Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Phơi nhiễm HIV là gì? Cách điều trị phơi nhiễm HIV

Biết Tuốt | Chat Online
07/05/2019 10:20:49
785 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
07/05/2019 10:21:48
Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ được Bộ Y tế dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, các mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Phơi nhiễm HIV là gì,Phơi nhiễm HIV,Thế nào là phơi nhiễm HIV,Bị phơi nhiễm HIV có chữa được không,Thuốc chữa phơi nhiễm HIV,thuốc kháng virut,ARV
Vết thương ở da khi bị tiếp xúc với máu của người khác bị nhiễm HIV có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV

Các dạng phơi nhiễm
Bất kỳ các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV đều có thể điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc kháng vi rút (viết tắt là ARV) trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm.

Nếu xét về mặt lý thuyết, thì chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. 

Các trường hợp cụ thể như:
- Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng …
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bị bệnh HIV bị vỡ đâm vào.
- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn của người bị HIV đâm vào.
- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.

Điều trị phơi nhiễm HIV:
Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc của người không mắc bệnh với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng để biết bạn có bị nhiễm HIV hay không, mà để biết chắc chắn phải dựa vào xét nghiệm.

Trong mọi tình huống đều phải gặp bác sĩ sớm để được tư vấn, bởi việc điều trị chỉ có tác dụng trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Các xử lý ngay lập tức là rửa vết thương dưới vòi nước, không nặn vết thương… Phải nhanh chóng xác định nguồn tiếp xúc có HIV hay không? Và gặp bác sĩ hoặc cán bộ chuyên về chương trình phòng chống HIV/AIDS để họ tư vấn liệu có cần thiết phải dùng thuốc hay không.

Những yếu tố như đường lây, số lượng virus HIV trong dịch tiết tiếp xúc, miễn dịch của bản thân mỗi người sẽ ảnh hưởng tới khả năng chuyển từ phơi nhiễm sang nhiễm HIV. Các chuyên gia phòng chống HIV/AIDS cho biết, trên thực tế, phơi nhiễm do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến, song không phải trường hợp nào cũng dẫn đến nhiễm.

Trong trường hợp đúng là bị phơi nhiễm, thì hiện đã có thuốc điều trị hiệu quả như kháng virus bằng thuốc ARV. Trong thời gian "72 giờ", điều trị ARV có thể dự phòng nhiễm HIV, giúp người bị phơi nhiễm tránh bị nhiễm hiệu quả nhất.

Thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc hay phơi nhiễm với virus HIV do kim tiêm đâm vào da là khoảng 0,3%; bị dính máu vào vết thương hở là từ 0,1 đến 0,3%; lây nhiễm qua quan hệ tình dục từ 0,1-0,5%. Theo thống kế này, với một lần phơi nhiễm, nguy cơ bị lây nhiễm HIV không cao. 

So sánh với tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua đường máu như viêm gan siêu vi B chỉ bằng 1/100 và viêm gan C là 1/10.
2 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×