Tin tức (News)
Đầu tư 80 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông
2017-01-18 14:16:04
Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông với tổng kinh phí 80 triệu USD.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang được thực hiện với nhiều hoạt động, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ông thông tin trong lĩnh vực đổi mới quan trọng này, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng Thế giới. Hiệp định tài trợ dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa nước ta và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2016.
Từ trái qua phải: GS Nguyễn Minh Thuyết, ông Michael Crawford (Trưởng nhóm kỹ thuật dự án), Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và ông Đoàn Văn Ninh (Giám đốc Ban quản lý dự án) chủ tọa phiên thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: T.V.
Theo đó, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cam kết tài trợ cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi tương đương 77 triệu USD.
Nguồn vốn này được sử dụng để thực hiện mục tiêu nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực đồng thời nâng cao hiệu quả dạy - học bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng khẳng định mục tiêu này rất lớn và hy vọng các chuyên gia, cán bộ quản lý nỗ lực, hợp tác, tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, nhân dân và chuyên gia tư vấn quốc tế nhằm xây dựng bộ sách giáo khoa chất lượng nhất.
Ông Đoàn Văn Ninh, Giám đốc Ban quản lý dự án, cho biết dự án được thực hiện đến năm 2020.
Dự kiến, gần 50% kinh phí được sử dụng để hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông. Trong đó, việc xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ, tăng cường năng lực phát triển chương trình đánh giá giáo dục học sinh được chú trọng.
Hơn 25% kinh phí được sử dụng vào việc biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới. Bên cạnh đó, dự án cũng dự kiến cung cấp 50.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định chương trình sẽ được phát triển dựa trên triết lý thực học - thực nghiệp và dân chủ.
Theo đó, học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn đồng thời thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh.
Chương trình mới sẽ lấy người học làm trung tâm, chú trọng việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Nó được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm quyền tự chủ của người học, quyền chủ động của địa phương, cơ sở và không gian sáng tạo cho người viết sách giáo khoa cũng như giáo viên.
Bên cạnh đó, sách giáo khoa của một số môn học cấp tiểu học được biên soạn song ngữ (tiếng Việt và tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết).
Ông Micheal Crawford, Trưởng nhóm kỹ thuật dự án, cho rằng cách làm này cùng với việc xây dựng mục tiêu dựa trên quá trình khảo sát thực trạng giáo dục, chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất tại Việt Nam sẽ đảm bảo tính khả thi của dự án.
Ông khẳng định với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT và IDA, dự án đổi mới giáo dục phổ thông chắc chắn thành công.
Theo Nguyễn Sương/News.zing
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang được thực hiện với nhiều hoạt động, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ông thông tin trong lĩnh vực đổi mới quan trọng này, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng Thế giới. Hiệp định tài trợ dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa nước ta và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2016.
Từ trái qua phải: GS Nguyễn Minh Thuyết, ông Michael Crawford (Trưởng nhóm kỹ thuật dự án), Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và ông Đoàn Văn Ninh (Giám đốc Ban quản lý dự án) chủ tọa phiên thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: T.V.
Theo đó, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cam kết tài trợ cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi tương đương 77 triệu USD.
Nguồn vốn này được sử dụng để thực hiện mục tiêu nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực đồng thời nâng cao hiệu quả dạy - học bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng khẳng định mục tiêu này rất lớn và hy vọng các chuyên gia, cán bộ quản lý nỗ lực, hợp tác, tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, nhân dân và chuyên gia tư vấn quốc tế nhằm xây dựng bộ sách giáo khoa chất lượng nhất.
Ông Đoàn Văn Ninh, Giám đốc Ban quản lý dự án, cho biết dự án được thực hiện đến năm 2020.
Dự kiến, gần 50% kinh phí được sử dụng để hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông. Trong đó, việc xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ, tăng cường năng lực phát triển chương trình đánh giá giáo dục học sinh được chú trọng.
Hơn 25% kinh phí được sử dụng vào việc biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới. Bên cạnh đó, dự án cũng dự kiến cung cấp 50.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định chương trình sẽ được phát triển dựa trên triết lý thực học - thực nghiệp và dân chủ.
Theo đó, học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn đồng thời thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh.
Chương trình mới sẽ lấy người học làm trung tâm, chú trọng việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Nó được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm quyền tự chủ của người học, quyền chủ động của địa phương, cơ sở và không gian sáng tạo cho người viết sách giáo khoa cũng như giáo viên.
Bên cạnh đó, sách giáo khoa của một số môn học cấp tiểu học được biên soạn song ngữ (tiếng Việt và tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết).
Ông Micheal Crawford, Trưởng nhóm kỹ thuật dự án, cho rằng cách làm này cùng với việc xây dựng mục tiêu dựa trên quá trình khảo sát thực trạng giáo dục, chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất tại Việt Nam sẽ đảm bảo tính khả thi của dự án.
Ông khẳng định với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT và IDA, dự án đổi mới giáo dục phổ thông chắc chắn thành công.
Theo Nguyễn Sương/News.zing
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Tags: đổi mới giáo dục phổ thông,đổi mới giáo dục,đổi mới chương trình phổ thông,biên soạn sách giáo khoa mới,dự án đổi mới giáo dục phổ thông
Các tin khác:
- Giáo dục phổ thông - Tăng tính thực nghiệp ở cuối cấp
- Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Trọng tâm ôn tập vào kiến thức lớp 12
- Hà Nội và TP.HCM điều chỉnh lịch thi tuyển sinh vào lớp 10
- Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Cơ hội hay nguy cơ cho thí sinh?
- Lịch thi THPT quốc gia 2017
- Nguyễn Quán Quang và chuyện đuổi giặc Mông Cổ bằng hòn đá
- Gian nan hành trình tìm chữ của dân bản "bốn không"
- Trường cho 'vay' điểm nếu thi kém ở Trung Quốc
- Hai nữ sinh lớp 8 chế thiết bị lọc nước mặn thành ngọt bằng năng lượng mặt trời
- Bó tay với bài văn lớp 8 chữ xấu... "hiểu chết liền"