LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com
Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Chuyển giới là gì? Người chuyển giới

NoName.765
27/08/2016 04:48:57
4.873 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.843
27/08/2016 04:49:29
Chuyển giới là việc chuyển đổi giới tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới): là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người, trong đó bao gồm những công đoạn như phẫu thuật chuyển đổi giới tính, tiêm hoóc-môn, phẫu thuật chỉnh hình... Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Do đó khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ Người chuyển giới (Transgender) dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính (giới tính xã hội) khác với giới tính bẩm sinh (giới tính sinh học) của mình bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.

chuyển giới là gì,người chuyển giới quan hệ như thế nào,chuyển đổi giới tính là gì,chuyển đổi giới tính,người chuyển giới,nguyên nhân của việc chuyển giới,ảnh hưởng của chuyển giới,chuyển giới ở Việt Nam,phẫu thuật chuyển giới,Transgender,biểu tượng của người chuyển giớichuyển giới là gì,người chuyển giới quan hệ như thế nào,chuyển đổi giới tính là gì,chuyển đổi giới tính,người chuyển giới,nguyên nhân của việc chuyển giới,ảnh hưởng của chuyển giới,chuyển giới ở Việt Nam,phẫu thuật chuyển giới,Transgender,biểu tượng của người chuyển giới
Biểu tượng của chuyển đổi giới tính

Một người có thể được khám để xác định xem người đó có cảm thấy không thoải mái hoặc phải chịu đựng đau khổ khi sống với giới tính bẩm sinh. Người muốn chuyển đổi giới tính bị kỳ thị ở nhiều nơi trên thế giới tuy nhiên họ đã được nhiều người biết đến ở phương Tây từ giữa thế kỷ 20 đặc biệt là khi cuộc cách mạng tình dục và giải phẫu chuyển đổi giới tính phổ biến. Tuy vậy, đây là vấn đề tranh cãi lớn, do lo ngại về hệ lụy về sức khỏe và xã hội (gây xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa, những hậu quả về pháp lý, y tế, giáo dục gây ra với xã hội...)

chuyển giới là gì,người chuyển giới quan hệ như thế nào,chuyển đổi giới tính là gì,chuyển đổi giới tính,người chuyển giới,nguyên nhân của việc chuyển giới,ảnh hưởng của chuyển giới,chuyển giới ở Việt Nam,phẫu thuật chuyển giới,Transgender,biểu tượng của người chuyển giới
Một người chuyển giới với chữ XY viết trên tay trong một cuộc biểu tình ở Paris ngày 1 tháng 10 năm 2005.

Nguyên nhân của việc chuyển giới
Những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về cơ quan sinh dục khiến việc xác định giới tính trở nên không rõ ràng, cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa khiếm khuyết thì gọi là "xác định lại giới tính". Việc phẫu thuật của họ không được coi là chuyển đổi giới tính mà chỉ là sự chỉnh hình lại để giới tính trở nên rõ ràng.

Trong khi đó, người có mong muốn "chuyển đổi giới tính" thì có cơ thể hoàn toàn bình thường, nhưng về mặt tâm thần của họ có những biểu hiện sau:
Tự cho bản thân thuộc giới tính khác: những người này hoàn toàn bình thường về giải phẫu và sinh học nhưng tự cho bản thân thuộc giới tính khác và tìm cách thực hiện ý định chuyển đổi giới tính bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa (tiêm Hormone).
Trạng thái tự cải trang quần áo để biểu lộ thành giới khác: là những người chỉ thích mặc quần áo khác giới để cảm thấy mình đặc biệt so với giới tính sinh học của mình.

Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (Gender Identity Disorder). Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) chính thức phân loại Rối loạn định dạng giới là một dạng bệnh tâm thần.

Các điều khoản chẩn đoán về chuyển giới, rối loạn định dạng giới ở thanh thiếu niên và người trưởng thành được liệt kê chung trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh (ICD) và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần của Hội chẩn đoán y khoa Hoa Kỳ (DSM) dưới mã số F64.0, F64.1, 302,85 và 302,6 tương ứng. Đến năm 2015 thì được phân loại lại với mã số F64.8, F-64.9 và 302.8 cùng tên gọi mới là Mặc cảm giới tính (Gender dysphoria). Trung tâm cai nghiện và Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ xếp rối loạn này vào Mục DSM-V, kèm với đó là phác đồ điều trị của nhóm này.
Rối loạn định dạng giới cũng được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Muốn được sống và chấp nhận như một người khác giới tính, thường đi kèm với những mong muốn làm cho cơ thể, ngoại hình càng giống người khác giới càng tốt (qua trang phục, đi đứng, cách cư xử, thậm chí qua phẫu thuật chuyển giới), dù các bộ phận giới tính và sinh lý cơ thể của họ hoàn toàn bình thường và không bị dị tật.
- Tâm lý trên tồn tại liên tục trong ít nhất 2 năm.
- Rối loạn định dạng giới có biểu hiện rõ ngay cả ở trẻ nhỏ (APA, 2000). Ví dụ: một trẻ nam bị rối loạn này ưa thích các trò chơi và các hoạt động dành cho giới nữ: thích chơi với búp bê hơn là ô tô, lính nhựa, thích tô son, mặc váy trong khi tránh né các trò chơi gây hấn điển hình dành cho trẻ nam như đấu vật, chọi tay... Trẻ đòi ngồi khi đi tiểu và thường che giấu dương vật của mình (APA, 2000). Trẻ có thể biểu hiện khó chịu với dương vật của mình, muốn hủy hoại dương vật để thay thế nó bằng cơ quan sinh dục nữ.
Ước tính có khoảng 0,005% đến 0,014% nam giới và 0,002% đến 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn định dạng giới, dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị thì tâm lý trên sẽ trở nên mạnh hơn, bệnh nhân sẽ chối bỏ giới tính của cơ thể và muốn được tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Tiến sĩ Paul R. McHugh – trưởng khoa tâm thần của Bệnh viện Johns Hopkins, Giáo sư tâm thần với danh hiệu phục vụ xuất sắc (Distinguished Service Professor) khẳng định: người chuyển giới (Transgenderism) là một rối loạn tâm thần và cần được điều trị, chuyển đổi giới tính thực ra là điều "không thể làm được về mặt sinh học". Những người cổ vũ hợp pháp hóa việc phẫu thuật chuyển giới đã vô tình ủng hộ việc bệnh nhân rối loạn tâm thần tự tàn phá cơ thể mình, trong khi lẽ ra phải giúp họ tìm cách chữa trị về tâm thần. Phẫu thuật chuyển đổi giới tính không phải là cách giải quyết cho những người bị rối loạn định dạng giới. Ông nói:

Những người lập chính sách và truyền thông đã không làm việc có ích cho công chúng hoặc những người nghĩ rằng giới tính của họ không đúng với thể chất. Trái lại, họ bóp méo bản chất rối loạn tâm thần của những người này thành một dạng "nhân quyền cần được bảo vệ", họ cổ vũ người chuyển giới "sống thật với bản thân", trong khi bản chất thực sự của chuyển giới là một rối loạn tâm thần cần có sự thông hiểu, điều trị và phòng ngừa.
Cảm giác mãnh liệt về việc chối bỏ giới tính cơ thể đã tạo nên một rối loạn tâm thần theo hai khía cạnh. Thứ nhất là sự không tương ứng giữa tâm lý với thực tại thể chất. Khía cạnh thứ hai là cảm giác này có thể đưa đến kết quả tâm lý rất đáng sợ: Đây là một rối loạn tâm thần gây hại tương tự như việc một người gầy ốm nhưng lại chán ăn và luôn nghĩ rằng họ bị thừa cân
Những người ủng hộ chuyển giới không muốn biết rằng những nghiên cứu cho thấy khoảng 70-80% trẻ em bộc lộ những cảm giác rối loạn giới tính đã mất đi những cảm giác này một cách tự nhiên theo thời gian. Và vì thế, chúng tôi (Bệnh viện Johns Hopkins) đã ngừng phẫu thuật chuyển giới, vì làm hài lòng một bệnh nhân tâm thần không thể là lý do biện minh cho việc cắt cụt những bộ phận bình thường của cơ thể họ.
Thay đổi giới tính vốn là điều không thể làm được về mặt sinh học. Những người phẫu thuật chuyển giới sẽ không thay đổi từ nam sang nữ hoặc ngược lại. Thực chất, họ vẫn là những người nam bị nữ hoá hoặc người nữ bị nam hoá. Các tuyên bố kiểu như "chuyển đổi giới tính là quyền dân sự" và việc hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển giới thực ra chính là sự cổ súy cho bệnh nhân rối loạn tâm thần tự gây hại cho sức khỏe của mình."

Ảnh hưởng về pháp lý, xã hội và cá nhân
Pháp lý
Bên cạnh việc xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa, việc cho phép chuyển đổi giới tính gây lo ngại về những hậu quả pháp lý sẽ xảy ra nếu việc này bị lợi dụng hoặc được pháp luật cho phép tiến hành, ví dụ như:
Nhiều người (đa số là nam giới) sẽ chuyển đổi giới tính để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là khi đất nước sắp có chiến tranh.
Chuyển đổi giới tính để gian lận trong thể thao hoặc lừa đảo tài sản.
Chuyển đổi giới tính để trốn việc bị tòa án truy nã.
Chuyển đổi giới tính để hoạt động mại dâm.
Nếu người chuyển giới đã kết hôn thì sau khi chuyển giới, các thỏa thuận hôn nhân với chồng/vợ của họ sẽ đột nhiên trở nên vô hiệu, dẫn tới kiện cáo hoặc cố tình chuyển giới để vô hiệu hóa các thỏa thuận, điều luật trong hôn nhân (trốn tránh việc cấp dưỡng, nuôi con, chia tài sản...)
Nếu người chuyển giới đã có con thì đứa trẻ sẽ "bỗng nhiên" bị mất cha/mẹ trên giấy tờ nhân thân và trong cuộc sống gia đình, dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho đứa trẻ về sau.
Phẫu thuật chuyển giới dễ dẫn tới tai biến do hàng loạt các cuộc phẫu thuật liên tiếp, dẫn tới các vụ kiện cáo sau này.
Người đã chuyển đổi giới tính có thể sẽ thấy hối hận sau khi tiến hành, nhưng khi đã phẫu thuật rồi thì không thể đảo ngược kết quả được nữa.
Người tiến hành chuyển giới sẽ phải chịu sự phản đối của gia đình cũng như khó tìm việc làm, dễ dẫn tới các hành vi tiêu cực, làm tăng tỷ lệ phạm tội và bất ổn xã hội.
Việc phải tiêm hoóc-môn (kích thích tố giới tính) liên tục khiến người chuyển giới mắc nhiều tác dụng phụ, sức khỏe suy giảm và bị giảm đáng kể tuổi thọ, tạo ra gánh nặng cho gia đình, hệ thống y tế và an sinh xã hội.

Đức
Từ năm 1981 tòa án xã hội bang Stuttgart đã công nhận ý muốn chuyển đổi giới tính như là một bệnh tật theo luật về bảo hiểm sức khỏe, hãng bảo hiểm phải trả tiền cho các biện pháp y khoa để chuyển đổi giới tính".

Sức khỏe
Người chuyển giới trước khi can thiệp phẫu thuật phải sử dụng hormone trong một thời gian khá dài, khiến tâm lý bị đảo lộn, cơ thể của họ bị yếu đi trông thấy, dễ nhiễm bệnh. Tiêm không đúng cách và liều lượng có thể nguy hiểm tính mạng. Sau đó họ sẽ phải trải qua vài chục cuộc tiểu phẫu với những đau đớn và nguy cơ tai biến cả về thể chất lẫn tâm lý. Sau vài năm, họ sẽ già đi nhanh chóng, sức khỏe của họ trở nên tồi tệ do những biến chứng từ phẫu thuật và tiêm hoóc-môn, những cơn đau thể xác giày vò cả ngày lẫn đêm. Đối với nam chuyển sang nữ, những lớp mỡ sẽ biến mất, vú teo lại mà trơ ra là khung xương thô kệch của đàn ông. Đối với nữ chuyển sang nam, râu tóc của họ sẽ rụng, dương vật giả sẽ teo đi (thậm chí bị hoại tử), khung xương chậu bị tổn thương khiến đi lại khó khăn. Những người không có đủ tiền để uống/tiêm kích thích tố đều đặn thì những hậu quả này thậm chí sẽ xuất hiện nhanh hơn. Ca sĩ chuyển giới Nong Poy (Thái Lan) chia sẻ: khi chuyển giới tức là chấp nhận rút ngắn tuổi thọ xuống khoảng 20 năm, người chuyển giới khó có thể sống ngoài 40 tuổi.

Những người chuyển giới đều chung số phận: Vĩnh viễn không thể có con, phải uống/tiêm thuốc kích thích tố nam hoặc nữ suốt đời, vẻ "mỹ miều" bên ngoài chỉ trụ được 5-10 năm, sau đó thân hình, da dẻ mau chóng già nua nhanh hơn nhiều so với người bình thường. Về đời sống tình dục cũng rất bất ổn do các bộ phận nhân tạo không thể có chức năng như bộ phận của người thường. Hiếm hoi lắm mới có một người chuyển giới tìm được hạnh phúc gia đình thực sự.

Nghiên cứu năm 2014 ở Mỹ cho thấy người chuyển giới có tỷ lệ đặc biệt cao về trầm cảm và tự sát do những thất vọng về cuộc sống sau khi chuyển giới. Tỷ lệ tự sát ở nhóm này ít nhất ở mức 30-40%, trong khi ở những ước lượng cao lên tới 50-60%. Những rủi ro liên quan với việc tiêm hormone, cắt sửa bộ phận sinh dục và các phẫu thuật khác như bệnh ung thư (vú và tuyến tiền liệt), bệnh tim (đột quỵ, bệnh tim mạch), và tắc mạch máu não trong những người chuyển giới đang tiếp tục được nghiên cứu.

Tại Thái Lan (một "thiên đường" của việc chuyển đổi giới tính), nhà hoạt động Nathee Teerarojanapong nói về kết quả không mong đợi từ việc chuyển đổi giới tính: "Tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ những người nói họ cảm thấy tiếc vì đã chuyển giới. Họ đã phạm một sai lầm lớn và muốn trở lại như cũ nhưng không thể".

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Trần Ngọc Vinh cho biết: việc chuyển đổi giới tính không chỉ đơn giản là việc chuyển đổi bộ phận sinh dục mà các diễn biến tâm lý, đời sống sau đó của người chuyển giới mới là vấn đề lớn. Bác sĩ Trần Ngọc Vinh tiết lộ: "Hầu hết bệnh nhân sau khi sang Thái Lan phẫu thuật chuyển đổi giới tính xong đều thấy ân hận, thất vọng. Đối với mọi người xung quanh, họ vẫn tỏ ra là hạnh phúc, mãn nguyện nhưng khi nói chuyện với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa thì lại khác. Nhiều người chuyển giới không thể tìm được những khoái cảm (trong cuộc sống và tình dục) như đối với giới tính ban đầu. Họ đâm ra chán con người mới của mình mà trước đó, họ khát khao vô cùng". Bác sĩ Nguyễn Hà cho biết: "Sau một thời gian "hồ hởi" sống với giới tính mới của mình, nhiều người chuyển giới suy sụp vì không tìm được niềm vui trong cuộc sống... Một số người nam chuyển sang nữ sau một thời gian sống dặt dẹo thì chuyển nghề làm... gái mại dâm". Do vậy, bác sĩ Hà khuyên rằng: dù mang tâm lý không chấp nhận giới tính bẩm sinh của mình thì con người cũng không nên can thiệp dao kéo vào giới tính của cơ thể, vì phẫu thuật chuyển giới để lại hệ lụy rất khó kiểm soát về sau, nhất là vấn đề tâm lý.

Văn hóa
Nga
Theo báo điện tử "Công an nhân dân" dịch tin từ đài BBC, kể từ ngày 15/1/2015, tất cả những người đã chuyển đổi giới tính ở Nga đều bị cấm điều khiển các phương tiện cơ giới cá nhân. Ai vi phạm, ngoài khoản tiền phạt nặng ra, có thể bị cảnh sát truy tố ra tòa. Theo thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông Vận tải Liên bang Nga, chính phủ Nga nghiêm cấm bất cứ cá nhân nào được cơ quan y tế chẩn đoán bị rối loạn nhân cách, bao gồm cả những người đã và đang muốn chuyển đổi giới tính sẽ không được lái xe, bởi ngoại hình thái quá của họ đã vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Nga.

Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Nhiều người Việt Nam không phân biệt được những khái niệm người đồng tính luyến ái, người hoán tính/chuyển đổi giới tính, người lưỡng tính mặc dù đây là những khái niệm khác nhau.
"Xác định lại giới tính" là thuật ngữ để chỉ những thủ tục dùng để điều chỉnh lại giới tính của một người do người đó có khuyết tật cơ thể về giới tính hoặc bộ phận sinh dục chưa được định hình chính xác. Trong khi đó, thuật ngữ "chuyển đổi giới tính" được áp dụng cho người có cơ thể bình thường nhưng vẫn đi phẫu thuật chuyển đổi giới tính do bị các vấn đề tâm thần (ví dụ như mắc chứng bệnh tâm thần Rối loạn định dạng giới). Nghị định Về xác định lại giới tính của chính phủ Việt Nam năm 2008 cho phép thực hiện xác định lại giới tính đối với những người có khuyết tật về cơ thể, đăng ký lại hộ tịch cho họ và nghiêm cấm phân biệt đối xử cũng như tiết lộ thông tin cho người khác biết. Đối với việc chuyển đổi giới tính cho những người đã có cơ thể đã định hình hoàn chỉnh về giới tính thì pháp luật Việt Nam nghiêm cấm.

Ngày 24/11/2015, với 282/366 số phiếu, Quốc hội Việt Nam đã thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Theo đó, Bộ luật Dân sự mới quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan".

Người chuyển giới
Người chuyển giới (tiếng Anh: Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạng thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể. Chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính mình là nữ hoặc một người sinh ra với cơ thể nữ nhưng lại cảm nhận giới tính của mình là nam. Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa. Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình mong muốn gọi là người chuyển giới đã phẫu thuật. Người chuyển giới hoàn toàn độc lập với thiên hướng tình dục. Họ có thể thuộc xu hướng tình dục dị tính, đồng tính hoặc song tính luyến ái...một số khác có thể xem xét định hướng tình dục thông thường không đầy đủ hoặc không áp dụng đối với họ.

Những người chuyển giới được mô tả là những người khi sinh ra đã mang sắn một giới tính sinh học (dựa vào cơ quan sinh dục để phân biệt), nhưng tâm lý của những người này cảm nhận rằng giới tính của họ không giống với giới tính mà thể xác của họ đang có. Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dù một số khác thì cảm thấy mong muốn điều này. Tuy nhiên, hầu hết những người chuyển giới đều mong muốn thiết lập một vai trò xã hội phù hợp với giới tính mà tâm lý của họ tự xác định.

Nguyên nhân
Năm 1980, hiện tượng chuyển giới (Transgender) đã được Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) chính thức phân loại là một dạng bệnh tâm thần, có tên gọi Rối loạn định dạng giới.
Người chuyển giới thì có cơ thể hoàn toàn bình thường, nhưng về mặt tâm thần của họ có những biểu hiện sau:
Tự cho bản thân thuộc giới tính khác: những người này hoàn toàn bình thường về giải phẫu và sinh học nhưng tự cho bản thân thuộc giới tính khác, một số tìm cách thực hiện ý định chuyển đổi giới tính bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa (tiêm Hormone).
Trạng thái tự cải trang quần áo để biểu lộ thành giới khác: những người này thích mặc quần áo, đi đứng nói năng như người khác giới (nam ăn mặc, nói chuyện yểu điệu như nữ và ngược lại, nữ ăn mặc và nói năng mạnh mẽ như nam) để cảm thấy mình khác biệt so với giới tính sinh học của mình.

Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (gender identity disorder). Các điều khoản chẩn đoán về chuyển giới, rối loạn định dạng giới ở thanh thiếu niên và người trưởng thành được liệt kê chung trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh (ICD) và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần của Hội chẩn đoán y khoa Hoa Kỳ (DSM) dưới mã số F64.0, F64.1, 302,85 và 302,6 tương ứng. Trung tâm cai nghiện và Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ xếp rối loạn này vào Mục DSM-V, kèm với đó là phác đồ điều trị của nhóm này. Rối loạn định dạng giới cũng được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán

Muốn được sống và chấp nhận như một người khác giới tính, thường đi kèm với những mong muốn làm cho cơ thể, ngoại hình càng giống người khác giới càng tốt (qua trang phục, đi đứng, cách cư xử, thậm chí qua phẫu thuật chuyển giới), dù các bộ phận giới tính và sinh lý cơ thể của họ hoàn toàn bình thường và không bị dị tật.
Tâm lý trên tồn tại liên tục trong ít nhất hai năm.

Ước tính rằng có khoảng 0,005% đến 0,014% nam giới và 0,002% đến 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn định dạng giới, dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại. Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị thì tâm lý trên sẽ trở nên mạnh hơn, bệnh nhân sẽ có những hành vi nhằm chối bỏ giới tính của cơ thể (như ăn mặc, nói năng... như người khác giới) và muốn được tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Người chuyển giới

Theo quy trình ở đa số quốc gia cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính, một người trước khi chuyển giới phải trải qua giai đoạn kiểm tra cuộc sống thực (Real Life Test) để xem có thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không.

Quy trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính thực chất là một chuỗi điều trị tâm lý - nội tiết – phẫu thuật. Mắt xích quan trọng nhất là "nội tiết trị liệu" vì nội tiết tố giúp người chuyển giới thay đổi thuận lợi về tâm lý và cơ thể trước khi phẫu thuật. Nội tiết tố cần được duy trì cả đời, trước và sau khi phẫu thuật.

Quy trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Hà Lan: Người chuyển giới trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (trải nghiệm, tư vấn tâm lý): Người chuyển giới sẽ phải trải qua sáu tháng để được tư vấn, kiểm tra và trải nghiệm tâm lý, họ phải ăn mặc như nữ (nếu là người chuyển giới từ nam sang nữ) và như nam (nếu là người chuyển giới từ nữ sang nam). Sau khi nghe bác sĩ tâm lý giảng giải về mọi khó khăn có thể sẽ gặp (mất gia đình, mất bạn, mất việc và bị các tác dụng phụ của nội tiết tố giới tính) thì có khoảng 40% bệnh nhân bỏ cuộc.

Giai đoạn 2 (điều trị bằng nội tiết tố): Người chuyển giới được điều trị bằng nội tiết tố trong vòng khoảng 2 năm. Nội tiết tố giúp cơ thể họ thay đổi. Testosterone (nội tiết tố nam) giúp cơ thể người nữ chuyển biến các dấu hiệu của giới tính nam như: lông và râu phát triển, ngực thu nhỏ, giọng nói trầm hơn... Nội tiết tố nữ giúp cơ thể người nam chuyển biến các dấu hiệu của giới tính nữ như: lông râu và cơ bắp giảm, ngực phát triển, kích thước tinh hoàn giảm...

Giai đoạn 3 (phẫu thuật tạo hình chuyển giới): sau hai năm điều trị bằng nội tiết tố, khi các thay đổi về tâm sinh lý của người chuyển giới đã tới giới hạn thuận lợi cho việc phẫu thuật, một Hội đồng y khoa với các chuyên viên nội tiết, tâm lý, phẫu thuật sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng từng hồ sơ một. Bệnh nhân nào đủ điều kiện sẽ được chuyển qua giai đoạn 3: phẫu thuật cắt bỏ bộ sinh dục cũ và tạo bộ sinh dục mới.

Những rủi ro liên quan với việc tiêm hormone, cắt sửa bộ phận sinh dục và các phẫu thuật khác như bệnh ung thư (vú và tuyến tiền liệt), bệnh tim (đột quỵ, bệnh tim mạch), và tắc mạch máu não trong những người chuyển giới đang tiếp tục được nghiên cứu.

Người chuyển giới trước khi can thiệp phẫu thuật phải sử dụng hormone trong một thời gian khá dài, khiến tâm lý bị đảo lộn, cơ thể của họ bị yếu đi trông thấy, dễ nhiễm bệnh. Tiêm không đúng cách và liều lượng có thể nguy hiểm tính mạng. Sau đó họ sẽ phải trải qua vài chục cuộc tiểu phẫu với những đau đớn và nguy cơ tai biến cả về thể chất lẫn tâm lý. Sau vài năm, họ sẽ già đi nhanh chóng, sức khỏe của họ trở nên tồi tệ do những biến chứng từ phẫu thuật và tiêm hoóc-môn, những cơn đau thể xác giày vò cả ngày lẫn đêm. Đối với nam chuyển sang nữ, những lớp mỡ sẽ biến mất, vú teo lại mà trơ ra là khung xương thô kệch của đàn ông. Đối với nữ chuyển sang nam, râu tóc của họ sẽ rụng, dương vật giả sẽ teo đi (thậm chí bị hoại tử), khung xương chậu bị tổn thương khiến đi lại khó khăn. Những người không có đủ tiền để uống/tiêm kích thích tố đều đặn thì những hậu quả này thậm chí sẽ xuất hiện nhanh hơn. Ca sĩ chuyển giới Nong Poy (Thái Lan) chia sẻ: khi chuyển giới tức là chấp nhận rút ngắn tuổi thọ xuống khoảng 20 năm, người chuyển giới khó có thể sống ngoài 40 tuổi.

Tại Thái Lan (một "thiên đường" của việc chuyển đổi giới tính), nhà hoạt động Nathee Teerarojanapong nói về kết quả không mong đợi từ việc chuyển đổi giới tính: "Tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ những người nói họ cảm thấy tiếc vì đã chuyển giới. Họ đã phạm một sai lầm lớn và muốn trở lại như cũ nhưng không thể".

Những người chuyển giới đều chung số phận: Vĩnh viễn không thể có con, phải uống/tiêm thuốc kích thích tố nam hoặc nữ suốt đời, vẻ "mỹ miều" bên ngoài chỉ trụ được 5-10 năm, sau đó thân hình, da dẻ mau chóng già nua nhanh hơn nhiều so với người bình thường. Về đời sống tình dục cũng rất bất ổn do các bộ phận nhân tạo không thể có chức năng như bộ phận của người thường. Hiếm hoi lắm mới có một người chuyển giới tìm được hạnh phúc gia đình thực sự.

Do những hậu quả xấu về lâu dài, các bác sỹ khuyên rằng: dù mang tâm lý không chấp nhận giới tính bẩm sinh của mình thì con người cũng không nên can thiệp dao kéo vào giới tính của cơ thể, vì phẫu thuật chuyển giới để lại hệ lụy rất khó kiểm soát về sau, nhất là vấn đề tâm lý.

Pháp luật về người chuyển giới
Hiện tại, đã có nhiều quốc gia công nhận người chuyển giới. Cho đến năm 2014, các quốc gia đã thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyển giới đối với người chuyển giới bao gồm: Trung Quốc (2003), Đức (1981), Ý (1982), Nhật Bản (2004), Hà Lan (1985), New Zealand (1995), Panama (1975), Romani (1996), Nam Phi (2003), Tây Ban Nha (2006), Thụy Điển (1972), Iran, Thổ Nhĩ Kỳ (1988), Vương quốc Anh (2004), Lithuana, Serbia, Argentina (2012), Bồ Đào Nha (2011), Urugoay (2009), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Hồng Kông – Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (2012) và nhiều bang, vùng của Úc, Canada, Mỹ...

Thái Lan và Iran được coi là các trung tâm thực hiện chuyển đổi giới tính lớn nhất thế giới, thường được những người chuyển giới lựa chọn. Hiện tại, chính phủ Iran chi trả 50% chi phí cho các trường hợp phẫu thuật chuyển giới. Thái Lan cũng là nước có nhiều người nước ngoài tới thực hiện chuyển giới. Tại Thái Lan hàng năm còn diễn ra các cuộc thi sắc đẹp quy mô dành cho người chuyển giới như Miss Tiffany’s Universe...

Các quốc gia trên thế giới cũng đã ban hành những chính sách nhằm giúp người chuyển giới hoà nhập xã hội. Các nhóm hoạt động nhân quyền tại Ý đã rất hoan nghênh, cho rằng đây là sự ủng hộ về mặt tâm lý đối với tù nhân chuyển giới vì những tù nhân chuyển giới khi nhốt chung với các tù nhân khác thường gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Những nhận thức sai lầm thường gặp trong xã hội về Người chuyển giới
Dưới đây là một số nhận thức, quan niệm sai lầm thường gặp trong xã hội về Người chuyển giới:
Người chuyển giới có giới tính sinh học khác biệt so với những người dị tính bình thường:
Đây hoàn toàn là quan điểm sai lầm. Thực chất người chuyển giới được sinh ra với một giới tính sinh học bình thường, hoàn chỉnh (phân biệt rõ là nam hay nữ) nhưng lại có cảm nhận và mong muốn giới tính của mình không trùng với giới tính sinh học đang có.

Ngoài ra, cũng cần phân biệt Người chuyển giới với những người sinh ra có dấu hiệu giới tính không rõ ràng, không hoàn chỉnh gọi là người liên giới tính - tên tiếng Anh: intersex (ví dụ, một đứa trẻ sinh ra tồn tại cả dấu hiệu của giới tính nam như có dương vật, tinh hoàn lại vừa có cả dấu hiệu của giới tính nữ như buồng trứng, dạ con, ngực lớn giống nữ giới...; những người có cơ quan sinh dục không rõ nam hay nữ...). Về bản chất, giới tính của những người liên giới tính chưa rõ ràng, cần phải thông qua việc xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính tại các cơ quan y tế để xác định rõ giới tính và thực hiện phẫu thuật để định hình lại giới tính. Điều này hoàn toàn khác so với Người chuyển giới là đã có định hình giới tính hoàn chỉnh khi sinh ra.

Người chuyển giới thì phải phẫu thuật chuyển đổi giới tính:
Người chuyển giới và chuyển đổi giới tính là hai khái niệm không trùng khớp nhau, đôi khi bị nhầm lẫn. Người chuyển giới chỉ nói về cảm nhận giới, không phụ thuộc việc người đó đã chuyển giới hay chưa. Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình mong muốn thì đây là người chuyển giới đã phẫu thuật.

Người chuyển giới và Người đồng tính luyến ái là một:
Thực chất, Người chuyển giới và Người đồng tính luyến ái cũng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đồng tính luyến ái đề cập tới thiên hướng tình dục của con người (3 thiên hướng chính: yêu người cùng giới: đồng tính luyến ái, yêu người khác giới: dị tính luyến ái, yêu cả hai giới: song tính luyến ái). Trong khi đó người chuyển giới nói về bản dạng giới, từ đó phân chia thành: Người không chuyển giới (bản dạng trùng với giới tính lúc mới sinh) và Người chuyển giới (bản dạng khác với giới tính lúc mới sinh). Một người nam ăn mặc trang điểm lòe loẹt, cử chỉ yểu điệu mọi người thường cho là đồng tính, nhưng thực tế đó là Người chuyển giới (sinh ra là nam, cảm nhận giới tính mình là nữ). Trong khi đó, một người đồng tính nam hoàn toàn có thể có ngoại hình rất nam tính, và người đó hài lòng với giới tính bẩm sinh là nam của mình.

Trong xã hội, nhiều người nhìn những trường hợp nam giới cải trang ngoại hình thành nữ giới hay ngược lại, nữ giới cải trang thành nam giới thì nhận định họ là người đồng tính luyến ái, đó là quan điểm chưa chính xác. Trừ một số người cải trang thành người giới tính khác để thỏa mãn nhu cầu giải trí thì đa số những người này đều là Người chuyển giới. Do mong muốn thành người có giới tính ngược lại nên họ đã cải trang như vậy, họ chỉ cải trang mà không phẫu thuật chuyển giới vì pháp luật chưa cho phép hoặc chưa có điều kiện kinh tế.

Người chuyển giới cũng có thể thuộc một trong 3 thiên hướng tình dục: đồng tính, dị tính, song tính luyến ái. Chẳng hạn, Người chuyển giới sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính của mình là nữ, yêu người nam thì người này có xu hướng tình dục dị tính và ngược lại, nếu cũng yêu nữ thì người này có xu hướng tình dục đồng tính.

Nhu cầu của Người đồng tính là được yêu người mình yêu, đó là mối quan hệ cùng giới. Còn nhu cầu của Người chuyển giới là được sống với giới tính mình cảm nhận, khác với giới tính cơ thể bẩm sinh định hình.

Người chuyển giới ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam hiện chưa cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việt Nam hiện mới chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính"(Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005), sau khi phẫu thuật sẽ được xác định lại giới tính trong hộ tịch, đồng thời được hoàn thiện những thủ tục nhằm công nhận giới tính và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. Trong khi đó, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính đối với người liên giới tính mà không cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nếu một người sinh ra đã hoàn thiện về giới tính thì việc chuyển đổi giới tính tại Việt Nam không thể thực hiện được. Quy định trên cũng đồng nghĩa nếu người chuyển giới ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì khi về nước, việc xác định lại giới tính cho người đó cũng như điều chỉnh hộ tịch, các giấy tờ tuỳ thân như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các giấy tờ tài sản khác liên quan cho người đó cũng không thể thực hiện được.

Nhiều người chuyển giới Việt Nam vì mong muốn được sống đúng với giới tính của mình nên đã ra nước ngoài (thường là Thái Lan, Hồng Kông...) để phẫu thuật. Ngoài phải chịu đau đớn trong quá trình phẫu thuật thì Người chuyển giới còn phải chịu đựng rất nhiều vấn đề sau phẫu thuật như: giảm tuổi thọ, thường xuyên tiêm hormone, không có khả năng sinh sản…, tuy nhiên nhiều người chuyển giới vẫn thấy hạnh phúc vì được "sống thật với chính mình". Sau khi chuyển giới, Người chuyển giới không được phép làm lại giấy tờ hộ tịch nên xảy ra thực trạng những người đã được phẫu thuật chuyển giới có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng trên chứng minh nhân dân, hộ chiếu và giấy khai sinh, hộ khẩu của họ vẫn ghi là "nam" và ngược lại. Hệ quả giới tính và hình thể thay đổi khác với giới tính trên giấy tờ tùy thân đã gây cho người chuyển giới rất nhiều khó khăn trong giao dịch như đi lại, đứng tên sở hữu tài sản, xin việc làm..., ngoài ra điều này cũng khiến họ gặp phải sự kỳ thị, phân biệt đối xử bởi nhiều người xung quanh xã hội. Người chuyển giới cũng không thể thực hiện được các nhu cầu chính đáng như kết hôn hay nhận con nuôi vì bản thân hình thể và giấy tờ hộ tịch khác nhau. Ngoài ra, do không được công nhận giới tính sau chuyển đổi nên người chuyển giới cũng không đựơc bảo vệ khi bị xâm phạm thân thể. Thực tế tại Việt Nam, năm 2010 đã xảy ra trường hợp một người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ (ở Quảng Bình) đã bị một người nam giới khác thực hiện hành vi giao cấu trái phép nhưng trên giấy tờ tuỳ thân của người chuyển giới vẫn ghi giới tính là "nam" nên gây nên những khó khăn trong việc xử lý hình sự, mặc dù những kẻ gây ra đã khai nhận hành vi phạm tội. Nhìn chung, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản luật liên quan như Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã cho thấy nhiều bất cập trong việc áp dụng đối với người chuyển giới, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong xã hội hiện nay.

Tại hội thảo "Khát vọng được là chính mình" do Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường tổ chức, Ông Trần Thất - Vụ trưởng Vụ Hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng việc thay đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình và các vấn đề liên quan đến xác định lại giới tính là cần thiết. Ông Trần Thất đã phát biểu: "Tôi rất đồng cảm với hoàn cảnh của người chuyển giới. Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng hiện nay vấn đề này được đưa ra bàn tại các diễn đàn và sẽ được sửa đổi trong thời gian sắp tới. Theo Điều 36 Bộ luật Dân sự, một người được xác định lại giới tính khi giới tính của người đó bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh hoặc chưa xác định được giới tính, cần có sự kiểm tra của y tế. Trong điều luật này chưa nói đến việc xác định lại giới tính cho người chuyển giới. Theo tôi không phải các nhà làm luật bảo thủ mà do họ chưa nhận thức được việc chuyển đổi giới tính. Với họ, cái khiếm khuyết, giới tính được biểu hiện qua bên ngoài chứ không phải cái giới tính trong đầu".

Tại Báo cáo về những vấn đề lớn xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: "Cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này. Ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này". Ông Cường nhận định: "Việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2015". Ông Cường cũng cho biết trước mắt, tại Điều 41 Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi về Quyền xác định lại giới tính, thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính thì Bộ luật chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về những vấn đề liên quan.

Ở Việt Nam, một số người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến như: Cindy Thái Tài, Hương Giang Ido, ca sĩ Lâm Chi Khanh, Cát Tuyền, Di Yến Quỳnh, cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm...Tuy nhiên, những người chuyển giới này vẫn chưa được pháp luật công nhận giới tính sau chuyển giới.

Cindy Thái Tài là một ca sĩ, chuyên gia trang điểm, được biết tới là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên công khai là người chuyển giới. Cindy Thái Tài cho biết từ khi sinh ra đã tự coi mình là nữ, từ trang điểm, ăn vận, cử chỉ đều thướt tha yểu điệu, và cô đã bỏ ra hơn 30.000 USD sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới để được sống với thân phận phụ nữ. Cindy Thái Tài đã tổ chức đám cưới nhưng không thể đăng ký kết hôn do chưa được công nhận là nữ giới. Thái Tài nói trên truyền thông rằng cô muốn làm một người vợ đúng nghĩa, "không muốn kết hôn với người đàn ông mà trên giấy tờ là hai người đàn ông. Điều đó không đúng với con người tôi và bất công với người đàn ông yêu thương tôi".

Hương Giang Ido là một ca sĩ chuyển giới được dư luận biết đến sau cuộc thi Vietnam Idol 2012 (lọt top 4), sau này là quán quân cuộc thi Cuộc đua kỳ thú 2014. Hương Giang cho biết đã giấu gia đình, bạn bè sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới và người thân chỉ biết cho tới khi cô tham dự cuộc thi Vietnam Ido với diện mạo một cô gái. Hương giang từng phát biểu trên truyền thông: "Từ bé, Giang đã luôn tự nghĩ mình là một cô gái. Trong công việc hay khi chọn quần áo, Giang đều thích những thứ nữ tính. Lúc ở nhà, mình có hai chị em họ hay chơi cùng, Giang thấy mình giống họ. Còn khi đến lớp, Giang thấy mình khác với các bạn nam khác và giống các bạn nữ. Dần dần suy nghĩ đó lớn lên, Giang ý thức được là mình cần phải xinh đẹp, phải thay đổi để có một ngoại hình đúng như tâm hồn".

Phạm Lê Quỳnh Trâm là một cô giáo chuyển giới ở Bình Phước. Tên gọi khai sinh của Quỳnh Trânm là Phạm Văn Hiệp, cô đã sang Thái Lan thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Về nước, Quỳnh Trâm mất một năm đi khắp nơi làm các thủ tục xin xác định lại giới tính, từ xét nghiệm y khoa, dịch thuật hồ sơ giấy tờ phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Thái Lan, xin giấy xác nhận của cơ quan tư pháp, công an, UBND tỉnh, thị trấn… Đến đầu năm 2009, Quỳnh Trâm đã được chính quyền địa phương - UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cấp giấy quyết định "Thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính". Giấy tờ ghi rõ: "Cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam sang nữ", và công nhận tên mới của cô là Phạm Lê Quỳnh Trâm. Khi đó, Quỳnh Trâm được coi là trường hợp người chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam được chính quyền công nhận. Tuy nhiên, sau 4 năm được công nhận, đến ngày 21/1/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị Sở Tư pháp thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch đã cấp cho Quỳnh Trâm. Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước cho rằng, Phạm Văn Hiệp (tức Quỳnh Trâm) là người đã hoàn chỉnh giới tính nam trước khi phẫu thuật chuyển nữ, căn cứ theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì "anh Hiệp không nằm trong đối tượng được áp dụng xác định lại giới tính". Quỳnh Trâm đã phát biểu trên báo chí "Tôi rất sốc và thất vọng".

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) phát biểu: "Nhiều người chuyển giới đã phẫu thuật nhưng chưa được thừa nhận. Điều này không những gây khó khăn cho họ trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe, công ăn việc làm mà còn gây khó cho công tác quản lý của nhà nước. Vì thế Viện iSEE kiến nghị, hiện pháp luật Việt Nam đã cho phép người liên giới tính phẫu thuật và xác định lại giới tính thì cũng nên cho phép người chuyển giới phẫu thuật và thay đổi giới tính. Về lâu dài, dự thảo Luật hộ tịch và Luật dân sự sửa đổi cần bảo vệ quyền thay đổi giới tính của người chuyển giới. Nhưng trước mắt cần có một giải pháp tình thế như sửa đổi bổ sung nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính để cho phép người chuyển giới đã phẫu thuật thay đổi giới tính của mình trên giấy tờ tùy thân, đảm bảo công bằng cho họ".
1 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư