Tin tức (News)
'Người Việt thấp bé' và bài học nhớ đời cho vua Hán
2017-01-09 10:37:58
Bằng trí tuệ của mình, Trương Trọng đã thể hiện bản lĩnh của người Việt, đồng thời "dạy" cho vua Hán bài học nhớ đời về trí tuệ và cách ứng xử.
Theo sách Các sứ thần Việt Nam, Trương Trọng là người quận Nhật Nam (vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Định ngày nay). Tuy vóc dáng nhỏ bé, Trương Trọng rất thông minh, lanh lợi. Ông được tuyển chọn làm thuộc lại trong quận.
Bấy giờ, nước ta bị nhà Đông Hán đô hộ. Theo lệ hàng năm, các nước chư hầu phải sang Trung Quốc cống nộp cho "thiên triều".
Sách Cổ Kim thuận ngôn (những lời nói hay xưa nay) của tác giả Phạm Thái cho biết năm 78, Trương Trọng được viên Thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) để tâu bày công việc trong quận lên vua Hán Chương Đế.
Trong buổi chầu đầu tiên, vua Hán thấy Trương Trọng thấp bé, đến từ nơi bị người Trung Quốc xem là "man di" nên tỏ ý khinh thường.
Vua hỏi bằng giọng trịch thượng: "Viên tiểu lại kia, ngươi là người quận nào đến đây?".
Trương Trọng khảng khái đáp: "Thưa bệ hạ, tôi tên Trương Trọng, thay mặt Thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua".
Vua Hán buông lời khinh miệt: "Ngươi thấp bé như vậy, người quận Nhật Nam ở đất 'man di', ai cũng thấp cổ bé họng như ngươi phải không?".
Đám quan lại đang đứng chầu đều cười ầm lên, hùa theo cổ vũ và châm chọc Trương Trọng.
Tranh vẽ mô tả cuộc đối đáp của Trương Trọng và vua Hán. Nguồn: Báo Bình Phước.
Không hề lúng túng, "người thấp bé" dõng dạc trả lời: "Bậc quân tử cốt hơn nhau về trí tuệ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt?".
Vua Hán nghe câu trả lời tức lắm nhưng không có lý lẽ để bắt bẻ nên đành im lặng.
Mấy hôm sau, nhân dịp tết Nguyên đán, triều đình mở tiệc chiêu đãi quần thần và sứ giả các nơi về chầu. Trăm quan vào hầu và chúc tết vua, trong đó có Trương Trọng.
Thấy ông, vua nhà Hán nghĩ ngay tới chuyện hôm trước, liền hỏi: "Nhật Nam có nghĩa 'phía Nam Mặt Trời'. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của dân chúng ở quận này tất thảy đều quay về phương Bắc để trông thấy Mặt Trời, có đúng phải vậy không?".
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là Mặt Trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, Trương Trọng quyết trả miếng.
Ông chậm rãi đáp rằng: "Tâu bệ hạ, một bậc túc nho không ai hiểu như thế. Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là 'Vân Trung' nhưng quận ấy có ở trong mây không? Có quận gọi là 'Kim Thành' nhưng có phải là thành xây bằng vàng không?
Nhật Nam không phải phía Nam Mặt Trời, người ta đặt tên thế thôi, chứ thực không phải vậy. Lại nữa, ở nơi nào, Mặt Trời cũng đều mọc ở đằng Đông, kẻ thất phu cũng hiểu được như thế!".
Trương Trọng khẳng định rằng xứ Nhật Nam không ai xoay về phương Bắc để trông thấy Mặt Trời. Ngược lại, "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Na" là tục lệ của người dân nơi đây, không ai muốn thay đổi được tục lệ đó.
Vua nhà Hán và quần thần ngây người trước câu đối đáp rắn rỏi, mạnh mẽ của viên sứ thần có vóc dáng bé nhỏ.Vua Hán kính nể, phong cho Trương Trọng làm Thái thú quận Kim Thành.
Trong bối cảnh quan lại ở Giao Châu đều do người Hán nắm giữ, Trương Trọng buộc vua Hán phải thay đổi quy định của mình là điều hiếm thấy.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/News.zing
Theo sách Các sứ thần Việt Nam, Trương Trọng là người quận Nhật Nam (vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Định ngày nay). Tuy vóc dáng nhỏ bé, Trương Trọng rất thông minh, lanh lợi. Ông được tuyển chọn làm thuộc lại trong quận.
Bấy giờ, nước ta bị nhà Đông Hán đô hộ. Theo lệ hàng năm, các nước chư hầu phải sang Trung Quốc cống nộp cho "thiên triều".
Sách Cổ Kim thuận ngôn (những lời nói hay xưa nay) của tác giả Phạm Thái cho biết năm 78, Trương Trọng được viên Thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) để tâu bày công việc trong quận lên vua Hán Chương Đế.
Trong buổi chầu đầu tiên, vua Hán thấy Trương Trọng thấp bé, đến từ nơi bị người Trung Quốc xem là "man di" nên tỏ ý khinh thường.
Vua hỏi bằng giọng trịch thượng: "Viên tiểu lại kia, ngươi là người quận nào đến đây?".
Trương Trọng khảng khái đáp: "Thưa bệ hạ, tôi tên Trương Trọng, thay mặt Thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua".
Vua Hán buông lời khinh miệt: "Ngươi thấp bé như vậy, người quận Nhật Nam ở đất 'man di', ai cũng thấp cổ bé họng như ngươi phải không?".
Đám quan lại đang đứng chầu đều cười ầm lên, hùa theo cổ vũ và châm chọc Trương Trọng.
Tranh vẽ mô tả cuộc đối đáp của Trương Trọng và vua Hán. Nguồn: Báo Bình Phước.
Không hề lúng túng, "người thấp bé" dõng dạc trả lời: "Bậc quân tử cốt hơn nhau về trí tuệ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt?".
Vua Hán nghe câu trả lời tức lắm nhưng không có lý lẽ để bắt bẻ nên đành im lặng.
Mấy hôm sau, nhân dịp tết Nguyên đán, triều đình mở tiệc chiêu đãi quần thần và sứ giả các nơi về chầu. Trăm quan vào hầu và chúc tết vua, trong đó có Trương Trọng.
Thấy ông, vua nhà Hán nghĩ ngay tới chuyện hôm trước, liền hỏi: "Nhật Nam có nghĩa 'phía Nam Mặt Trời'. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của dân chúng ở quận này tất thảy đều quay về phương Bắc để trông thấy Mặt Trời, có đúng phải vậy không?".
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là Mặt Trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, Trương Trọng quyết trả miếng.
Ông chậm rãi đáp rằng: "Tâu bệ hạ, một bậc túc nho không ai hiểu như thế. Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là 'Vân Trung' nhưng quận ấy có ở trong mây không? Có quận gọi là 'Kim Thành' nhưng có phải là thành xây bằng vàng không?
Nhật Nam không phải phía Nam Mặt Trời, người ta đặt tên thế thôi, chứ thực không phải vậy. Lại nữa, ở nơi nào, Mặt Trời cũng đều mọc ở đằng Đông, kẻ thất phu cũng hiểu được như thế!".
Trương Trọng khẳng định rằng xứ Nhật Nam không ai xoay về phương Bắc để trông thấy Mặt Trời. Ngược lại, "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Na" là tục lệ của người dân nơi đây, không ai muốn thay đổi được tục lệ đó.
Vua nhà Hán và quần thần ngây người trước câu đối đáp rắn rỏi, mạnh mẽ của viên sứ thần có vóc dáng bé nhỏ.Vua Hán kính nể, phong cho Trương Trọng làm Thái thú quận Kim Thành.
Trong bối cảnh quan lại ở Giao Châu đều do người Hán nắm giữ, Trương Trọng buộc vua Hán phải thay đổi quy định của mình là điều hiếm thấy.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/News.zing
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Các tin khác:
- Bó tay với bài văn lớp 8 chữ xấu... "hiểu chết liền"
- Hai nữ sinh lớp 8 chế thiết bị lọc nước mặn thành ngọt bằng năng lượng mặt trời
- Trường cho 'vay' điểm nếu thi kém ở Trung Quốc
- Gian nan hành trình tìm chữ của dân bản "bốn không"
- Nguyễn Quán Quang và chuyện đuổi giặc Mông Cổ bằng hòn đá
- Dạy học tiếng Anh ở trường phổ thông: Nhiều bất cập, yếu kém
- Học tiếng Anh ở Việt Nam không đủ để du học
- Ba thách thức đối với Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017
- Danh tướng người Việt được Tần Thủy Hoàng nể phục
- Giáo viên tiếng Anh chịu thiệt