LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com
Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Hiện giờ kinh tế Việt Nam đang ở mức độ nào?

NoName.2531
20/04/2019 15:25:29
603 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
20/04/2019 15:49:26
Kinh tế Việt Nam hiện nay là nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chỉ số:
GDP (PPP) (2018)    Tổng số: 707.620 tỷ USD (hạng 35 thế giới)
Bình quân đầu người: 7,482 USD (hạng 128 thế giới)
GDP (danh nghĩa) (2018)    Tổng số: 241.434 tỷ USD (hạng 47 thế giới)
Bình quân đầu người: 2,553 USD (hạng 129 thế giới)

Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi mới năm 1986 thiết lập mô hình gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Từ năm 1993 đến 1997, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm khoảng 9%. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000–2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu và chính thức trở thành thành viên thứ 150 ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Năm 2013, tại một hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế đã nhận định nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại sau 5 năm gia nhập WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2007–2011, chỉ có 1 năm (2008) Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP trên 8%. Tuy xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD giai đoạn này nhưng mức tăng trưởng thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO. Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60%, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông – lâm sản, và khoáng sản thô. Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng, 18 tỷ USD vào năm 2008. Kinh tế ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 2007-2008 và đến năm 2013, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụng tăng trưởng thấp. Tình trạng tham nhũng luôn xếp ở mức cao trên trung bình của thế giới và vấn đề vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng, hàng chục ngàn thủ tục kinh doanh từ 20 năm trước đang tồn tại được cho là không hợp với kinh tế thị trường. Theo thống kê năm 2015 của Ngân hàng Thế giới thì PPP đầu người của Việt Nam năm 2014 là 5.294,4 USD, bằng 55,4% so với Indonesia, 37% so với Thái Lan và bằng 6,7% so với Singapore. Về địa lý kinh tế, Chính phủ Việt Nam phân chia quy hoạch các vùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm mỗi miền

Các tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh,... và có GDP bình quân đầu người thấp nhất: Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng,...
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư