Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Cá dọn bể (cá lau kính, cá tỳ bà)
NoName.609 | |
08/06/2016 05:44:12 |
10.286 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.654 | |
08/06/2016 05:45:12 |
Cá dọn bể hay còn gọi là cá lau kính hay cá tỳ bà (danh pháp hai phần: Hypostomus punctatus) là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu sống ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên. Cá có chiều dài từ 30–70 cm. Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng.
Cá tỳ bà bướm
Cá dọn bể có đặc tính thích hút nhớt của các loài cá khác, nên khi nuôi trong bể cá cảnh, chúng thường bám vào các cá cảnh khác để hút, gây bị thương hoặc làm chết cá khác, do đó cần chú ý là bể phải rộng để cá cảnh khác có thể bơi lội dễ dàng, tránh bị cá dọn bể bám vào hút nhớt ở da. Và nữa là nếu cá cảnh khác đang bị ốm yếu, bị thương, thì cũng cần cách ly ra khỏi cá dọn bể, vì lúc này cá dọn bể rất dễ bám vào hút nhớt ở da, dễ gây ra chết cá khác.
Cá dọn bể là loài sống ở đáy sông, nên chúng thích sống trong bóng tối và hoạt động mạnh khi ban đêm. Vào ban đêm, tối đen không có chút ánh sáng nào thì chúng hoạt động rất mạnh, bơi và tìm kiếm thức ăn. Nên thường là lúc ban ngày trời sáng hoặc khi có ánh đèn sáng trong bể cá cảnh, thì rất ít khi chúng bơi tìm thức ăn, mà chủ yếu nằm yên, khi thật đói mới thấy liếm láp một chút ở thành kính bể.
Cá tỳ bà (loài cá dọn bể)
Cá tỳ bà bướm
Ở Việt Nam
Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ Hong Kong và Singapore theo dạng cá cảnh. Gọi là cá dọn bể hay lau kính vì loài này ăn tạp (chất thải của cá khác, rong rêu bám trên thành bể...) nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc nhập loại cá này ở Việt Nam sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng sinh thái và đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn hay khi chết sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trường.
Cá dọn bể thuộc loại cá cảnh sau khi phát tán ra môi trường, chúng dễ thích nghi với môi trường sông nước, cá dọn bể mẹ hay cá dọn bể con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết. Nguy hiểm hơn do cá thích nghi mạnh nên chúng lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Sau thời gian phát tán ra tự nhiên, hiện cá dọn bể đang trở thành loài có nguy cơ xâm hại các loài cá khác ở cùng một môi trường sống. Đây là loài cá không mang lại giá trị kinh tế, đang có chiều hướng tăng nhanh trên các sông rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Một con cá dọn bể đang bám vào kính để hút rong rêu trên kính
Cá tỳ bà bướm
Cá dọn bể có đặc tính thích hút nhớt của các loài cá khác, nên khi nuôi trong bể cá cảnh, chúng thường bám vào các cá cảnh khác để hút, gây bị thương hoặc làm chết cá khác, do đó cần chú ý là bể phải rộng để cá cảnh khác có thể bơi lội dễ dàng, tránh bị cá dọn bể bám vào hút nhớt ở da. Và nữa là nếu cá cảnh khác đang bị ốm yếu, bị thương, thì cũng cần cách ly ra khỏi cá dọn bể, vì lúc này cá dọn bể rất dễ bám vào hút nhớt ở da, dễ gây ra chết cá khác.
Cá dọn bể là loài sống ở đáy sông, nên chúng thích sống trong bóng tối và hoạt động mạnh khi ban đêm. Vào ban đêm, tối đen không có chút ánh sáng nào thì chúng hoạt động rất mạnh, bơi và tìm kiếm thức ăn. Nên thường là lúc ban ngày trời sáng hoặc khi có ánh đèn sáng trong bể cá cảnh, thì rất ít khi chúng bơi tìm thức ăn, mà chủ yếu nằm yên, khi thật đói mới thấy liếm láp một chút ở thành kính bể.
Cá tỳ bà (loài cá dọn bể)
Cá tỳ bà bướm
Ở Việt Nam
Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ Hong Kong và Singapore theo dạng cá cảnh. Gọi là cá dọn bể hay lau kính vì loài này ăn tạp (chất thải của cá khác, rong rêu bám trên thành bể...) nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc nhập loại cá này ở Việt Nam sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng sinh thái và đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn hay khi chết sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trường.
Cá dọn bể thuộc loại cá cảnh sau khi phát tán ra môi trường, chúng dễ thích nghi với môi trường sông nước, cá dọn bể mẹ hay cá dọn bể con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết. Nguy hiểm hơn do cá thích nghi mạnh nên chúng lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Sau thời gian phát tán ra tự nhiên, hiện cá dọn bể đang trở thành loài có nguy cơ xâm hại các loài cá khác ở cùng một môi trường sống. Đây là loài cá không mang lại giá trị kinh tế, đang có chiều hướng tăng nhanh trên các sông rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Một con cá dọn bể đang bám vào kính để hút rong rêu trên kính
Tags: cá dọn bể,cá lau kính,cá tỳ bà,cá tỳ bà bướm,cá dọn bể có cắn cá khác không,hypostomus punctatus
Câu hỏi mới nhất:
- Nỡ ấn vô hiệu hóa tài khoản tạm thời rồi làm sao để mở lại tài khoản vậy?
- Làm sao để khôi phục tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời vậy?
- Cách mở lại tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời?
- Chỉ mình cách lấy point với ạ?
- Làm cách nào để khôi phục ảnh cũ trong phần chat lazi?
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Đau ruột thừa, viêm ruột thừa?
- Lành làm gáo vỡ làm muôi nghĩa là gì?
- Phù sa là gì? Các loại phù sa
- Nếu cho bạn lựa chọn giữa tình yêu và gia đình bạn thì bạn sẽ chọn gì?
- Bún thang là gì, đôi nét về món bún thang?
- Có mới nới cũ là gì?
- Cho em hỏi nếu nhà chỉ có mua bán giấy tay thì có được xin KT2, KT3 hay chỉ xin được tạm ...
- Bán nguyên âm là gì?
- Phụ âm là gì?
- Nguyên âm là gì, có bao nhiêu nguyên âm, nguyên âm trong tiếng Việt, nguyên âm trong tiếng ...
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!