
Vua Cephee
21
Cet
Kình ngư
Cá voi
22
Cha
Tắc kè
Tắc kè
23
Cir
Viên qui
Compa
24
Col
Thiên cáp
Bồ câu
25
Com
Tóc tiên
Mái tóc của Berenices
26
CrA
Nam miện
Mũ miện phương Nam
27
CrB
Bắc miện
Mũ miện phương Bắc
28
Crv
Điểu nha
Con quạ
29
Crater
Crt
Cự tước
Cái chén
30
Crux
Cru
Nam thập tự
Chữ thập phương Nam
31
Cygnus
Cyg
Thiên nga
Thiên nga
32
Delphinus
Del
Cá heo
Cá heo
33
Dorado
Dor
Cá kiếm
Cá kiếm
34
Draco
Dra
Thiên long
Con rồng
35
Equuleus
Equa
Ngựa con
Ngựa con
36
Eridinus
Eri
Sông cái
Sông Eridanes
37
Fornax
For
Lò luyện
Lò luyện
38
Gemini
Gem
Song tử
Cặp sinh đôi
39
Grus
Gru
Thiên hạc
Chim sếu
40
Hercules
Her
Vũ tiên
Dũng sĩ Hercules
41
Horologium
Hor
Đồng hồ
Đồng hồ
42
Hydra
Hya
Trường xà
Mãng xà Hydra
43
Hydrus
Hyi
Thuỷ xà
Rắn nước
44
Indus
Ind
Anh Điêng
Người Ấn Độ
45
Lacerta
Lac
Thằn lằn
Thằn lằn
46
Leo
Leo
Sư tử
Sư tử
47
Leo Minor
LMi
Sư tử nhỏ
Sư tử nhỏ
48
Lepus
Lep
Con thỏ
Con thỏ
49
Libra
Lib
Thiên bình
Cái cân
50
Lupus
lup
Chó sói
Chó sói
51
Lynx
Lyn
linh miêu
Mèo rừng
52
Lyra
Lyr
Thiên cầm
Đàn Lyr
53
Mensa
Men
Sơn ấn
Núi mặt bàn
54
Microscopium
Mic
Kính hiển vi
Kính hiển vi
55
Monoceros
Mon
Kì lân
Kì lân
56
Musca
Mus
Con ruồi
Con ruồi
57
Norma
Nor
Thước thợ
Thước thợ
58
Octans
Oct
kính Bát phân
kính Bát phân
59
Ophiuchus
Ophi
Xà phu
Người giữ rắn
60
Orion
Ori
Lạp Hộ
Thợ săn Orion
61
Pavo
Pav
Khổng tước
Con công
62
Pegasus
Peg
Phi mã
Ngựa Pegase
63
Perseus
Per
Anh Tiên
Dũng sĩ Persee
64
Phoenix
Phe
Phượng hoàng
Phượng hoàng
65
Pictor
Pie
Giá vẽ
Giá vẽ
66
Pisces
Pse
Song ngư
Đôi cá
67
Piscis Austrinus
PsA
Nam ngư
Cá phương Nam
68
Puppis
Pup
Đuôi thuyền
Đuôi thuyền
69
Pyxis
Pyx
la bàn
la bàn
70
Reticulum
Ret
Mắt lưới
Mắt luới
71
Sagita
Sge
Thiên tiễn
Mũi tên
72
Sagittarius
Sgr
Nhân mã
Cung thủ
73
Scorpius
Sco
Thần nông
Bọ cạp
74
Sculptor
Scl
Ngọc phu
Nhà điêu khắc
75
Scutum
Sct
Lá chắn
Lá chắn
76
Serpens
Ser
Cự xà
Con rắn
77
Sextans
Sex
Kính lục phân
Kính lục phân
78
Taurus
Tau
Kim ngưu
Bò mộng
79
Telescopium
Tel
Kính thiên văn
Kính thiên văn
80
Triangulum
Tri
Tam giác
Tam giác
81
Triangulum Australe
TrA
Tam giác phương Nam
Tam giác phương Nam
82
Tucana
Tuc
Mỏ chim
Mỏ chim
83
Ursa Major
UMa
Đại hùng
Gấu lớn
84
Ursa Minor
UMi
Tiểu hùng
Gấu nhỏ
85
Vela
Vel
Thuyền phàm
Cánh buồm
86
Virgo
Vir
Thất nữ
Trinh nữ
87
Volans
Vol
Mỏ chim
Mỏ chim
88
Vulpecula
Vul
Cáo con
Cáo con
Chú ý:
1-Một số chòm ngoài phần tiếng Việt vẫn được tôi giữ nguyên tên Latin bên cạnh để phản ánh đúng các tên riêng trong thần thoại (vì tên rieng là không được phép dịch)
2- Tên thường gọi ngày nay nên hạn chế sử dụng vì nó không có tính chính xác cao và không phản ánh được lịch sử phát hiện và đặt tên các chòm sao của con người
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 22:14:29 | ||
Chat Online |
12 chòm sao hoàng đạo và truyền thuyết về những chòm sao này. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
Truyền thuyết về các chòm sao và ý nghĩaKý tự đặc biệt của 12 chòm sao
Các truyền thuyết về 12 chòm sao
Dương cưu - Aries - Bạch dương (March 21 - April 19)
Athamas, vua xứ Croneus có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele. Như các vì vua khác ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Có 2 con với nhà vua, Ino ghen với con của Nephele và tìm cách để con mình kế vị ngôi báu. Lúc đó bắp là mùa màng chính của xứ Croneus cho người và thú vật.
Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng đồng thời hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại. Thương con, nhưng để cứu vương quốc, nhà vua nghe theo lời khuyên này. May mắn, lo cho sự an toàn của con, Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà.
Ngày tế lễ đến, con cừu thúc Phrixus và Helle ngồi trên và bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi chết ở biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và cưới con gái của vương triều Colchis. Để cảm ơn Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt tại Colchis.
Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình, được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.
Vì ơn huệ đó, Zeus đã đưa con cừu có bộ lông màu vàng lên thành một chòm sao, do đó mới có chòm sao Bạch Dương như ngày nay.
Kim ngưu - Taurus (April 20 - May 20)Zeus, chúa tể của của các vị thần có tật mê phụ nữ, cả con người lẫn thần thánh. Nhưng vì bị vợ Hera theo dõi dữ quá nên ông thường thay đổi dạng thành thú vật để có thể đến với người đàn bà mình chọn một cách dễ dàng. Ngày nọ, Zeus để mắt đến người tớ gái xinh đẹp Europa khi nàng đang chơi đùa với bạn bè ngoài bờ biển. Để các cô gái không sợ hãi, ông biến thành con bò trắng Taurus (Kim Ngưu) và dùng vẻ đẹp của con vật làm mê mẩn Europa. Khi nàng ham chơi với con thú, xa dần bạn bè, Zeus nằm xuống cho nàng cưỡi lên lưng lao vào biển cả bất chấp lời kêu cứu của nàng. Đến đảo Crete, Zeus hiện nguyên hình, nhận Europa làm tình nhân và nàng sinh cho ông ba con trai. Zeus treo ảnh con bò trên thiên đường, nơi nó đại diện cho tình yêu, sức mạnh và vẻ đẹp.
Song sinh - Gemini - Song tử (May 21 - June 20)Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác.
Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc "Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!".
Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.
Cự giải - Cancer (June 21 - July 22)Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Hercules buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Hercules cắt, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm.
Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc "Bạn Hydra của ta khổ quá!" và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.
Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.
Sư tử - Leo (July 23 - August 22)Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.
Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.
Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil.
Xử nữ - Virgo (August 23 - September 22)Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu.
Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.
Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…
Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.
Thiên bình - Libra (September 23 - October 22)Chòm sao Libra thật sự vẽ hình Xe kéo vàng của Pluto. Câu chuyện Pluto bắt cóc Persephone được biết đến rộng rãi trong truyền thuyết Hy Lạp. Hades (tên khác của Pluto – người Giàu có) là em trai của Zeus và Poseidon, ông ta thường không biết đến những gì xảy ra trên Thiên Đàng, mà chỉ nổi bật trong thế giới tăm tối của anh.
Xe vàng của ông được kéo bởi bốn con ô mã phản lực. Trong khi anh ta sử dụng định kỳ xe kéo lên viếng thăm Thiên Đàng và tán tỉnh một tiên nữ, anh ta không mong gì có mối quan hệ đến cuối đời. Đến khi anh ta gặp Persephone, con gái của Demeter and Zeus. Khi anh ta bắt cóc Persephone đem về Tartarus, phần sâu nhất của vương quốc Hades, Thiên Đường sẽ thay đổi vĩnh viễn.
Sâu thẳm dưới lòng đất, anh ta sở hữu các mỏ khoáng sản giàu có. Nhưng vật sở hữu yêu thích nhất của anh ta là món quà đến từ Cyclopes: Một chiếc nón tàng hình.
Demeter là em của Zeus và Hades, và là một trong những nữ thần quan trọng nhất vì bà giữ nhiệm vụ trông coi lương thực và sự phát triển. Hades quá ham thích sắc đẹp của Persephone, phong cho cô là Nữ Hoàng Trần Gian. Demeter muộn phiền vì mất con gái và cầu xin các vị thần khác giúp đỡ. Do đó Theseus và Peiritheus xuống đất của Hades để tìm Persephone nhưng không thành. Hơn thế nữa, họ bị Hades giam lại, và Heracles được gởi xuống để giải cứu họ. Anh ta chỉ có thể mang Theseus trở lại, còn Peiritheus mãi mãi ở lại đất của Hades.
Demeter quẫn trí vì mất con gái là bà xao lãng nhiệm vụ, quên đi công việc trồng trọt. Một cơn hạn hán nghiêm trọng khắp Thiên Đường. Zeus bực mình, vì ông ta là chủ nợ một vài bộ tộc, và sắp tới ông ta sẽ không nhận được đồ cống nếu hạn hán kéo dài. Những tính toán cho Zeus một lý do cao cả để hành động vì quyền lợi của em gái ông: ông ta thông cảm với em gái và hy vọng an ủi sự mất mát. Bằng mọi cách, Zeus thuyết phục em trai Hades từ bỏ Persephone để Thiên Đàng xanh tươi trở lại.
Lệnh của Zeus là cô phải chia thời gian ở hai nơi Thiên Đàng và Trần Gian, bốn tháng cô phải ở lại với chồng bà, còn thời gian còn lại cô phải thăm viếng mẹ ở Thiên Đường. Do đó mỗi năm thế giới có một mùa tăm tối và lạnh lẽo, mái đến ngày 21 tháng 3, khi Persephone trở về từ Thiên Đàng, mang theo mùa xuân.
Hổ cáp - Scorpio - Bọ cạp - Thần nông (October 23 - November 21)Câu chuyện nổi tiếng nhất về chòm sao Bò Cạp rằng con Bò Cạp này bò ra khỏi mặt đất theo lệnh của Hera nhằm phục vụ cho việc báo thù. Đặc biệt, bà ta ra lệnh cho Bò Cạp tấn công Orin, cắn vào chân ông ta cho đến chết. Cả Orion và Bò Cạp đều được vinh danh cho tên những chòm sao, nhưng nằm ở vị trí đối nhau mà chúng không thể gặp nhau. Do đó, khi chòm Bò Cạp mọc thì chòm Orion lặn như thể vị thần khổng lồ của bầu trời này vẫn còn sợ con Bò Cạp.
Nhân Mã - Sagittarius (November 22 - December 21)Chòm sao Sagittarus (Arches) là để tưởng nhớ nhân vật thần thoại Chiron, kẻ tử tế và dễ thương nhất của dòng tộc Centaurs có hình dạng nửa người nửa ngựa. Dù đa số thành viên dòng tộc này rất bạo lực và đần độn, Chiron lại khá khôn ngoan, biết thương người và có thể dạy dỗ người khác. Anh là thần vì có mẹ là con gái của thần biển Oceanus và cha là Kronos.
Chiron từng dạy học cho các anh hùng Hy Lạp Achilles và Jason. Nổi tiếng nhưng Chiron sống trong một hang động ở vùng nông thôn. Không may, Heracles bắn tên trúng nhầm Chiron khi anh đang ra tay tiêu diệt những con ác thú nửa người độc ác tàn phá núi rừng và anh rất hối tiếc việc đã làm. Chiron dùng mọi kỹ năng y học để chữa vết thương nhưng thất bại vì mũi tên tẩm nọc độc của Lernean Hydra, con rắn nhiều đầu. Vì là thần, Chiron chỉ đau đớn chứ không chết, dù anh muốn chết. Prometheus chứng kiến thảm kịch này và tìm cách giúp anh bằng cách biến Chiron từ thần thành người để anh có thể rời mặt đất đi đến thiên đường, biểu tượng bằng chòm sao Nhân Mã.
Nam dương - Capricorn - Ma kết (December 22 - January 19)Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.
Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đứa con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh không ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi. Chính Pan đã ban cho vua Midas khả năng sờ vào vật gì vật ấy biến thành vàng.
Bảo bình - Aquarius (January 20 - February 18)Trong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hy Lạp, có một vị thần tên “Thần mang nước” hay “Thần đổ nước”. Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống từ thiên đường nằm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất.
Theo thần thoại Hy Lạp thì Zeus là “Thần mang nước”. Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”.
Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và “Thời đại đồ sắt” trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh không có giá trị gì với họ. Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên trái đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (Trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ không có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là “Người mang nước” đặc trưng bằng chòm sao Aquarius.
Song ngư - Pisces (February 19 - March 20)Chòm sao này liên kết với Aphrodite, nữ thần sắc đẹp và con trai Eros, thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp.
Ngày nọ, hai người đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon già nua là hậu duệ của Gaia và Tartaros hoặc của Kronos và Hera. Dù cha mẹ là ai, Typhon vẫn mạnh như một Titan hoặc như một Olympia. Mắt toé lửa cao chọc trời, Typhon không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay. Không có thần Olympia nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất là tránh khỏi y bằng cánh biến hình thành thú vật như cá để bơi đi. Eros và Aphrodite cũng biến thành cá, bơi vào con sông và đưa hai con các bạn cứu đưa đến nơi an toàn. Hai con cá chính là chòm sao Song Ngư có đuôi đan vào nhau để tưởng nhớ ngày chúng cứu thần sắc đẹp và tình yêu.
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 22:12:01 | ||
Chat Online |
Vũ trụ của chúng ta ra đời từ Vụ Nổ lớn?
Trong chưa đến một phần tỷ của một phần tỷ giây, vũ trụ nở ra gấp hơn một tỷ tỷ lần so với kích thước ban đầu của nó, thông qua một tiến trình được gọi là "vũ trụ giãn nở".
Bí ẩn hố đen: Nơi con người phân thân?
Săn tìm sự sống bên ngoài Trái Đất
Vũ trụ sẽ diệt vong như thế nào?
Tiếp đến là "lối thoát nhẹ nhàng", khi sự giãn nở dừng lại.
Vũ trụ tiếp tục giãn nở và nguội dần, nhưng với tỷ lệ rất nhỏ so với tốc độ ban đầu.
Trong 380 ngàn năm tiếp theo đó, Vũ trụ đặc tới mức thậm chí ánh sáng cũng không lọt qua - đó là một nơi tối tăm gồm các hạt tồn tại ở trạng thái plasma (ly tử thể, tức là tình trạng bị ion hoá mạnh khiến các phân tử hay nguyên tử tồn tại ở dạng hạt nhân) siêu nóng.
Khi mọi thứ cuối cùng nguội dần tới mức các nguyên tử hydro đầu tiên được hình thành, Vũ trụ nhanh chóng trở nên trong trẻo.
Bức xạ bắn tung toé ra mọi hướng, và Vũ trụ dần trở thành thực thể lổn nhổn như ta thấy ngày nay, với những vạt cắt khổng lồ không gian trống rỗng được điểm lẫn các loại khác nhau từ hạt, bụi, cho tới các vì sao, hố đen, các dải ngân hà, bức xạ, cùng các dạng vật chất, năng lượng khác.
Rốt cuộc thì các khối vật chất này sẽ trôi dạt ra xa và sẽ từ từ biến mất, theo một số mô hình. Vũ trụ sẽ trở thành một dạng súp lạnh lẽo, với các hạt photon lẻ loi được phân bố đồng nhất.
Bản quyền hình ảnhNASA/JPL-CALTECH/ESA/CXC/STSCIImage captionVũ trụ mà chúng ta đang thấy gồm các khối hạt, bụi, các ngôi sao, hố đen, dải ngân hà, bức xạ
Đó không phải là sự kết thúc đặc biệt kịch tính, dẫu cho đó là một sự kết thúc đáng hài lòng.
Vụ Nảy lớn (Big Bounce) và các giả thuyết khácThế nhưng nếu như Vụ Nổ lớn thực sự không phải là sự khởi đầu của tất cả thì sao?
Có phải vật chất tối tạo ra vũ trụ?
Người ngoài hành tinh nào đang đợi chúng ta?
Những mối đe dọa lớn nhất loài người phải đối mặt
Có lẽ Vụ Nổ lớn giống hơn với một "Vụ Nảy lớn", một bước ngoặt trong chu kỳ co và giãn vẫn đang diễn ra.
Hoặc nó có thể là giống như một điểm phản chiếu, theo đó có một tấm gương phản chiếu hình ảnh vũ trụ của chúng ta mở rộng ra phía "bên kia", nơi mà phản vật chất thay thế cho vật chất, và bản thân thời gian thì trôi theo chiều ngược lại.
Hoặc Vụ Nổ lớn có thể là một điểm chuyển tiếp trong một vũ trụ đã, đang và sẽ luôn giãn nở ra.
Toàn bộ những giả thuyết này tuy nằm ngoài học thuyết chính thống về vũ trụ, nhưng đều nhận được hậu thuẫn từ các khoa học gia có tầm ảnh hưởng.
Việc ngày càng có nhiều các thuyết cạnh tranh nhau như thế này cho thấy nay có thể đã là lúc bỏ qua ý tưởng theo đó cho rằng Vụ Nổ lớn đánh dấu sự khởi sinh của vũ trụ và thời gian và vũ trụ còn có thể có sự kết thúc.
Nhiều ý tưởng thay thế cho Vụ Nổ lớn được đưa ra bởi người ta không hoàn toàn hài lòng với cách giải thích vũ trụ giãn nở.
Bản quyền hình ảnhNASAImage captionNhững vết sẹo do Vụ Nổ lớn gây ra trong một bức xạ vi sóng yếu tràn ngập trong toàn bộ vũ trụ đem đến cho chúng ta một số manh mối về việc Vũ trụ trông như thế nào trong thời kỳ đầu
"Phải thừa nhận là ngay từ ban đầu đến giớ tôi chưa bao giờ thích thú với ý tưởng giãn nở," Neil Turok, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Vật lý Lý thuyết Perimeter ở Waterloo, Canada, nói.
"Hệ biến giãn nở đã không có tính thuyết phục," Paul Steinhardt, giáo sư khoa học chuyên về lý thuyết Albert Einstein tại Đại học Princeton và là người đề xuất ra mô hình "Vụ Nảy lớn", nói thêm.
"Tôi luôn coi giãn nở là một thuyết rất giả tạo," Roger Penrose, giáo sư toán danh dự chuyên về lý thuyết Rouse Ball tại Đại học Oxford nói.
"Nguyên do chính khiến cho nó không chết ngay từ lúc mới được đưa ra là bởi đó là điều duy nhất người ta có thể nghĩ ra để giải thích cái mà họ gọi là 'sự bất biến về quy mô của các dao động nhiệt Bức xạ nền Vi sóng Vũ trụ (Cosmic Microwave Background - CMB)'."
CMB vốn là một yếu tố căn bản trong mọi mô hình giả định về Vũ trụ kể từ khi Vũ trụ được quan sát lần đầu tiên vào năm 1965.
Nó là loại bức xạ yếu có ở mọi nơi trong Vũ trụ mà ta có thể quan sát được, tồn tại từ thời điểm lần đầu tiên Vũ trụ trở nên trong trẻo.
CMB là một nguồn thông tin quan trọng cho ta biết Vũ trụ trong thời kỳ đầu trông thế nào.
Nó cũng là một bí hiểm trêu ngươi đối với các nhà vật lý.
Trong mọi phương hướng mà các khoa học gia chĩa kính viễn vọng vô tuyến tới, CMB trông đều như nhau, thậm chí ở cả các vùng có vẻ như chưa bao giờ có tương tác với bất kỳ một vùng nào khác tại bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử 13,8 tỷ năm tồn tại của Vũ trụ.
"Nhiệt CMB là như nhau, ở cả phía bên kia của bầu trời và cả ở những phần bầu trời chưa từng có tiếp xúc với các phần khác," Katie Mack, nhà vũ trụ học tại Đại học Bang Nam Carolina, nói. "Đã phải có cái gì đó từng kết nối với hai vùng đó của Vũ trụ. Phải có cái gì đó nói lên rằng phần đó của bầu trời có nhiệt độ giống như phần kia của bầu trời."
Khi không có những cơ chế để đánh giá nhiệt độ trên toàn Vũ trụ mà chúng ta quan sát được, các khoa học gia sẽ trông đợi được chứng kiến những biến thể lớn hơn nhiều ở các vùng khác.
Việc giãn nở đem tới cho chúng ta cách giải thích cho điều được gọi là "vấn đề về tính đồng nhất" này.
Với một giai đoạn giãn nở điên rồ, Vũ trụ phình ra vô cùng to lớn trong một khoảng thời gian cực nhanh, khiến toàn Vũ trụ trở nên vượt quá khỏi mức giới hạn ta có thể quan sát và tương tác cùng.
Vũ trụ có thể quan sát được của chúng ta giãn nở ra từ một vùng đồng nhất nhỏ bé nằm trong tình trạng nóng rực nguyên thuỷ, tạo ra CMB đồng dạng. Các vùng khác nằm bên ngoài phạm vi chúng ta có thể quan sát được có thể trông sẽ rất khác.
Bản quyền hình ảnhNASA/ESAImage captionCác nhà vật lý lý thuyết đang ngày càng thấy là thuyết giãn nở không giải đáp thoả đáng được khoảng rộng của vật chất và năng lượng quan sát được trong Vũ trụ
"Giãn nở có vẻ như đủ sức thuyết phục để hậu thuẫn cho các dữ liệu mà chúng ta có thể mặc định chấp nhận," Mack nói. "Đó là điều mà tôi giảng dạy trong các lớp học của mình. Tôi luôn nói rằng chúng ta không biết chắc chắn là điều này đã xảy ra, nhưng nó có vẻ như khá phù hợp với các dữ liệu, và là điều mà hầu hết mọi người thừa nhận là nhiều khả năng xảy ra."
Nhưng luôn có những khiếm khuyết đi kèm với thuyết này.
Đáng chú ý là không hề có cơ chế cụ thể nào kích hoạt sự giãn nở, cũng không có lời giải thích nào khả thi có thể kiểm chứng được về việc sự kết thúc duyên dáng của Vũ trụ sẽ xảy ra như thế nào.
Một cách lý giải được những người đề xuất thuyết giãn nở đưa ra, đó là các hạt tưởng tượng (theoretical particles) đã tạo thành một "cánh đồng giãn nở", từ đó dẫn đến sự giãn nở. Sau đó, các hạt này phân rã thành các hạt mà ta thấy được ngày nay.
Nhưng ngay cả khi đưa ra cách lý giải này thì việc giãn nở lại khiến cho các dự đoán đã có cho tới nay trở nên không thể khẳng định được độ chính xác.
Lý thuyết này nói rằng thời không (tức thời gian - không gian) hẳn đã bị vặn xoắn bởi các sóng hấp dẫn nguyên thuỷ vốn bắn thia lia khắp Vũ trụ với Vụ Nổ lớn.
Nhưng trong khi một số loại sóng hấp dẫn đã được phát hiện ra thì không hề có sóng hấp dẫn nguyên thuỷ nào được tìm thấy cho đến nay để củng cố cho thuyết này.
Vật lý lượng tử cũng buộc các thuyết về giãn nở rơi vào lãnh địa rất rối rắm.
Các biến thiên lượng tử được dự đoán là nguyên nhân gây ra giãn nở khiến không gian vỡ ra thành vô số các mảnh mang những thuộc tính vô cùng khác nhau - một "đa vũ trụ" trong đó bất kỳ điều gì ta có thể tưởng tượng được cũng đều có thể xảy ra.
"Thuyết này là hoàn toàn lờ mờ," Steinhardt nói. "Nó chỉ nói rằng Vũ trụ mà ta quan sát được có thể là như thế này hoặc giống như bất kỳ thứ gì ta có thể tưởng tượng ra, tuỳ thuộc vào việc chúng ta ở đâu trong hệ đa vũ trụ đó. Không loại trừ điều đó có thể nhận thức được về mặt vật lý."
Steinhardt, một trong các kiến trúc sư ban đầu của học thuyết giãn nở, cuối cùng đã chán ngán với việc không thể đưa ra dự đoán cũng như không thể kiểm tra tính chính xác của nó.
"Chúng ta có thực sự cần phải tưởng tượng rằng có sự tồn tại của vô số những vũ trụ hỗn loạn mà chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy và sẽ không bao giờ nhìn thấy, chỉ để giải thích cho một Vũ trụ đơn giản và khá là mịn mà chúng ta thực sự đang quan sát?" ông đặt câu hỏi. "Tôi cho là không. Chúng ta phải tìm ra một ý tưởng hay hơn thế."
Vấn đề có thể nằm ở chính bản thân Vụ Nổ lớn, và ở ý tưởng theo đó cho rằng đã có sự bắt đầu của không gian và thời gian.
Thuyết "Vụ Nảy lớn" đồng ý với bức tranh Vụ Nổ lớn về một vũ trụ cực nóng, đặc hồi 13,8 tỷ năm trước bắt đầu giãn nở ra và nguội dần. Nhưng thay vì coi đó là sự khởi sinh của thời gian và không gian, thuyết này coi đó một thời khắc chuyển đổi từ giai đoạn không gian co lại trước đó.
Với một cú nảy thay vì là cú nổ, Steinhardt nói, các phần cách xa nhau trong vũ trụ sẽ có đủ thời gian để tương tác với nhau và tạo thành một vũ trụ đơn nhất, trơn tru, trong đó các nguồn bức xạ CMB có cơ hội để trải đều ra.
Trên thực tế, có thể là thời gian đó đã và đang tồn tại vĩnh viễn.
"Và nếu như một cú nảy xảy ra trong quá khứ, thì tại sao lại không có nhiều cú nảy?" Steinhardt nói. "Trong trường hợp đó, có vẻ hợp lý khi nói rằng trong tương lai chúng ta sẽ có một cú. Vũ trụ giãn nở của chúng ta có thể sẽ bắt đầu co lại, trở về trạng thái đặc và bắt đầu lại chu kỳ nảy."
Steinhardt và Turok hợp tác với nhau trong một số phiên bản đầu của mô hình Cú Nảy lớn, trong đó Vũ trụ co lại tới một kích cỡ nhỏ xíu mà vật lý lượng tử chiếm lấy quyền kiểm soát từ vật lý cổ điển, khiến cho các dự đoán trở nên không chắc chắn.
Nhưng gần đây hơn, một cộng tác viên khác của Steinhardt là Anna Ijjas đã phát triển một mô hình trong đó Vũ trụ không bao giờ nhỏ tới mức vật lý lượng tử có thể chiếm vị trí thống trị.
"Đó là một ý tưởng cổ hủ khá là tẻ nhạt, luôn được mô tả bằng các phương trình kinh điển," Steinhardt nói. "Thuyết giãn nở nói có một hệ đa vũ trụ, trong đó có vô số các cách để Vũ trụ xuất hiện, và chúng ta chỉ tình cờ sống trong một vũ trụ bằng phẳng và trơn tru. Điều đó tuy là có thể nhưng rất khó có khả năng xảy ra. Mô hình Vụ Nảy lớn thì xác định rằng đây chính là cách Vũ trụ xuất hiện."
Thuyết Vũ trụ GươngNeil Turok cũng đã khám phá một lối đi khác để đưa ra một giả định đơn giản hơn so với thuyết giãn nở, đó là thuyết "Vũ trụ Gương" (hay còn gọi là Gương Tối).
Thuyết này dự đoán rằng có sự tồn tại của một vũ trụ khác, trong đó phản vật chất chiếm ưu thế nhưng chịu sự kiểm soát bởi các định luật vật lý giống như trong vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ đó đang giãn nở rộng ra về phía bên kia của Vụ Nổ lớn - một kiểu mà ta có thể gọi là "phản vũ trụ".
"Tôi lấy ra một thứ từ các kết quả quan sát trong thời gian 30 năm qua, đó là Vũ trụ thực ra là đơn giản tới không ngờ," ông nói. "Ở quy mô rộng lớn thì nó không hề hỗn loạn. Không hề có sự ngẫu nhiên. Nó cực kỳ tuân thủ trật tự và quy tắc, và chỉ cần vài con số để mô tả mọi thứ."
Với suy nghĩ này, Turok thấy rằng thuyết về một hệ đa vũ trụ, với các chiều lớn hơn, hoặc các hạt mới sẽ không giúp giải thích được những gì chúng ta nhìn thấy được trong Vũ trụ.
Vũ trụ Gương thì có - và cũng có thể giải đáp được một trong những điều bí hiểm lớn của Vũ trụ.
Nếu như ta cộng toàn bộ các trọng lượng đã biết trong một dải ngân hà - các ngôi sao, tinh vân, các hố đen, v.v... - thì tổng trọng lượng sẽ không tạo đủ lực hấp dẫn để giải thích sự chuyển động bên trong và giữa các dải ngân hà.
Phần còn lại có vẻ như được làm từ thứ gì đó mà ta hiện nay không thể nhìn thấy - vật chất tối. Thứ bí hiểm này chiếm khoảng 85% tổng vật chất trong vũ trụ.
Mô hình Vũ trụ Gương dự đoán rằng Vụ Nổ lớn tạo ra một loại hạt được biết đến với tên gọi "neutrino xoay chiều bên phải".
Các nhà vật lý chuyên về nghiên cứu hạt vẫn chưa trực tiếp nhìn thấy bất kỳ hạt nào như vậy, nhưng họ khá tin tưởng vào sự tồn tại của chúng.
Và chính là các hạt này đã tạo thành vật chất tối, theo những người ủng hộ thuyết Vũ trụ Gương.
"Đây là hạt duy nhất trong danh mục đó (danh mục các loại hạt được nên trong Mô hình Chuẩn) có hai thuộc tính cần thiết mà chúng ta vẫn chưa trực tiếp quan sát được, và nó tồn tại ổn định," Latham Boyle, một gương mặt hàng đầu trong việc đề xuất thuyết Vũ trụ Gương, đồng thời là đồng nghiệp của Turok tại Viện Perimeter, nói.
Thuyết Vũ trụ học Tuần hoàn Chu kỳCó lẽ tình huống thách thức nhất đối với thuyết Vụ Nổ lớn và sự giãn nở của Vũ trụ là thuyết "Vũ trụ học Tuần hoàn Chu kỳ" (Conformal Cyclic Cosmology - CCC).
Giống như Vụ Nảy lớn, nó liên quan tới một vũ trụ tồn tại vĩnh viễn. Nhưng trong CCC, nó không bao giờ trải qua một giai đoạn thu nhỏ - nó chỉ luôn giãn nở lớn ra.
"Quan điểm của tôi là Vụ Nổ lớn không phải là sự khởi sinh," Penrose nói. "Bức tranh toàn cảnh mà chúng ta biết ngày nay, toàn bộ lịch sử của Vũ trụ, là điều mà tôi gọi là một 'niên kỳ' trong một loạt nối tiếp các niên kỳ."
Mô hình mà Penrose đưa ra dự đoán rằng hầu hết vật chất trong Vũ trụ rốt cuộc sẽ bị hút vào những hố đen khổng lồ.
Do Vũ trụ giãn nở ra và nguộn tới mức gần 0 độ C, các hố đen đó sẽ "sôi sùng sục" thông qua một hiện tượng được gọi là Bức xạ Hawking.
"Ta phải nghĩ tới các con số thời gian cực nhiều năm, một googol, tức là 10 luỹ thừa 100, hay viết ra thì sẽ là con số với chữ số 1 đứng trước và 100 chữ số 0 phía sau," Penrose nói. "Đó là số năm để cho những thứ thực sự lớn cuối cùng bốc hơi đi. Và khi đó ta có một vũ trụ với chủ yếu là các hạt photon (tức là các hạt ánh sáng) thống trị."
Penrose nói rằng tại điểm này, Vũ trụ bắt đầu trông rất giống như thể nó trong thời điểm khởi sinh.
Bản quyền hình ảnhNASA/JPL-CALTECHImage captionVũ trụ học Tuần hoàn Phù hợp dự đoán rằng hầu hết Vũ trụ sẽ bị hút vào những hố đen khổng lồ rồi sau đó bị bốc hơi
Một trong những dự đoán mà CCC đưa ra là có thể có hồ sơ về niên kỳ trước trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ, điều gây cảm hứng cho các khoa học gia tạo mô hình về sự giãn nở của vũ trụ.
Khi các hố đen siêu lớn va chạm vào nhau, sự va chạm này gây tác động dẫn đến việc phóng thích ra một lượng năng lượng khổng lồ dưới dạng các hạt photon tần số thấp.
Cả hai hiện tượng này đều cực mạnh, Penrose nói, khiến chúng có thể "nổ bùng sang phía bên kia" của sự chuyển đổi từ một niên kỳ này sang một niên kỳ khác, mà mỗi niên kỳ đều để lại "dấu ấn" riêng gắn vào CMB, giống như tiếng vọng từ quá khứ.
Penrose gọi các hình mẫu còn lại sau khi các hố đen bốc hơi đi mất là các "Điểm Hawking".
Trong 380 ngàn năm đầu tiên của niên kỳ hiện nay, những thứ này không gì khác hơn là những chấm nhỏ xíu giữa vạn vật, nhưng do Vũ trụ giãn nở rộng ra, chúng trông giống như các "vết bẩn" trên bầu trời.
Penrose đã hợp tác với các nhà vũ trụ học Ba Lan, Hàn Quốc và Armenia để xem liệu các hình mẫu này thực ra có thể được tìm thấy hay không, bằng cách so sánh các phương pháp đo lường của CMB với hàng ngàn các hình mẫu ngẫu nhiên.
"Kết luận mà chúng tôi đưa ra, đó là chúng tôi thấy những điểm này trên bầu trời, với độ tự tin là 99,98%," Penrose nói.
Thế giới các nhà vật lý tuy nhiên hầu như cho đến nay vẫn tỏ ra hoài nghi với kết quả này, và đã chỉ có rất ít mối quan tâm trong số các nhà vũ trụ học trong việc thậm chí là thử mô phỏng phân tích của Penrose.
Chúng ta khó có khả năng quan sát được trực tiếp những gì diễn ra trong những thời khắc đầu tiên sau khi xảy ra Vụ Nổ lớn, chứ đừng nói là những thời khắc trước đó.
Lớp plasma siêu nóng mờ đục tồn tại trong những thời khắc ban đầu đó nhiều khả năng sẽ vĩnh viễn che lấp tầm nhìn của chúng ta.
Nhưng có những hiện tượng khác có thể quan sát được, chẳng hạn như các sóng hấp dẫn nguyên thuỷ, các hố đen nguyên thuỷ, các hạt neutrino chuyển động theo chiều bên phải, là những thứ có thể đem đến cho chúng ta một số manh mối về việc học thuyết nào về vũ trụ của chúng ta là chính xác.
"Khi chúng ta phát triển các học thuyết mới và các mô hình mới về vũ trụ, những thứ đó sẽ đem lại cho chúng ta những dự đoán thú vị về những điều mà ta có thể tìm kiếm," Mack nói.
"Niềm hy vọng không nhất thiết phải là chúng ta sẽ nhìn thấy trực tiếp sự khởi sinh, mà là thông qua một số cách đi đường vòng, ta sẽ hiểu rõ hơn về bản thân cấu trúc vật lý của nó."
Cho tới khi đó thì câu chuyện về vũ trụ của chúng ta, về sự khởi sinh và về việc liệu rồi có đến một ngày nó đi đến đoạn kết thúc hay không, sẽ vẫn là chủ đề cần bàn luận.
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 22:09:45 | ||
Chat Online |
Ánh sáng trên bầu trời đêm chủ yếu là từ các ngôi sao có tuổi trung bình nằm dọc theo dải Ngân hà. Vậy các ngôi sao hình thành như thế nào, có bao nhiêu vì sao trong vũ trụ, ngôi sao nào chạy nhanh nhất?
Sao được hình thành như thế nào?
Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.
Ƭrong các thiên hà, có rất nhiều đám mâу rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mâу này được gọi là các tinh vân. Ƭrọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mâу xốp này. Khi một trong những cục nàу bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng củɑ chúng tăng lên. Khối lượng riêng Ƅiểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cɑo.
Lõi của các cục khí đặc cứng nàу cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định (hàng triệu độ) thì một điều vô cùng đặc Ƅiệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợρ với nhau tạo thành helium.
Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.
Có khoảng có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.
Có bao nhiêu ngôi sao trong dải ngân hà?
Christopher Conselice – một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nottingham, Anh - và các đồng nghiệp của ông cho hay, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trung bình quanh mỗi thiên hà có khoảng 100 triệu ngôi sao.
Nhân số lượng thiên hà – khoảng 2.000 tỷ - với 100 triệu ngôi sao trong 1 thiên hà thì có thể có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.
Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao
Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.
Mặt trời cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết.
Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời thì thời gian sống ngắn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.
Các bạn đã bao giờ nghe thấy người ta nói “chúng ta sinh ra từ cát bụi” chưa? Điều đó là thật! Bên trong một ngôi sao, các nguyên tử helium kết hợp với nhau sinh ra carbon, carbon là nguồn gốc của các chất hóa học tạo thành cơ thể chúng ta và tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.
Ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (ESO) cho hay, ngôi sao US 708 đang di chuyển với tốc độ 1.200 km/s, hay 4,3 triệu km/giờ."Với tốc độ này, bạn có thể đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ trong 5 phút".
US 708 được coi là ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà mà các nhà thiên văn học từng phát hiện. Tốc độ cao sẽ cho phép nó thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà và tiến vào vùng không gian giữa các thiên hà. Ngôi sao này được phát hiện lần đầu vào năm 2005
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 21:45:24 | ||
Chat Online |
Bạn là một người mới bắt đầu đến với thiên văn học thì hãy đọc và tìm hiểu bài viết này. Shoptech xin đưa ra một số những thuật ngữ cơ bản trong ngành thiên văn học mà nhiều người mới còn bỡ ngỡ khi bắt gặp. Điều này sẽ vô cùng hữu ích khi bạn sử dụng các loại kính thiên văn chuyên dụng để ngắm nhìn các vật thể trong vũ trụ.
Mục lục bài viết
Khoảng cáchKhoảng cách góc
Bạn đã biết cách mô tả khoảng cách của các ngôi sao với nhau, hay khoảng cách giữa mặt trăng là sao Bắc cực đêm nay là bao nhiêu chưa?
Theo kiến thức thiên văn học cơ bản, khoảng cách không được đo lường bằng đơn vị mét hay cen ti mét mà được đo bằng góc. Ví dụ như các nhà thiên văn đo khoảng cách giữa 2 ngôi sao sẽ gọi là 10 độ. Giải thích về đơn vị này như sau: nếu vẽ 2 tia từ mắt tới 2 ngôi sao, chúng hợp với nhau 1 góc 10 độ. Cách đo này giúp người quan sát dễ dàng ước lượng góc bằng bàn tay của mình.
Đưa tay thẳng lên bầu trời, tới vị trí các vật thể bạn cần ước lượng độ. Ngón trỏ bằng 1 độ, nắm đấm bàn tay bằng 5 độ, nắm tay, đưa ngón trỏ và ngón út ra băng 10 độ, ngón cái và ngón út bằng 15 độ …
Mặt trăng và Mặt trời có kích cỡ khoảng 1/2 độ. Chòm Đại Hùng khoảng 25 độ từ đầu này đến đầu kia, từ đường chân trời đến thiên đỉnh: 90 độ.
1 độ bao gồm 60 arcminutes (phút góc), mỗi arcminute gồm 60 arcseconds (giây góc).
Đơn vị thiên văn
Hệ SI thông thường không thể đo hết được khoảng cách giữa các hành tinh vì chúng là con số vô cùng lớn. Trong thời gian 1 năm theo lịch mặt trời thì quãng đường truyền ánh sáng đi theo đường thẳng là 9460 tỷ km. Và khoảng cách của Trái Đất với Mặt Trời được xác định là 150 triệu km (khoảng 93 triệu miles). Đơn vị thiên văn này còn được các nhà khoa học gọi là astronomical unit (AU) hoặc UA (Unité Astronomique).
Năm ánh sáng
Năm ánh sáng hoàn toàn không giống như năm thời gian trong lịch của chúng ta. Mà năm ánh sáng ở đây chính là quãng đường ánh sáng chuyển động trong 1 năm: 9.5 * 10^12 km (63,000AU). Đa số các ngôi sao trên bầu trời mà ta quan sát được nó ở khoảng cách vài nghìn năm ánh sáng với Trái Đất chúng ta. Và được kí hiệu LY (Light Year).
Parsec
Là khoảng cách tương ứng với thị sai năm bằng 1 giây. 1pc =3,26 năm ánh sáng. Ngoài ra còn có 1kpc =1000pc và 1Mpc =1000 kpc. Kí hiệu: pc
Thị sai
Khi nhìn từ 2 vị trí khác nhau (người quan sát chuyển động) sẽ có sự thay đổi vị trí biểu kiến của một ngôi sao trên một nền cố định. Sự thay đổi đó được gọi là thị sai.
Chỉ số quang học của một ngôi saoĐộ sáng
Cònđược gọi là Magnitude. Chính là đơn vị thể hiện mức độ sáng tương đối của các ngôi sao mà mà mắt ta quan sát được từ trái đất. Xin lưu ý, đây chỉ là những con số do con người quy ước đơn giản. Sao Vega: 0 magnitude. Sao sáng nhất Sirius: 1.4 magnitude. Sao Kim: (-4) magnitude. Trăng: (-13). Mặt Trời: (-27)… có một điều hơi ngược là càng dương thì càng mờ.
Cấp sao
Đại lượng này dùng để đo độ sáng của các thiên thể. Cấp sao càng nhỏ thì sao càng sáng. Qui ước 2 sao có độ sáng chênh lệch nhau 100 lần thì cấp sao chênh nhau 5 lần. Như vậy sao cấp 1 sáng hơn sao cấp hai 2,512 lần; sao cấp 2 sáng hơn sao cấp 3 cũng 2,512 lần.
Được phân ra làm 2 loại: cấp sao tuyệt đối và cấp sao biểu kiến. Phụ thuộc vào độ trưng của sao và khoảng cách đến trái đất được gọi là cấp sao tuyệt đối. Còn về cấp sao biểu kiến không phụ thuộc vào khoảng cách.
Dễ hiểu hơn thì cấp sao tuyệt đối là chỉ độ sáng thật của sao và cấp cao biểu kiến thì lại là độ sáng do mắt thu được từ trái đất.
Độ trưng
Ở trên ta có nhắc tới độ trưng trong cấp sao tuyệt đối. Đây chính là đại lượng đặc trưng cho công suất bức xạ của ngôi sao. Tức là toàn bộ năng lượng mà ngôi sao bức xạ trong 1 đơn vị thời gian.
Bỉ Ngạn Hoa | ||
2020-07-11 21:44:12 | ||
Chat Online |
1. Vì sao dùng đòn gánh đồ vật lại đỡ tốn sức?
Khi vận chuyển đồ vật đi xa dùng tay xách hay mang vác đều không tiết kiệm sức bằng dùng đòn gánh. Nhất là khi dùng đòn gánh nhún lên nhún xuống, người gánh cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vì sao lại như vậy?
Vốn là đòn gánh có tính đàn hồi, sau khi hai đầu vật nặng, nó hơi cong xuống dưới. Khi người gánh di chuyển về phía trước, thân người lúc nhô cao lúc xuống thấp đòn gánh cũng có lúc nhanh lúc thẳng. Nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy bước đi của người gánh và chuyển động lên xuống của đòn gánh đều có tiết tấu. Khi đòn gánh biến thành cong thì vật nặng ở hai đầu chĩu xuống, đòn gánh ép lên vai người gánh, khi đòn gánh trở lại thẳng vật nặng ở hai đầu nhô lên áp lực của đòn lên vai người hầu như biến thành không. Nếu khi gánh người ta bước đi của mình sao cho khi đòn gánh nhô lên phía trên thì người gánh cũng vừa bước về phía trước, khi đòn gánh ép xuống dưới thì hai bàn chân người gánh cũng đồng thời tiếp xúc với đất, vật năng không cản trở bước đi mà người vẫn có thể đỡ được vật năng. Chính điều này làm cho người ta khi gánh đỡ tốn sức hơn nhiều.
Nếu quan sát kĩ hơn ta còn phát hiện ra rằng người gánh thường dùng hai tay kéo vật nặng vào phía trong, đây là một cách để người gánh đỡ tốn sức. Nếu người gánh không dùng hai tay kéo giữ thì toàn bộ trọng lực của hai vật gánh sẽ ép lên vai, diện tích tiếp xúc giữa đòn gánh và vai sẽ rất nhỏ phần vai chịu độ nén rất lớn trong một thời gian dài sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nếu người gánh dùng hai tay kéo giữ vật nặng vào phía trong, cánh tay sẽ chịu một phần trọng lực của vật gánh. Do đó giảm bớt áp lực lên vai, người gánh cảm thầy dễ chịu hơn.
2. Khi đẩy tạ, góc tối ưu có phải là 45 độ không?
Thường nghe người ta nói muốn đẩy tạ đi được xa, góc khi quả tạ rời khỏi tay nên tạo với mặt phẳng bằng là 45 độ thế nhưng vận động viên có kinh nghiệm lại phát hiện góc đẩy tốt nhất phải nhỏ hơn 45 độ một chút vì sao vậy?
Sự thực có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cự li xa gần khi đẩy tạ, ngoài việc góc đẩy tạ khi rời khỏi tay lớn hay nhỏ còn liên quan tới tốc độ quả tạ khi rời tay, lực cản của không khí và chiều cao của người đẩy tạ. Nói một cách chính xác phải xem xét kĩ các nhân tố mới có thể tìm ra góc đẩy tối ưu. Nói như vậy nghĩa là mỗi người có một góc đẩy tạ khác nhau. Qua thử nghiệm đã chứng minh được rằng thể tích quả tạ không lớn, trọng lực lại không nhỏ nên có thể bỏ qua lực cản của không khí. Như vậy mỗi vận động viên có thể căn cứ vào tốc độ quả tạ khi rời khỏi tay và độ cao khi rời khỏi tay để tìm được góc đẩy tạ tối ưu.
Nếu độ cao khi quả tạ rời khỏi tay bằng 0 nghĩa là quả tạ được đẩy đi từ mặt đất vào một thời gian nhất định của tốc độ ban đầu nếu muốn quả tạ đẩy đi với cự li xa nhất thì góc đẩy tối ưu là 45 độ loại tình huống này thường không xảy ra nhưng nó có một tình huống giới hạn. Nói chung chiều cao của vận động viên đều khá lớn nên phần lớn độ cao khi quả tạ rời tay đều từ 1,8-2m, sau khi tính tới độ cao với cùng một tốc độ khi rời tay thì góc đẩy tốt nhất ở trong khoảng 40 độ-43 độ.
3. Vì sao diều có thể bay trên trời?
Vào ngày thời tiết thuận tiện ta có thể thả diều. Vì sao diều có thể bay lên được bạn đã chú ý đến điều này chưa?
Nói chung con diều phải đón gió mới có thể bay lên được và mặt diều phải nghiêng xuống dưới hai điểm này là then chốt để diều bay lên. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ để tăng tốc độ đón gió người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực của gió đối với diều.
Cái diều khi bay lên trời có lúc lắc qua lắc lại và có lúc như lộn đầu xuống dưới đất. Làm thế nào để con diều bay được ổn định. Có thể đính vào cuối diều một số tua hay dải dây. Nhìn từ góc độ vật lí thì làm như vậy để điều chình trọng tâm của diều hướng xuống dưới và như vậy khi cái diều nghiêng quá thì trọng lực sẽ làm nó khôi phục lại vị trí vốn có. Ngoài ảnh hưởng của trọng tâm đối với sự cân bằng của con diều thì hình dáng và tỉ lệ các bộ phận của nó cũng như hướng gió đều là những nhân tố không thể xem thường.
4. Vì sao đi xe đạp lại đỡ tốn sức hơn đi bộ?
Những người biết đi xe đạp đều có kinh nghiệm như sau: trên mặt đường thẳng cùng thời gian như nhau đi một đoạn đường dài thì đi xe đạp đỡ tốn sức hơn đi bộ nhiều. Vì sao vậy?
Cái gọi là đỡ tốn sức chỉ là năng lượng tiêu hao của thân người giảm nhỏ. Theo tính toán một xe đạp tốt vận hành với tốc độ trên mặt đường phẳng bằng thì phải dùng 1N để khắc phục ma sát giữa xe và trục. Để duy trì sự chuyển động không ngừng của bánh xe cần bỏ thêm 2N để khắc phục ma sát với mặt đất. Đi xe ngược hướng gió cũng gặp lực cản, nếu tốc độ xe là 24km/h thì sức cản ngược hướng gió là 9N căn cứ vào đó thì cứ 1km ta phải tiêu hao một năng lương là 12000J.
Nếu đi bộ năng lương tiêu hao còn lớn hơn theo phương pháp tương tự tính ra đương khi đi bộ trọng tâm của than người không ngừng nhô lên tụt xuống, cứ đi một bước tương đương với người nhảy cao lên với phương thẳng đứng một lần. Độ cao đó vào khoảng 15cm. Đối với người có trọng lực 700N thì ứng với mỗi bước lớn nhất 100J năng lượng để nhấc mình lên. Khi bàn chân chạm vào mặt đất thì năng lượng đó một phần mất đi qua việc tạo thành âm thanh và phát nhiệt khi ma sát với mặt đất. Nói chung cứ 1km con người mất 900 bước, năng lượng tiêu hao lên đến 90000J chỉ riêng điều này đã khiến năng lượng đi bộ gấp 8 lần so với việc đi xe đạp. Thế nhưng vẫn còn có sức cản của gió, khoản năng lượng tiêu hao không đáng kể.
Hai khoản tiêu hao này cũng chưa phải là đáng kể mà còn một khoản tiêu hao tiềm ẩn lại rất lớn. Xét về mặt vật lí thì con người cũng như là một bộ máy. Khi con người đi lại thì các bộ phận của cỗ máy đó cũng hoạt động tương ứng với nhau. Ví dụ như các khớp xương sẽ vận động không ngừng co vào duỗi ra, tim phổi và các bộ phận khác cũng gia tăng hoạt động. Điều này khiến cho ma sát bên trong tăng mạnh. Ngoài ra lượng bài tiết mồ hôi tăng thêm và nhiệt lượng bức xạ của thân người tăng. Sự tiêu hao này không hể tính được. Nhưng ước chừng vào khoảng 260000J là lượng năng lượng con người mất đi khi con người đi được 1km. Lượng năng lượng này gấp 20lần so với đi xe đạp. Điều này cho thấy rằng năng lượng do ma sát là nguyên nhân chủ yếu cho thấy việc đi bộ tốn sức hơn đi xe đạp.
5. Vì sao vòng xoáy của nước nói chung là xoay theo một hướng?
Đây là hiện tượng rất kì lạ, khi xả nước vào bồn tắm bạn sẽ thấy ở vùng gần nơi nước chảy xuống, vòng xoáy của nước nói chung là xoay ngược chiều kim đồng hồ. Nếu bạn dùng tay làm nước xoáy theo chiều kim đồng hồ một lúc, nó sẽ xoay chậm dần một lúc sau lại xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Chẳng lẽ nước lại có tính nết kì quặc như vậy? Không phải đâu, nói ra có thể bạn không tin nhưng đó là do trái đất tự quay giở trò đấy. Ngay từ hơn 150 năm trước một nhà vật lí học người Pháp tên là Coriolis đã chú ý đến hiện tượng này. Thuở ấy ông đang dạy học ở Học viện công nghệ Pháp, một dịp ngẫu nhiên đã khiến ông bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của vật thể trên bề mặt vật quay. Trái đất là một vật quay lớn, cứ 24 giờ nó lại quay một vòng. Tại một điểm trên xích đạo, một ngày đã chuyển động 40.000 km, tốc độ hướng về đông vào khoảng 0,46 m/s, nhưng ở Bắc Kinh một ngày chỉ cần chuyển động 30.000 km, tốc độ hướng đông vào khoảng 0,35 m/s. Như vậy, những vật thể ở Bắc bán cầu Trái Đất nếu vị trí càng gần phía nam thì theo sự quay của Trái Đất, tốc độ sẽ càng lớn. Nếu có một dòng nước từ Nam chảy về Bắc, nó sẽ vì quán tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông, còn nếu từ Bắc chảy về Nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về phía Tây, giống như ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về phía đông, nước chảy từ phía bắc chảy về phía nam sẽ lệch về hướng tây và chảy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình ở trên, ở nam bán cầu sẽ ngược lại hoàn toàn.
Coriolis đã chú ý đến hiện tượng đó trước tiên và đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống từ lí luận tới thực nghiệm, người đời sau gọi loại lực làm hình thành vòng xoáy là lực Coriolis.
Trong bồn tắm,chậu rửa tay vòng xoáy không dễ dàng làm người ta chú ý, bạn đừng vì thế mà cho rằng lực Coriolis ảnh hưởng đối với đời sống con người không lớn. Ở bắc bán cầu bờ song bên phải của sông ngòi bị bào mòn tương đối lớn, đó là vì lực Coriolis đẩy nước sông chảy theo hướng ngang. Cũng như vậy, khi xe lửa từ hướng nam chạy tới hướng bắc nói chung cũng va đập tương đối mạnh vào mặt phải đường sắt. Khi nghiên cứu bắn pháo và phóng vệ tinh cũng phải xem xét tới ảnh hưởng của lực Coriolis. Lực Coriolis cũng ảnh hưởng đến sự chuyển động của không khí trên trái đất, chính là do nó mới sinh ra dòng không khí xoáy với năng lượng rất lớn, trong đó gió xoáy là một loại. Gió xoáy là một đại lực sĩ, nó có thể làm đổ nhà đổ cây và còn có thể cuốn những vật ở trên bề mặt trái đất lên không trung, mỗi năm gây tổn thất tới hàng tỷ, hàng chục tỉ đô la Mỹ. Năm 1978 gió xoáy tập kích vào Tolago tốc độ gió đạt tới 52 m/s, tốc độ ở trung tâm vòng không khí xoáy bằng và xấp xỉ vận tốc âm thanh. Một trong những tác dụng phá hoại của gió xoáy là lực hút của nó, mà nguồn gốc của lực hút này là do sự chuyển động xoáy với tốc độ cao của nó, mà hung thủ tạo thành loại chuyển động xoáy này là lực Coriolis. Có thể thấy, nếu như lực Coriolis lúc bình thường không được người ta chú ý, một khi nổi giận lại nguy hại rất lớn.
6. Vì sao người có thể nói được?
Bạn đã thổi kèn rồi chứ? Kèn làm sao phát ra được âm thanh? Khi bạn thổi kèn thì dòng không khí được thổi vào từ khoang miệng, rồi đi qua làm rung động trên miệng kèn, làm cho “lam rung” rung mà phát ra âm thanh. Vì vậy nguồn âm để kèn phát ra âm thanh là lam rung. Âm thanh mà lam rung phát ra rất nhỏ và cũng rất đơn điệu. Để cho âm thanh to lên, phải lắp thêm một khoang cộng hưởng, đó chính là ống kèn. Nhờ có sự giúp đỡ của ống kèn, âm thanh của kèn không những to lên mà còn phong phú thêm ra nhiều.
Người nói cũng rất giống kèn phát ra âm thanh. Nguồn âm để người nói là một đôi thanh đới, nó giống như hai cái quạt đặt ở họng. Khi người ta nói, khí từ phổi đi ra qua mối nối hẹp trung gian của thanh đới, thanh đới sẽ theo dòng khí mà rung động để phát ra âm thanh. Khi bạn nói to, nếu bạn dùng tay sờ vào cổ họng bạn sẽ cảm thấy sự rung động của thanh đới.
Âm thanh do thanh đới phát ra tuy rõ ràng nhưng vô cùng yếu ớt và cũng rất đơn điệu nên cần phải có sự giúp đỡ của khoang cộng hưởng mới có thể làm cho tiếng nói trở nên to và phong phú.
Xung quanh thanh đới, ở phần đầu và ngực người có nhiều khoảng rỗng lớn nhỏ như khoang yết hầu, khoang cổ họng, khoang miệng, xoang mũi, xoang đầu, khoang ngực, v.v… Khi dòng khí kích thích thanh đới rung động thì những khoang rỗng này cũng đồng thời rung động với độ khác nhau, chúng giống như ống kèn, không những phóng to âm thanh lên mà còn làm âm thanh vừa có âm sắc riêng vừa phong phú nhiều vẻ.
Nếu chỉ phát ra âm thì chưa thể hình thành lời nói. Muốn nói được phải phát ra được từng chữ một đó là cách “phát trọng âm” thường nói. Khi phát trọng âm thì môi trên, môi dưới, răng người ta không ngừng đóng, mở hoặc vừa đóng vừa mở, lưỡi cũng không ngừng hoạt động co duỗi hoặc lên xuống. Sự hiệp đồng động tác của chúng làm cho lời nói phát ra một cách thuận tiện. Những khí quản này được gọi thống nhất là cơ quan tạo thành tiếng nói.
Trên thế giới có tới vài tỉ người, tiếng nói của mỗi người đều không ai giống ai. Âm thanh của lời nói cũng như vân tay là tiêu chí đặc thù của mỗi người, vì thế lời nói thường là một trong những chứng cứ quan trọng của tội phạm. Khi phân biệt tiếng nói, trước hết phải phân tích tần số dao động của âm thanh xem xét sự tạo thành của nó, sau đó biến tần số dao động cơ bản của âm thanh thành con số, những con số này không chỉ là tiêu chí đặc trưng lời nói của mỗi người mà còn có thể dựa vào tần số dao động do con số cung cấp để lại hợp thanh thành lời nói. Đó chính là sự phân tích ngữ âm và kĩ thuật hợp thành ngữ âm hiện đại.
Hiện nay đã chế tạo được máy biết nói với tên gọi là “máy hợp thành ngữ âm thanh”. Máy không những nói được mà còn biết nghe, biết viết, biết đọc. Lắp vào trước cửa hoặc vào đồ dùng bằng điện, nó sẽ nhắc bạn đừng quên đóng cửa hoặc tắt đèn. Khi có kẻ trộm vào nhà, nếu trong nhà không có người, nó sẽ báo động và kêu cứu.
7. Có thể đồng thời nhìn thấy ba mặt trời hay không?
Năm 1550, quân đội của Carl V (Charles Quint), tiến công thành Madrid, bao vây thành này đến mức con chim bay không lọt. Đến tháng 4 năm thứ hai, đúng lúc trăm họ đang lâm cảnh đói rét, trên trời xuất hiện cùng một lúc ba mặt trời, ba mặt trời trong cùng ngày xếp thành một hàng, hai “mặt trời” ở hai bên còn mang theo “một thánh giá thập tự” phát sáng. Hiện tượng thiên văn thần kì đó làm xôn xao cả thành, trăm họ chạy đi chạy lại bảo nhau đều nói là “thượng đế sẽ đến cứu thành này”; kẻ xâm lược thì vô cùng hoảng sợ, cho là “sự báo trước của ý trời”, hoàng đế Carl V hốt hoảng ra lệnh rút quân, và như vậy là, ba “mặt trời” đã đuổi được quân xâm lược.
Hiện tượng thiên văn hiếm có này cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 1964, ở Nội Mông đã xuất hiện ba “mặt trời” các cụ giả ở địa phương cho biết tổ tiên của họ cũng đã nhìn thấy hiện tượng trên.
Mấy năm gần đây, ở một số vùng của Trung Quốc lại liên tiếp xảy ra hiện tượng trên. Ngày 19 tháng 2 năm 1986, dân chúng thành Tây An ngạc nhiên thấy trên không xuất hiện năm “mặt trời”. Theo ghi chép thì tháng 1 năm 1934 ở Tây An trong hai ngày liền đã xuất hiện tới bảy “mặt trời”.
Hiện tượng thiên văn này tuy rất là hiếm nhưng không thần bí, chúng đều là những hiện tượng quang học bình thường. Đó là vì ở xung quanh mặt trời có lúc đã xuất hiện một vòng, hai vòng và thậm chí rất nhiều vòng ánh sáng, thông thường là dự báo sắp nổi gió lên hoặc thời tiết thay đổi. Loại vòng sáng đó gọi là quầng mắt trời. Có khi ở xung quanh mặt trăng cũng có quầng. Quầng mặt trời, quầng mặt trăng đơn giản thường thấy, nhưng quầng mặt trời, quầng mặt trăng phức tạp thì hiếm thấy. Khi xuất hiện nhiều quầng, mà chúng đan xen lẫn nhau, thì chỗ đan xen hình thành một điểm vô cùng sáng, nhìn rất giống mặt trời, đó là mặt trời giả. Vì mặt trời giả là quầng đan xen của các quầng vì vậy nhìn thấy giống như mặt trời mang theo giá chữ thập.
Bất kể quầng đơn giản hay phức tạp, nguyên lí hình thành của chúng đều giống nhau khi trên cao lạnh trên mặt đất, hơi nước thường liên kết thành nhiều hạt băng nhỏ, chúng trôi nỗi và phân tán trên không. Hình dạng mỗi hạt băng rất theo quy tắc, có hạt là miếng mỏng hình sáu cạnh, có hạt hình trụ thẳng sáu cạnh. Sau khi ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chiếu vào các hạt băng nhỏ này, tia sáng lệch đi. Giống như ánh sáng trăng sau khi đi vào lăng kính ba cạnh thì góc khúc xạ của tia đỏ nhỏ, góc khúc xạ của tia tím lớn, phương hướng của tia đỏ và tia tím đi vào mắt bạn khác nhau, khiến bạn nhìn thấy màu sắc khác nhau. Khi trên trời có nhiều hạt băng nhỏ và chúng được sắp xếp chỉnh tề, thì lúc các tia sáng màu với góc độ khác nhau đi vào mắt bạn, sẽ làm cho bạn nhìn thấy một vòng màu lớn ngoài tím trong đỏ nó xoay quanh mặt trời ở trung tâm hình thành quầng phổ thong.
Vì sao có hiện tượng quầng, tán li kì cổ quái vậy? Ta biết gặp lạnh ngưng kết thành những giọt nước nhỏ, còn có khả năng ngưng kết thành vài loại tinh thể khác, như hình chóp hai đầu nhọn, hoặc hình chóp có một đầu nhọn. Những tia khúc xạ từ những lăng kính này rất phức tạp. Có khi một tia tới có thể phân thành mấy tia phản chiếu không cùng phương hướng, khi những tia phản chiếu này đi tới mắt bạn sẽ làm cho bạn nhìn thấy nhiều quầng tán; khi những quầng tán này đan xen với nhau sẽ tạo thành những hiện tượng thiên văn phức tạp.
Dùng một phương pháp đơn giản có thể giúp bạn nhìn thấy quầng tán. Ban đêm trước hết hãy tắt hết đèn trong phòng, hà hơi khẽ vào kính, hơi nước sau khi gặp lạnh trên kính sẽ ngưng đọng lại thành một lớp giọt nước nhỏ, đều, từ trời tối đen đó nhìn qua lớp sương mù ấy ra một ngọn đèn sáng ở nơi xa ở bên ngoài cửa sổ, bạn sẽ thấy xung quanh chiếc đèn giống như một màu đó là quầng tán, nguyên lí hình thành nòi giống như quầng, tán trên trời, chẳng qua là nó được hình thành khi tia sáng qua giọt nước khúc xạ lệch nên không sáng bằng quầng trên không.
Mai Linh | ||
2020-07-10 19:26:14 | ||
Chat Online |
hôm trước mk thấy mà ko biết
không phải mk thấy nó là một dải hình cầu bay ngang trên bầu trời kia mà.
Còn cực quang là nó xảy ra ở bắc cực và nam cực mà sao mk thấy được
Mai Linh | ||
2020-06-17 19:54:59 | ||
Chat Online |