Tin tức (News)
Bị điểm liệt vẫn có thể đỗ đại học
2017-04-05 22:29:42
Theo Bộ GD&ĐT, bài thi tổ hợp có môn thành phần bị điểm liệt (dưới 1) sẽ không được xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, các môn thành phần khác trong bài vẫn được dùng để xét đại học.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay gồm 3 bài độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo Bộ GD&ĐT, một thí sinh chọn hai bài thi tổ hợp, bắt buộc phải làm cả hai, nếu bỏ một bài sẽ trượt tốt nghiệp.
Trong hai bài thi đó, chỉ cần một bài không có thành phần môn thi bị điểm liệt (dưới 1 điểm), thí sinh sẽ được xét tốt nghiệp. Nếu cả hai bài không có môn thi thành phần bị điểm liệt, hệ thống sẽ chọn bài thi có kết quả cao hơn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Lê Hiếu.
Nếu đã tốt nghiệp, thí sinh không thể sử dụng bài thi có môn thành phần bị điểm liệt để xét tuyển cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể dùng kết quả của các môn thành phần (trên 1 điểm) để đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng.
Lưu ý khi viết phiếu dự thi
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay kỳ thi THPT quốc gia có một số điểm mới.
Cụ thể, mục 4 trong Phiếu đăng ký dự thi dành 12 ô để điền số Chứng minh nhân dân (CMTND) hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp Thẻ căn cước công dân hoặc CMTND có 12 số, các em điền bình thường. Trường hợp CMTND chỉ có 9 số, các em điền vào 9 ô bên phải và để trống 3 ô bên trái.
Thí sinh đang học lớp 12 phải đăng ký thi đủ các môn thành phần của bài thi tổ hợp. Chỉ có thí sinh tự do đã tốt nghiệp hoặc thí sinh được bảo lưu điểm thi theo quy chế mới được chọn các môn thi thành phần.
Thí sinh giáo dục thường xuyên không phải thi môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp nhưng vẫn có thể đăng ký dự thi môn này để sử dụng kết quả trong xét tuyển cao đẳng, đại học.
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực theo quy định, để được miễn thi (đạt điểm tối đa) khi xét tốt nghiệp, cần phải điền đầy đủ thông tin trong mục 15 của Phiếu đăng ký dự thi.
Thí sinh có đăng ký sơ tuyển (vào các trường khối công an, quân đội, năng khiếu) cần sử dụng thống nhất số chứng minh nhân dân khi đăng ký dự thi và sơ tuyển.
Thí sinh cần chính xác thông tin về ưu tiên, mã trường, mã ngành và mã tổ hợp.
Không nộp lại đề thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ
Trong kỳ thi THPT quốc gia, các môn thi như Toán, Ngữ văn và các môn ngoại ngữ, thí sinh không phải nộp lại giấy nháp và đề thi.
Còn lại, đối với các bài thi tổ hợp, sau hai môn thi thành phần đầu tiên của từng bài thi, thí sinh phải nộp lại đề thi và giấy nháp. Tuy nhiên, thí sinh không phải nộp lại đề và giấy nháp ở môn cuối cùng của bài tổ hợp (môn Sinh học và Giáo dục công dân).
Do các môn thành phần của bài thi tổ hợp được làm trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm nên thí sinh có thể lưu lại phương án trả lời các môn thành phần của bài thi trên giấy nháp môn thi cuối cùng.
Không hạn chế nguyện vọng xét tuyển
Theo Bộ GD&ĐT, quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ trước khi đăng ký. Thí sinh phải đảm bảo phù hợp với năng lực, sở thích để khi trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.
Tại thời điểm này, khi chưa có kết quả thi, thí sinh nên chọn cả 3 trường ở mức cao hơn, bằng hoặc thấp hơn năng lực bản thân.
Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên vị trí đầu.
Thực tế, các trường đại học thường dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành. Để tăng khả năng trúng tuyển, thí sinh có thể đăng ký nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành.
Tuy nhiên, phải lưu ý: Mỗi một tổ hợp là một nguyện vọng, nên đặt tổ hợp gồm các môn thi thí sinh có ưu thế ở thứ tự ưu tiên cao hơn.
Theo Quyên Quyên/News.zing
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay gồm 3 bài độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo Bộ GD&ĐT, một thí sinh chọn hai bài thi tổ hợp, bắt buộc phải làm cả hai, nếu bỏ một bài sẽ trượt tốt nghiệp.
Trong hai bài thi đó, chỉ cần một bài không có thành phần môn thi bị điểm liệt (dưới 1 điểm), thí sinh sẽ được xét tốt nghiệp. Nếu cả hai bài không có môn thi thành phần bị điểm liệt, hệ thống sẽ chọn bài thi có kết quả cao hơn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Lê Hiếu.
Nếu đã tốt nghiệp, thí sinh không thể sử dụng bài thi có môn thành phần bị điểm liệt để xét tuyển cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể dùng kết quả của các môn thành phần (trên 1 điểm) để đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng.
Lưu ý khi viết phiếu dự thi
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay kỳ thi THPT quốc gia có một số điểm mới.
Cụ thể, mục 4 trong Phiếu đăng ký dự thi dành 12 ô để điền số Chứng minh nhân dân (CMTND) hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp Thẻ căn cước công dân hoặc CMTND có 12 số, các em điền bình thường. Trường hợp CMTND chỉ có 9 số, các em điền vào 9 ô bên phải và để trống 3 ô bên trái.
Thí sinh đang học lớp 12 phải đăng ký thi đủ các môn thành phần của bài thi tổ hợp. Chỉ có thí sinh tự do đã tốt nghiệp hoặc thí sinh được bảo lưu điểm thi theo quy chế mới được chọn các môn thi thành phần.
Thí sinh giáo dục thường xuyên không phải thi môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp nhưng vẫn có thể đăng ký dự thi môn này để sử dụng kết quả trong xét tuyển cao đẳng, đại học.
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực theo quy định, để được miễn thi (đạt điểm tối đa) khi xét tốt nghiệp, cần phải điền đầy đủ thông tin trong mục 15 của Phiếu đăng ký dự thi.
Thí sinh có đăng ký sơ tuyển (vào các trường khối công an, quân đội, năng khiếu) cần sử dụng thống nhất số chứng minh nhân dân khi đăng ký dự thi và sơ tuyển.
Thí sinh cần chính xác thông tin về ưu tiên, mã trường, mã ngành và mã tổ hợp.
Không nộp lại đề thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ
Trong kỳ thi THPT quốc gia, các môn thi như Toán, Ngữ văn và các môn ngoại ngữ, thí sinh không phải nộp lại giấy nháp và đề thi.
Còn lại, đối với các bài thi tổ hợp, sau hai môn thi thành phần đầu tiên của từng bài thi, thí sinh phải nộp lại đề thi và giấy nháp. Tuy nhiên, thí sinh không phải nộp lại đề và giấy nháp ở môn cuối cùng của bài tổ hợp (môn Sinh học và Giáo dục công dân).
Do các môn thành phần của bài thi tổ hợp được làm trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm nên thí sinh có thể lưu lại phương án trả lời các môn thành phần của bài thi trên giấy nháp môn thi cuối cùng.
Không hạn chế nguyện vọng xét tuyển
Theo Bộ GD&ĐT, quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ trước khi đăng ký. Thí sinh phải đảm bảo phù hợp với năng lực, sở thích để khi trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.
Tại thời điểm này, khi chưa có kết quả thi, thí sinh nên chọn cả 3 trường ở mức cao hơn, bằng hoặc thấp hơn năng lực bản thân.
Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên vị trí đầu.
Thực tế, các trường đại học thường dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành. Để tăng khả năng trúng tuyển, thí sinh có thể đăng ký nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành.
Tuy nhiên, phải lưu ý: Mỗi một tổ hợp là một nguyện vọng, nên đặt tổ hợp gồm các môn thi thí sinh có ưu thế ở thứ tự ưu tiên cao hơn.
Theo Quyên Quyên/News.zing
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Các tin khác:
- Tướng Việt tài ba và chuyện giáo đâm thủng đùi không đau
- "Mẹ hiền" giữa đảo xa!
- Thi lớp 10: Điểm cao có bị rớt oan?
- Thông tin tuyển sinh mới nhất Đại học Giao thông vận tải
- Tiến sĩ cưỡi bò và câu đối khiến quan huyện sợ hãi quỳ lạy
- Những máy tính cầm tay được mang vào phòng thi THPT quốc gia 2017
- Lịch sử về ngày giổ tổ Hùng Vương
- Nữ sinh Việt đạt điểm tuyệt đối kỳ thi chuẩn hóa SAT
- TP.HCM tăng cường ngoại ngữ trong tuyển sinh đầu cấp
- Cận cảnh ngôi trường toàn màu hồng, học phí nửa tỷ/năm ở Việt Nam