Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Những sai lầm khi dùng điều hòa gây tốn điện
Biết Tuốt | Chat Online | |
30/05/2023 17:11:17 |
2.158 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online | |
30/05/2023 17:12:56 |
Những sai lầm khi dùng điều hòa gây tốn điện
1. Mua điều hòa đã quá cũ để tiết kiệm chi phí:
Nhiều người chọn phương án mua điều hòa cũ để tiết kiệm chi phí, mà không biết rằng hiệu suất làm mát không cao do động cơ yếu, sẽ tiêu hao lượng điện lớn.
Chưa kể máy dễ hỏng hóc, trục trặc, cần được bảo trì liên tục. Chi phí của khoản này cũng không phải là nhỏ.
2. Bật/tắt liên tục:
Một số người có thói quen bật điều hòa đến khi phòng mát thì tắt, khi nào nóng lại bật tiếp. Mục đích của việc này là để tiết kiệm điện, nhưng lại khiến hóa đơn tiền điện mỗi tháng tăng lên nhiều lần.
Khi bật điều hòa, máy cần tiêu thụ nhiều năng lượng để thực hiện một loạt tác vụ, như khởi động máy nén, động cơ quạt và làm mát không khí đến nhiệt độ yêu cầu. Việc bật/tắt nhiều lần khiến quá trình này lặp đi lặp lại, gây tốn điện hơn, thậm chí khiến cục nóng lẫn dàn lạnh kém bền.
Hóa đơn tiền điện cao kỷ lục: Thợ sửa điều hòa chỉ sai lầm nhiều người mắc - 3
Thợ bảo dưỡng, bảo trì định kỳ điều hòa (Ảnh minh họa).
3. Tăng/giảm nhiệt độ liên tục:
Khi nhiệt độ phòng đã hạ thấp, người dùng nghĩ rằng tăng nhiệt độ lên để máy tạm thời ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết điều hòa hiện nay có hệ thống cảm biến để duy trì mức nhiệt độ ổn định nên thao tác chỉnh tay có thể khiến quá trình vận hành thông thường của máy đảo lộn, giảm độ bền và gây tốn điện.
4. Bật nhiệt độ thấp nhất ngay khi vào phòng:
Có người muốn phòng mát nhanh nên đã hạ nhiệt độ xuống thấp nhất (khoảng 16 - 18 độ C) khiến thiết bị phải vận hành hết công suất nên gây tốn điện và nhanh hỏng.
Việc hạ thấp nhiệt độ nhanh cũng khiến người sử dụng sốc nhiệt. Các chuyên gia khuyến cáo nên bật máy lạnh ở nhiệt độ khoảng 26 độ C trở lên.
5. Bật điều hòa liên tục trong ngày:
Thói quen bật điều hòa liên tục trong ngày là nguyên nhân chính dẫn đến hao phí điện năng và làm giảm đáng kể tuổi thọ của máy vì phải hoạt động trong suốt khoảng thời gian dài. Người dùng không nên bật máy lạnh vào những thời điểm không quá nóng trong ngày.
6. Không bật thêm quạt cây/ quạt trần:
Nhiều người không bao giờ dùng điều hòa và quạt điện cùng lúc, vì cho rằng gây lãng phí điện.
Trên thực tế, hai thiết bị này hoạt động bổ trợ lẫn nhau, giúp luồng khí lưu thông tới toàn bộ phòng nhanh hơn, giảm bớt công suất và tần suất làm việc của điều hòa, từ đó tiết kiệm điện.
7. Không vệ sinh điều hòa định kỳ:
Nếu bụi bẩn lọt vào, khả năng làm mát của điều hòa sẽ giảm và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Trên dàn lạnh, bụi bẩn sẽ ngăn điều hòa thổi khí lạnh vào phòng. Ở cục nóng, bụi khiến quạt tắc nghẽn, không thể thông gió, từ đó gây hỏng hóc, cháy nổ.
Do đó, để đảm bảo điều hòa cung cấp đủ nhiệt độ, người dùng cần thường xuyên vệ sinh cho cả cục nóng và dàn lạnh.
1. Mua điều hòa đã quá cũ để tiết kiệm chi phí:
Nhiều người chọn phương án mua điều hòa cũ để tiết kiệm chi phí, mà không biết rằng hiệu suất làm mát không cao do động cơ yếu, sẽ tiêu hao lượng điện lớn.
Chưa kể máy dễ hỏng hóc, trục trặc, cần được bảo trì liên tục. Chi phí của khoản này cũng không phải là nhỏ.
2. Bật/tắt liên tục:
Một số người có thói quen bật điều hòa đến khi phòng mát thì tắt, khi nào nóng lại bật tiếp. Mục đích của việc này là để tiết kiệm điện, nhưng lại khiến hóa đơn tiền điện mỗi tháng tăng lên nhiều lần.
Khi bật điều hòa, máy cần tiêu thụ nhiều năng lượng để thực hiện một loạt tác vụ, như khởi động máy nén, động cơ quạt và làm mát không khí đến nhiệt độ yêu cầu. Việc bật/tắt nhiều lần khiến quá trình này lặp đi lặp lại, gây tốn điện hơn, thậm chí khiến cục nóng lẫn dàn lạnh kém bền.
Hóa đơn tiền điện cao kỷ lục: Thợ sửa điều hòa chỉ sai lầm nhiều người mắc - 3
Thợ bảo dưỡng, bảo trì định kỳ điều hòa (Ảnh minh họa).
3. Tăng/giảm nhiệt độ liên tục:
Khi nhiệt độ phòng đã hạ thấp, người dùng nghĩ rằng tăng nhiệt độ lên để máy tạm thời ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết điều hòa hiện nay có hệ thống cảm biến để duy trì mức nhiệt độ ổn định nên thao tác chỉnh tay có thể khiến quá trình vận hành thông thường của máy đảo lộn, giảm độ bền và gây tốn điện.
4. Bật nhiệt độ thấp nhất ngay khi vào phòng:
Có người muốn phòng mát nhanh nên đã hạ nhiệt độ xuống thấp nhất (khoảng 16 - 18 độ C) khiến thiết bị phải vận hành hết công suất nên gây tốn điện và nhanh hỏng.
Việc hạ thấp nhiệt độ nhanh cũng khiến người sử dụng sốc nhiệt. Các chuyên gia khuyến cáo nên bật máy lạnh ở nhiệt độ khoảng 26 độ C trở lên.
5. Bật điều hòa liên tục trong ngày:
Thói quen bật điều hòa liên tục trong ngày là nguyên nhân chính dẫn đến hao phí điện năng và làm giảm đáng kể tuổi thọ của máy vì phải hoạt động trong suốt khoảng thời gian dài. Người dùng không nên bật máy lạnh vào những thời điểm không quá nóng trong ngày.
6. Không bật thêm quạt cây/ quạt trần:
Nhiều người không bao giờ dùng điều hòa và quạt điện cùng lúc, vì cho rằng gây lãng phí điện.
Trên thực tế, hai thiết bị này hoạt động bổ trợ lẫn nhau, giúp luồng khí lưu thông tới toàn bộ phòng nhanh hơn, giảm bớt công suất và tần suất làm việc của điều hòa, từ đó tiết kiệm điện.
7. Không vệ sinh điều hòa định kỳ:
Nếu bụi bẩn lọt vào, khả năng làm mát của điều hòa sẽ giảm và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Trên dàn lạnh, bụi bẩn sẽ ngăn điều hòa thổi khí lạnh vào phòng. Ở cục nóng, bụi khiến quạt tắc nghẽn, không thể thông gió, từ đó gây hỏng hóc, cháy nổ.
Do đó, để đảm bảo điều hòa cung cấp đủ nhiệt độ, người dùng cần thường xuyên vệ sinh cho cả cục nóng và dàn lạnh.
Tags: Những sai lầm khi dùng điều hòa gây tốn điện,cách sử dụng điều hòa hiệu quả,sử dụng điều hòa tối ưu
Câu hỏi mới nhất:
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Cho con học trường quốc tế hệ General thì xét vào đại học bằng cách nào vậy mọi người?
- Mọi người cho em hỏi Học xong Foundation có được chuyển ngành không?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Sao cùng 1 người ở trên lap nó hiện đã gửi tin nhắn, còn điện thoại hiển thị chặn tin nhắn ...
- Lớp 12 và thi tốt nghiệp THPT có kết quả cao, nhưng lớp 1-11 thì học lực ở mức khá thôi ...
- Theo mọi người em có được học sinh giỏi không ạ?
- Cho em hỏi môn Tiếng Anh điểm tbm Học kì 2 6.4 mà tbm cả năm được 6.7 vậy có bị khống chế ...
- Mọi người ơi Mình đang có thắc mắc về khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh 2023 ạ
- Mọi người cho mình hỏi cách cài đặt thông báo với chat Lazi với ạ?
- Mọi người cho mình hỏi cách kéo điểm tbm hóa và ngữ văn được không ạ?
- Anh Học kì 1: 4.7 Học kì 2: 5,0 thì có được học sinh khá không?
- Văn 8.5 Toán 6.5, tất cả các môn khác đều trên 6.5, như vậy có được học sinh giỏi không?
- Học kì 1 điểm tb 7.4 kì 2 muốn học sinh giỏi thì phải làm sao ạ?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!