Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Bình mới rượu cũ nghĩa là gì?

NoName.492
19/04/2016 12:37:43
24.645 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.519
19/04/2016 12:41:59
Bình mới rượu cũ là một câu thành ngữ, và ngoài câu này thì còn có câu Bình cũ rượu mới với ý nghĩa ngược lại.
Bình mới rượu cũ: hình thức bên ngoài thì mới, còn nội dung bản chất bên trong thì vẫn không có gì thay đổi.
Bình cũ rượu mới: hình thức bên ngoài thì vẫn giữ nguyên, nhưng nội dung bản chất bên trong thì đã thay đổi.

Bình mới rượu cũ nghĩa là gì,bình mới rượu cũ,bình cũ rượu mới nghĩa là gì,bĩnh cũ rượu mới,rượu mới bình cũ,thành ngữ bình mới rượu cũ,thành ngữ bình cũ rượu mới
Bình rượu

Dụ ngôn Rượu mới bình cũ của Giêsu
Rượu mới Bình cũ là một dụ ngôn của Giêsu được chép trong các Sách Phúc Âm Mátthêu 9:17, Mácccô 2:22, và Luca 5:37-39.
"Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn. - Phúc âm Luca 5:37-39.".

Trong ba sách Phúc Âm Nhất Lãm, dụ ngôn này được ký thuật ngay sau sự kiện Chúa Giêsu kêu gọi người thâu thuế Mátthêu (Levi) trở thành môn đệ của ông, và lời giải thích của Chúa Giêsu về lý do các môn đệ không cần phải kiêng ăn (theo nghi thức Do Thái giáo) như các môn đồ của Gioan Baotixita (Gioan Tẩy giả) vẫn làm (Phúc âm Máccô 2:18-20).

Luận giải
Những ẩn dụ của Chúa Giêsu thường được xây dựng từ những chất liệu trong cuộc sống hằng ngày của nền văn hóa đương thời. Bầu rượu bằng da sẽ căng phồng nếu được dùng để đựng rượu mới, vì rượu mới vẫn tiếp tục lên men, cuối cùng bầu da sẽ bung rách. Tương tự, miếng vải mới sẽ co rút lại, nếu dùng vải mới để vá chiếc áo cũ, sẽ làm chằng rách áo cũ, và làm đường rách càng xấu hơn.

Nếu đọc cùng lúc với dụ ngôn Vải mới Áo cũ ("Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ; nếu vậy thì miếng nỉ mới chằng rách áo cũ, mà đàng rách thành xấu thêm" – Phúc âm Máccô 2:21) có thể nhận thấy ngụ ý của Chúa Giêsu, ấy là giáo huấn của ngài không thích hợp trong khung đạo giáo của người Do Thái, cũng không tương thích với các cấu trúc tôn giáo thời ấy. Nhiều người, đặc biệt là các Kitô hữu, thường xem dụ ngôn này là lời tuyên cáo của Chúa Giêsu về sự khởi đầu của một tôn giáo mới tách rời khỏi Do Thái giáo.
1 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư