Tin tức (News)
Trường cho 'vay' điểm nếu thi kém ở Trung Quốc
2017-01-13 09:23:41
Học sinh có thể "vay" điểm, bị tính lãi nếu không trả điểm sớm, được cấp "điểm tín dụng" theo quy trình của một ngân hàng thực thụ.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc vẫn đặt nặng các kỳ thi áp lực cao đòi hỏi học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trường THCS số 1 Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) đã sáng tạo ra "ngân hàng điểm" nhằm giảm căng thẳng cho học sinh. Theo đó, khi bị điểm thấp, học sinh có thể "vay" điểm từ quỹ này để qua môn. Cách thức này trở thành tâm điểm bàn luận của Trung Quốc những ngày qua, BBC đưa tin ngày 12/1.
"Điểm tín dụng" dựa trên hành vi
Theo các phương tiện truyền thông, nhà trường giới thiệu quỹ điểm này vào tháng 11 năm ngoái cho 49 học sinh ưu tú thuộc chương trình học tập nâng cao nhằm giúp các em vào đại học Mỹ một cách thuận lợi.
Học sinh có thể "vay" điểm từ ngân hàng cho các môn thường bị xem là "khó nhằn" như ngoại ngữ, sinh học, hóa học và lịch sử. Đến nay, 13 học sinh đã "vay" điểm từ ngân hàng.
"Vay" điểm đồng nghĩa với việc các em nợ một số điểm nhất định, và phải trả trong những bài kiểm tra tiếp theo. Để khích lệ học sinh cải thiện nhanh chóng, trường đặt ra quy định nếu học sinh không trả số điểm được vay sớm thì sẽ bị tính lãi.
Học sinh được cấp "điểm tín dụng" dựa trên hành vi như đến trường đầy đủ, hoàn thành nhiệm vụ trực nhật lớp.
Khi không trả điểm đúng hạn, học sinh cũng có thể bị cho vào danh sách đen. Nếu được sự chấp thuận của giáo viên, người vay điểm có thể yêu cầu bạn cùng lớp trả hộ.
"Em nghỉ vài buổi địa lý do bị ốm nên em thi không tốt lắm. Ngân hàng điểm đã cho em một cơ hội cứu vãn tình thế", học sinh Xiaozhu nói với tờ Yangzi Evening.
Giảm áp lực cho học sinh
Trả lời truyền thông trong nước, hiệu trưởng Huang Kan cho biết chương trình này được tạo ra nhằm thay đổi văn hóa thi của Trung Quốc và "khám phá một hệ thống đánh giá mới".
"Các kỳ thi ở Trung Quốc cho thấy điểm số là tất cả, điều này gây áp lực lớn cho học sinh. Mục đích của thi cử hay kiểm tra là đo lường, đánh giá và nâng cao tiêu chuẩn, không phải khiến mọi thứ trở nên khó khăn, trừng phạt học sinh hay hủy hoại nhiệt huyết của các em", bà Huang Kan nói.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc bị chỉ trích là quá cứng nhắc, điển hình là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (gaokao) thường được nhận xét là kỳ thi "khó nhất thế giới".
Kỳ thi gaokao là nỗi lo của cả học sinh và phụ huynh Trung Quốc.
Một nghiên cứu năm 2014 của tổ chức giáo dục ở Bắc Kinh cho thấy hầu hết các trường hợp tự tử của học sinh đều xuất phát từ áp lực thi cử. Do vậy, "ngân hàng điểm" được truyền thông và mạng xã hội nước này quan tâm đặc biệt.
Trong khi một số người tin rằng "ngân hàng điểm" là động thái tốt, những người khác lại băn khoăn không rõ chương trình này liệu có truyền đạt thông điệp sai lầm cho học sinh hay không.
"Học sinh sẽ nghĩ nếu không làm bài tốt vẫn có thể làm lại. Nhưng cuộc sống thường không cho bạn cơ hội thứ hai", một người dùng mạng xã hội Weibo cho biết.
Tờ Beijing News dẫn lời một chuyên gia giáo dục, "chương trình này là một con dao hai lưỡi", học sinh sẽ không nghiêm túc khi thi cử và điều này sẽ trở thành quán tính.
Bà Huang Kan phản biện: "Ngân hàng điểm không phải là tổ chức từ thiện phân phát điểm cho học sinh lười biếng, đó là cái nôi nuôi dưỡng cơ hội cho các học sinh chăm chỉ".
Theo Phiêu Linh/VnExpress
Hệ thống giáo dục Trung Quốc vẫn đặt nặng các kỳ thi áp lực cao đòi hỏi học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trường THCS số 1 Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) đã sáng tạo ra "ngân hàng điểm" nhằm giảm căng thẳng cho học sinh. Theo đó, khi bị điểm thấp, học sinh có thể "vay" điểm từ quỹ này để qua môn. Cách thức này trở thành tâm điểm bàn luận của Trung Quốc những ngày qua, BBC đưa tin ngày 12/1.
"Điểm tín dụng" dựa trên hành vi
Theo các phương tiện truyền thông, nhà trường giới thiệu quỹ điểm này vào tháng 11 năm ngoái cho 49 học sinh ưu tú thuộc chương trình học tập nâng cao nhằm giúp các em vào đại học Mỹ một cách thuận lợi.
Học sinh có thể "vay" điểm từ ngân hàng cho các môn thường bị xem là "khó nhằn" như ngoại ngữ, sinh học, hóa học và lịch sử. Đến nay, 13 học sinh đã "vay" điểm từ ngân hàng.
"Vay" điểm đồng nghĩa với việc các em nợ một số điểm nhất định, và phải trả trong những bài kiểm tra tiếp theo. Để khích lệ học sinh cải thiện nhanh chóng, trường đặt ra quy định nếu học sinh không trả số điểm được vay sớm thì sẽ bị tính lãi.
Học sinh được cấp "điểm tín dụng" dựa trên hành vi như đến trường đầy đủ, hoàn thành nhiệm vụ trực nhật lớp.
Khi không trả điểm đúng hạn, học sinh cũng có thể bị cho vào danh sách đen. Nếu được sự chấp thuận của giáo viên, người vay điểm có thể yêu cầu bạn cùng lớp trả hộ.
"Em nghỉ vài buổi địa lý do bị ốm nên em thi không tốt lắm. Ngân hàng điểm đã cho em một cơ hội cứu vãn tình thế", học sinh Xiaozhu nói với tờ Yangzi Evening.
Giảm áp lực cho học sinh
Trả lời truyền thông trong nước, hiệu trưởng Huang Kan cho biết chương trình này được tạo ra nhằm thay đổi văn hóa thi của Trung Quốc và "khám phá một hệ thống đánh giá mới".
"Các kỳ thi ở Trung Quốc cho thấy điểm số là tất cả, điều này gây áp lực lớn cho học sinh. Mục đích của thi cử hay kiểm tra là đo lường, đánh giá và nâng cao tiêu chuẩn, không phải khiến mọi thứ trở nên khó khăn, trừng phạt học sinh hay hủy hoại nhiệt huyết của các em", bà Huang Kan nói.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc bị chỉ trích là quá cứng nhắc, điển hình là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (gaokao) thường được nhận xét là kỳ thi "khó nhất thế giới".
Kỳ thi gaokao là nỗi lo của cả học sinh và phụ huynh Trung Quốc.
Một nghiên cứu năm 2014 của tổ chức giáo dục ở Bắc Kinh cho thấy hầu hết các trường hợp tự tử của học sinh đều xuất phát từ áp lực thi cử. Do vậy, "ngân hàng điểm" được truyền thông và mạng xã hội nước này quan tâm đặc biệt.
Trong khi một số người tin rằng "ngân hàng điểm" là động thái tốt, những người khác lại băn khoăn không rõ chương trình này liệu có truyền đạt thông điệp sai lầm cho học sinh hay không.
"Học sinh sẽ nghĩ nếu không làm bài tốt vẫn có thể làm lại. Nhưng cuộc sống thường không cho bạn cơ hội thứ hai", một người dùng mạng xã hội Weibo cho biết.
Tờ Beijing News dẫn lời một chuyên gia giáo dục, "chương trình này là một con dao hai lưỡi", học sinh sẽ không nghiêm túc khi thi cử và điều này sẽ trở thành quán tính.
Bà Huang Kan phản biện: "Ngân hàng điểm không phải là tổ chức từ thiện phân phát điểm cho học sinh lười biếng, đó là cái nôi nuôi dưỡng cơ hội cho các học sinh chăm chỉ".
Theo Phiêu Linh/VnExpress
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Các tin khác:
- Gian nan hành trình tìm chữ của dân bản "bốn không"
- Nguyễn Quán Quang và chuyện đuổi giặc Mông Cổ bằng hòn đá
- Đầu tư 80 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông
- Giáo dục phổ thông - Tăng tính thực nghiệp ở cuối cấp
- Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Trọng tâm ôn tập vào kiến thức lớp 12
- Hai nữ sinh lớp 8 chế thiết bị lọc nước mặn thành ngọt bằng năng lượng mặt trời
- Bó tay với bài văn lớp 8 chữ xấu... "hiểu chết liền"
- 'Người Việt thấp bé' và bài học nhớ đời cho vua Hán
- Dạy học tiếng Anh ở trường phổ thông: Nhiều bất cập, yếu kém
- Học tiếng Anh ở Việt Nam không đủ để du học