Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Tiêm Vaccine Covid 19 tự trả phí ở đâu? Giá bao nhiêu vậy ạ?
Quyên Vũ | |
20/06/2021 15:50:52 |
2.585 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
Biết Tuốt | Chat Online | |
20/06/2021 15:56:16 |
Theo nghị quyết của Chính Phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 được ưu tiên tiêm chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng là: Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...; Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Như vậy đến thời điểm này (20/6/2021), người dân không thuộc diện ưu tiên sẽ cần chờ thêm thời gian để có thể tiêm Vaccine Covid 19.
Vaccine Covid-19 sẽ được tiêm miễn phí và dịch vụ
Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các nhóm ưu tiên, đạt đến miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.
Sáng 18/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo nghị quyết 21, gồm những người làm việc trong cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ... nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Đây cũng là nguyện vọng của các nhà tài trợ.
Từ 8/3 đến nay, Bộ Y tế ưu tiên tiêm vaccine miễn phí cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch theo nghị quyết 21, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; quân đội; công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
Sau khi tiêm xong lực lượng tuyến đầu (bao gồm đối tượng bổ sung), Bộ Y tế sẽ chuyển sang giai đoạn khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, Thường trực Ban chỉ đạo đề nghị tất cả các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Quốc phòng tích cực vào cuộc. Các địa phương có trách nhiệm tổ chức tiêm vaccine theo đúng kế hoạch, tuyệt đối không để có vaccine mà tiêm chậm.
Thường trực Ban chỉ đạo cũng nêu rõ việc tạo điều kiện tối đa để chính quyền địa phương, doanh nghiệp nếu có đầu mối tiếp cận, mua được vaccine thì đưa về Việt Nam thật nhanh.
Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua Bộ đã xử lý hàng trăm đề nghị, gặp gỡ hàng chục doanh nghiệp muốn được nhập khẩu vaccine. Nhưng sau khi tìm hiểu thì tất cả các nguồn cung vaccine đều đã có tiếp xúc trực tiếp với Bộ Y tế. Vì vậy, Bộ lưu ý những tổ chức, cá nhân khi trao đổi với các đơn vị trung gian chào bán vaccine cần thận trọng, chỉ làm việc với đơn vị có giấy ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với việc nhập khẩu vaccine của TP HCM, căn cứ đề nghị, nhu cầu của thành phố, Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với đơn vị cung cấp được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất và thành phố.
Nhận định từ nay đến cuối năm vẫn còn tình trạng tranh mua vaccine trên thế giới, nhất là trước tháng 10/2021, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi tiếp cận nguồn vaccine; tránh tình trạng nhà sản xuất cam kết bán nhưng không giao vaccine trong năm 2021 và sang năm 2022 mới có.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang tranh thủ tiếp cận tất cả các nguồn vaccine trên thế giới. Hai nguồn chính thức mua của hãng Astra Zeneca và nguồn tài trợ vaccine Sputnik V của Nga, sắp tới là vaccine của hãng Pfizer.
Ngoài ra, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp nhận thêm một số loại vcaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp (3 loại vaccine Astra Zeneca sản xuất tại Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu; Johnson & Johnson; Moderna; SinoPharm; SinoVac; Pfizer) qua chương trình Covax Facility.
Việt Nam cũng tiếp tục nhận viện trợ vaccine song phương của các nước. Vừa qua, Nhật Bản đã tài trợ một triệu liều vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam và trong những ngày tới đây Việt Nam sẽ tiếp nhận vaccine do Trung Quốc tài trợ.
Thường trực Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành sớm trình Chính phủ thống nhất chủ trương tiếp cận tất cả nguồn cung vaccine trên thế giới, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 đạt miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, sớm hoàn thiện các cơ chế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sản xuất vaccine trong nước không chỉ phục vụ nhiệm vụ chống dịch, mà còn hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy, tìm kiếm công nghệ sản xuất vaccine trong nước và quốc tế, cố gắng cuối năm 2021, chậm nhất đầu năm 2022 sẽ có một nhà máy sản xuất vaccine quy mô lớn đi vào hoạt động. Bộ Y tế cũng đang thúc đẩy Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Nga theo 2 giai đoạn; giai đoạn một dự kiến bắt đầu cuối tháng 7/2021.
Đến hết ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm được gần 2 triệu liều vaccine Covid-19; trong đó gần 90.000 người tiêm đủ hai mũi. Riêng hôm qua (17/6) hơn 200.000 người được tiêm phòng.
Như vậy đến thời điểm này (20/6/2021), người dân không thuộc diện ưu tiên sẽ cần chờ thêm thời gian để có thể tiêm Vaccine Covid 19.
Vaccine Covid-19 sẽ được tiêm miễn phí và dịch vụ
Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các nhóm ưu tiên, đạt đến miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.
Sáng 18/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo nghị quyết 21, gồm những người làm việc trong cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ... nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Đây cũng là nguyện vọng của các nhà tài trợ.
Từ 8/3 đến nay, Bộ Y tế ưu tiên tiêm vaccine miễn phí cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch theo nghị quyết 21, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; quân đội; công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
Sau khi tiêm xong lực lượng tuyến đầu (bao gồm đối tượng bổ sung), Bộ Y tế sẽ chuyển sang giai đoạn khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, Thường trực Ban chỉ đạo đề nghị tất cả các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Quốc phòng tích cực vào cuộc. Các địa phương có trách nhiệm tổ chức tiêm vaccine theo đúng kế hoạch, tuyệt đối không để có vaccine mà tiêm chậm.
Thường trực Ban chỉ đạo cũng nêu rõ việc tạo điều kiện tối đa để chính quyền địa phương, doanh nghiệp nếu có đầu mối tiếp cận, mua được vaccine thì đưa về Việt Nam thật nhanh.
Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua Bộ đã xử lý hàng trăm đề nghị, gặp gỡ hàng chục doanh nghiệp muốn được nhập khẩu vaccine. Nhưng sau khi tìm hiểu thì tất cả các nguồn cung vaccine đều đã có tiếp xúc trực tiếp với Bộ Y tế. Vì vậy, Bộ lưu ý những tổ chức, cá nhân khi trao đổi với các đơn vị trung gian chào bán vaccine cần thận trọng, chỉ làm việc với đơn vị có giấy ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với việc nhập khẩu vaccine của TP HCM, căn cứ đề nghị, nhu cầu của thành phố, Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với đơn vị cung cấp được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất và thành phố.
Nhận định từ nay đến cuối năm vẫn còn tình trạng tranh mua vaccine trên thế giới, nhất là trước tháng 10/2021, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi tiếp cận nguồn vaccine; tránh tình trạng nhà sản xuất cam kết bán nhưng không giao vaccine trong năm 2021 và sang năm 2022 mới có.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang tranh thủ tiếp cận tất cả các nguồn vaccine trên thế giới. Hai nguồn chính thức mua của hãng Astra Zeneca và nguồn tài trợ vaccine Sputnik V của Nga, sắp tới là vaccine của hãng Pfizer.
Ngoài ra, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp nhận thêm một số loại vcaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp (3 loại vaccine Astra Zeneca sản xuất tại Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu; Johnson & Johnson; Moderna; SinoPharm; SinoVac; Pfizer) qua chương trình Covax Facility.
Việt Nam cũng tiếp tục nhận viện trợ vaccine song phương của các nước. Vừa qua, Nhật Bản đã tài trợ một triệu liều vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam và trong những ngày tới đây Việt Nam sẽ tiếp nhận vaccine do Trung Quốc tài trợ.
Thường trực Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành sớm trình Chính phủ thống nhất chủ trương tiếp cận tất cả nguồn cung vaccine trên thế giới, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 đạt miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, sớm hoàn thiện các cơ chế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sản xuất vaccine trong nước không chỉ phục vụ nhiệm vụ chống dịch, mà còn hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy, tìm kiếm công nghệ sản xuất vaccine trong nước và quốc tế, cố gắng cuối năm 2021, chậm nhất đầu năm 2022 sẽ có một nhà máy sản xuất vaccine quy mô lớn đi vào hoạt động. Bộ Y tế cũng đang thúc đẩy Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Nga theo 2 giai đoạn; giai đoạn một dự kiến bắt đầu cuối tháng 7/2021.
Đến hết ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm được gần 2 triệu liều vaccine Covid-19; trong đó gần 90.000 người tiêm đủ hai mũi. Riêng hôm qua (17/6) hơn 200.000 người được tiêm phòng.
Nguyen Hai Minh | Chat Online | |
21/06/2021 09:53:17 |
Mẹ tớ là bác sĩ được tiêm miễn phí. Sau khi tiêm xong mẹ ốm mất vài ngày sau đó. Hầu như ai tiêm xong cũng mệt, có biểu hiện như bị cúm á
Tags: Tiêm Vaccine Covid 19 tự trả phí ở đâu? Giá bao nhiêu vậy ạ,Vaccine Covid 19,Vaccine,Covid 19,tiêm Vaccine Covid 19 ở đâu,giá tiêm Vaccine Covid 19
Câu hỏi mới nhất:
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Khi có người yêu thì cảm xúc sẽ như thế nào nhỉ?
- Với việc ngày càng chú trọng đến việc phục vụ các nhu cầu cá nhân của khách du lịch, liệu ...
- Nếu Hóa 5.5, Toán 6.5, Văn 7, Tiếng Anh 8.5, Địa lí 7.25, các môn khác đều trên 8, có được ...
- Đơn hàng của em được trung chuyển tới Quận Gò Vấp mà ở Gò Vấp tình hình dịch bệnh đang rất ...
- Nhắn tin qua Zalo mà Zalo hiển thị là "Đã gửi" chứ không hiển thị là "Đã nhận", vậy người ...
- Cho em hỏi nếu tất cả môn trên 6,5 mà Toán được 5 và 2 môn được 6 thì được hsinh tiên tiến ...
- Điểm trung bình môn: Nếu có 2 môn điểm trung bình môn 3.5 thì có thi lại không ạ? Em học ...
- Cho mik hỏi cách lấy lại nick Lazi ạ?
- Cho em hỏi năm nay em lớp 7, năm sau điểm thi cuối kì của em trên trung bình nhưng môn ...
- Mình học lớp 10 tbm Lý cả năm là 3,3, tất cả các môn còn lại trên 5, Văn trên 6,5. Vậy xếp ...
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!