Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Đồng đen là gì?
NoName.312 | |
06/01/2016 00:52:29 |
38.623 lượt xem
Trả lời / Bình luận (14)
NoName.327 | |
06/01/2016 00:53:09 |
Đồng đen là hợp kim của đồng và một số kim loại quý khác như vàng, bạc, thiếc,... và đồng đen có màu đen. Đồng đen rất quý, và còn giá trị hơn cả vàng, được coi như là bố mẹ của vàng, đồng đen quý vì nó có chứa những kim loại quý và cũng rất hiếm thấy có đồng đen thực sự. Công thức chế tác đúc đồng đen cũng đã mất từ xưa, hiện nay không còn ai có thể đúc được đồng đen. Sự huyền bí của đồng đen chủ yếu do con người đồn thổi nên.
Đồng đen khi tách hết các tạp chất thì ra thành đồng đỏ đẹp. Đồng đen có nhiệt độ nóng chảy thấp, trong khi nhiệt độ nóng chảy của đồng nguyên chất lên tới trên 1.200 độ C, dễ đầy khuôn nên người xưa có thể nấu và đúc tượng được bằng phương tiện thủ công, thậm chí dùng củi lửa để nấu đồng. Đồng đen xưa kia thường được dùng để đúc tượng, đúc chuông.
Theo như dân gian tương truyền thì bức tượng Trấn Vũ trong đền Quán Thánh, Hà Nội hiện nay là tượng đồng đen.
Cho đến giờ các nhà khoa học vẫn thực sự chưa tiếp xúc, nghiên cứu và biết rõ đồng đen là gì, chỉ biết rằng trong đó có đồng, vàng và rất nhiều những thành phần khác chưa được biết tới.
Theo như dân gian thì đồng đen có một số đặc tính sau:
- Khi mài đồ đồng đen xuống nền xi măng hoặc lấy dao cắt, thì vết mài cắt đó sẽ đen trở lại.
- Nếu cọ nhẫn vàng thật vào đồng đen thì màu vàng sẽ biến thành màu trắng như nhôm.
- Một thỏi đồng đen chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng cảm giác rất nặng, có khi phải đến 3kg.
- Khi thả thỏi đồng đen vào chậu nước bằng sắt (phải bằng sắt chứ không phải nhôm, thiếc hoặc chất khác) thì thỏi đồng không chìm xuống đáy mà cứ lơ lửng.
- Đồng đen gặp lạnh thì nở ra chứ không co lại như những kim loại khác.
- Tượng đồng đen có thể chữa được một số bệnh như cảm gió, thương hàn.
Một khối kim loại giả đồng đen
Một bức tượng giả đồng đen
Truyền thuyết về đồng đen
Vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Đại La có một nhà sư pháp thuật cao cường tên là Không Lộ. Tục truyền, sư Không Lộ là vị Thần của nhà Trời giáng xuống nước Việt để cứu dân độ thế.
Thời đó, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc, sau cả ngàn năm đô hộ.
Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhỏ. Nhà sư yết kiến vua nhà Tống, xin một ít kim khí đựng vào túi vải nhỏ đem về đúc thành tượng Phật.
Thấy cái túi nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai vị quan quản lý ngân khố quốc gia đưa sư Không Lộ vào tận kho, cho chọn lựa tùy thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi.
Vừa bước vào kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn hơn trâu thật đúc bằng vàng ròng. Trâu vàng đứng nghênh ngang như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa có cất giữ một số kim khí quý hiếm hơn vàng, gọi là đồng đen.
Sư Không Lộ làm phép thâu tóm quá nửa số đồng đen trong kho vàng bạc của vua Tống vào túi. Viên quan hoảng hốt trước pháp thuật tài tình của vị sư liền bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá đó. Sư Không Lộ nhắc lại chuyện nhà vua cho phép ngài được chọn bất cứ thứ gì, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải bé nhỏ của ngài.
Viên quan không biết làm sao bèn chạy đi báo tin cho vua Tống. Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé. Nhà sư Không Lộ đã thoát khỏi kho báu vật, vượt qua hoàng thành, phía sau là quan quân, người ngựa truy đuổi. Gặp dòng sông rộng, sư Không Lộ tháo chiếc nón tu, thả xuống dòng nước hóa phép thành thuyền, rồi đề khí lướt đi trên sóng. Đám quan quân nhìn thấy pháp thuật phi thường của sư Không Lộ thì đành chịu thua.
Trở về nước, sư Không Lộ tập hợp thợ rèn trứ danh cả nước đúc cái chuông đồng đen hình hoa sen hé nở. Để đúc được chuông lớn, nhà sư nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này đã thành công.
Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh. Kỳ lạ thay, tiếng chuông đồng đen vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm. Con trâu vàng ở kho của cải của vua Tống nghe thấy tiếng chuông bỗng co cẳng chạy về phương Nam.
Do theo truyền thuyết thì đồng đen chính là mẹ của vàng, nghe tiếng chuông của mẹ đồng đen gọi, con Trâu Vàng cựa mình và phóng sang Đại Việt đi tìm mẹ.
Thấy trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, vì e rằng vàng bạc bên Trung Quốc sẽ theo nhau về nước Việt, gây nên mâu thuẫn trầm trọng giữa hai nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng phương Nam.
Sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống Hồ Tây. Chuông đồng đen rung vang một lần cuối cùng trước khi rơi xuống nước, con trâu vàng cũng nhảy xuống Hồ Tây và biến mất dưới đáy hồ. Sau đó, sư Không Lộ trở về Trời.
Trước khi về trời, Đức Không Lộ mới truyền rằng: Về sau, nếu gia đình nào có đủ 10 đứa con trai đến bên hồ gọi thì sẽ lấy được cả chuông và trâu vàng. Có gia đình có 9 đứa con trai và nuôi thêm một cậu bé cho đủ 10, đến khi những đứa bé đã lớn, họ đến bên hồ và gọi chuông, trâu vàng.
Chuông nổi lên, gia đình buộc dây thừng vào nấm chuông và kéo vào bờ. Đến khi vào gần đến nơi thì quả chuông quá nặng, người cha mới giục cậu con út: "Nuôi ơi, cố lên!". Trâu vàng phát hiện ra đứa con thứ 10 là con nuôi nên cùng mẹ lặn xuống hồ.
Từ đó về sau, không ai có đủ 10 đứa con trai để gọi trâu vàng lên nữa. Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng những đêm thanh vắng vẫn thấy chuông đồng nổi lên và trâu vàng bơi lội quanh mẹ nó.
Những người thợ rèn nước Việt đã dựng một ngôi đền thờ bên cạnh Hồ Tây để nhớ ơn nhà sư Không Lộ đã dạy cho họ phương pháp đúc đồng. Vua nhà Lý đã ban sắc phong tặng sư Không Lộ biệt danh là Thần Thợ Đúc.
Và cũng từ đó hồ Tây còn có tên là hồ Kim Ngưu (tức là Trâu vàng).
Bức tượng đồng đen Thánh Trấn Vũ, đền Quán Thánh, Hà Nội.
Hiện nay, có một ngôi tượng mà dân gian cho là được đúc bằng đồng đen, đó là tượng Trấn Vũ ở Đền Quán Thánh, trên đường Thanh Niên, quay mặt ra Hồ Tây.
Trên nóc cổng đền có ba chữ "Trấn Vũ Quán", nghĩa là quán thờ Thánh Trấn Vũ. Theo sử sách, Thánh Trấn Vũ là hình tượng kết hợp giữa một nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (một ông Thánh coi giữ phương Bắc).
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Năm 1893, đền được tu sửa như diện mạo ngày nay. Trong đền có pho tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1667. Tượng cao 3,96m, chu vi 3,48m, nặng 3,6 tấn.
Tượng có hình dáng người ngồi, y phục gọn gàng, tóc bỏ xõa, chân không giày dép, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm. Thân thanh gươm có rắn quấn và chống lên lưng rùa. Pho tượng mang dáng dấp một đạo sĩ. Có thể nói đây là một công trình nghệ thuật độc đáo đánh dấu kỹ thuật đúc đồng của người Hà Nội cách đây nhiều thế kỷ.
Như vậy, cả về truyền thuyết, lịch sử đều ghi chép pho tượng trong đền Quán Thánh và tượng đồng đen.
Do được truyền đúc bằng đồng đen nên trong chiến tranh, loạn lạc, bất chấp những lời nguyền, những truyền thuyết linh thiêng về đức Huyền Thiên Trấn Vũ, giới đạo tặc vẫn tìm cách để biến làm của riêng mình. Ở chân tượng vẫn còn dấu tích của việc đập phá và tìm cách di dời, tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, pho tượng vẫn không bị mất đi.
Những người già sống xung quanh vẫn còn kể lại, từ thời Pháp thuộc, chính quyền đô hộ đã nhiều lần muốn đem bức tượng đi, thậm chí đốt bằng đèn khò cũng chỉ làm pho tượng nóng đỏ lên, một thời gian sau lại đen óng trở lại.
Điểm qua một hai câu chuyện cũng đủ thấy đồng đen được lưu truyền trong dân gian rất quý và hiếm. Theo các chuyên gia, có thể hiểu theo hai cách:
1. Đồng đen là một kĩ nghệ đúc đồng thuộc loại khó và đã thất truyền nên những đồ vật đúc bằng đồng đen đều thuộc loại quý hiếm.
2. Đồng đen còn có những công dụng khác, có phần linh thiêng và bí hiểm. Phần truyền thuyết này, trong quá trình lưu truyền trong dân gian lại càng được bồi đắp vào và biến hóa cho thêm phần linh thiêng, huyền bí.
Đồng đen khi tách hết các tạp chất thì ra thành đồng đỏ đẹp. Đồng đen có nhiệt độ nóng chảy thấp, trong khi nhiệt độ nóng chảy của đồng nguyên chất lên tới trên 1.200 độ C, dễ đầy khuôn nên người xưa có thể nấu và đúc tượng được bằng phương tiện thủ công, thậm chí dùng củi lửa để nấu đồng. Đồng đen xưa kia thường được dùng để đúc tượng, đúc chuông.
Theo như dân gian tương truyền thì bức tượng Trấn Vũ trong đền Quán Thánh, Hà Nội hiện nay là tượng đồng đen.
Cho đến giờ các nhà khoa học vẫn thực sự chưa tiếp xúc, nghiên cứu và biết rõ đồng đen là gì, chỉ biết rằng trong đó có đồng, vàng và rất nhiều những thành phần khác chưa được biết tới.
Theo như dân gian thì đồng đen có một số đặc tính sau:
- Khi mài đồ đồng đen xuống nền xi măng hoặc lấy dao cắt, thì vết mài cắt đó sẽ đen trở lại.
- Nếu cọ nhẫn vàng thật vào đồng đen thì màu vàng sẽ biến thành màu trắng như nhôm.
- Một thỏi đồng đen chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng cảm giác rất nặng, có khi phải đến 3kg.
- Khi thả thỏi đồng đen vào chậu nước bằng sắt (phải bằng sắt chứ không phải nhôm, thiếc hoặc chất khác) thì thỏi đồng không chìm xuống đáy mà cứ lơ lửng.
- Đồng đen gặp lạnh thì nở ra chứ không co lại như những kim loại khác.
- Tượng đồng đen có thể chữa được một số bệnh như cảm gió, thương hàn.
Một khối kim loại giả đồng đen
Một bức tượng giả đồng đen
Truyền thuyết về đồng đen
Vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Đại La có một nhà sư pháp thuật cao cường tên là Không Lộ. Tục truyền, sư Không Lộ là vị Thần của nhà Trời giáng xuống nước Việt để cứu dân độ thế.
Thời đó, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc, sau cả ngàn năm đô hộ.
Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhỏ. Nhà sư yết kiến vua nhà Tống, xin một ít kim khí đựng vào túi vải nhỏ đem về đúc thành tượng Phật.
Thấy cái túi nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai vị quan quản lý ngân khố quốc gia đưa sư Không Lộ vào tận kho, cho chọn lựa tùy thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi.
Vừa bước vào kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn hơn trâu thật đúc bằng vàng ròng. Trâu vàng đứng nghênh ngang như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa có cất giữ một số kim khí quý hiếm hơn vàng, gọi là đồng đen.
Sư Không Lộ làm phép thâu tóm quá nửa số đồng đen trong kho vàng bạc của vua Tống vào túi. Viên quan hoảng hốt trước pháp thuật tài tình của vị sư liền bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá đó. Sư Không Lộ nhắc lại chuyện nhà vua cho phép ngài được chọn bất cứ thứ gì, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải bé nhỏ của ngài.
Viên quan không biết làm sao bèn chạy đi báo tin cho vua Tống. Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé. Nhà sư Không Lộ đã thoát khỏi kho báu vật, vượt qua hoàng thành, phía sau là quan quân, người ngựa truy đuổi. Gặp dòng sông rộng, sư Không Lộ tháo chiếc nón tu, thả xuống dòng nước hóa phép thành thuyền, rồi đề khí lướt đi trên sóng. Đám quan quân nhìn thấy pháp thuật phi thường của sư Không Lộ thì đành chịu thua.
Trở về nước, sư Không Lộ tập hợp thợ rèn trứ danh cả nước đúc cái chuông đồng đen hình hoa sen hé nở. Để đúc được chuông lớn, nhà sư nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này đã thành công.
Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh. Kỳ lạ thay, tiếng chuông đồng đen vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm. Con trâu vàng ở kho của cải của vua Tống nghe thấy tiếng chuông bỗng co cẳng chạy về phương Nam.
Do theo truyền thuyết thì đồng đen chính là mẹ của vàng, nghe tiếng chuông của mẹ đồng đen gọi, con Trâu Vàng cựa mình và phóng sang Đại Việt đi tìm mẹ.
Thấy trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, vì e rằng vàng bạc bên Trung Quốc sẽ theo nhau về nước Việt, gây nên mâu thuẫn trầm trọng giữa hai nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng phương Nam.
Sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống Hồ Tây. Chuông đồng đen rung vang một lần cuối cùng trước khi rơi xuống nước, con trâu vàng cũng nhảy xuống Hồ Tây và biến mất dưới đáy hồ. Sau đó, sư Không Lộ trở về Trời.
Trước khi về trời, Đức Không Lộ mới truyền rằng: Về sau, nếu gia đình nào có đủ 10 đứa con trai đến bên hồ gọi thì sẽ lấy được cả chuông và trâu vàng. Có gia đình có 9 đứa con trai và nuôi thêm một cậu bé cho đủ 10, đến khi những đứa bé đã lớn, họ đến bên hồ và gọi chuông, trâu vàng.
Chuông nổi lên, gia đình buộc dây thừng vào nấm chuông và kéo vào bờ. Đến khi vào gần đến nơi thì quả chuông quá nặng, người cha mới giục cậu con út: "Nuôi ơi, cố lên!". Trâu vàng phát hiện ra đứa con thứ 10 là con nuôi nên cùng mẹ lặn xuống hồ.
Từ đó về sau, không ai có đủ 10 đứa con trai để gọi trâu vàng lên nữa. Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng những đêm thanh vắng vẫn thấy chuông đồng nổi lên và trâu vàng bơi lội quanh mẹ nó.
Những người thợ rèn nước Việt đã dựng một ngôi đền thờ bên cạnh Hồ Tây để nhớ ơn nhà sư Không Lộ đã dạy cho họ phương pháp đúc đồng. Vua nhà Lý đã ban sắc phong tặng sư Không Lộ biệt danh là Thần Thợ Đúc.
Và cũng từ đó hồ Tây còn có tên là hồ Kim Ngưu (tức là Trâu vàng).
Bức tượng đồng đen Thánh Trấn Vũ, đền Quán Thánh, Hà Nội.
Hiện nay, có một ngôi tượng mà dân gian cho là được đúc bằng đồng đen, đó là tượng Trấn Vũ ở Đền Quán Thánh, trên đường Thanh Niên, quay mặt ra Hồ Tây.
Trên nóc cổng đền có ba chữ "Trấn Vũ Quán", nghĩa là quán thờ Thánh Trấn Vũ. Theo sử sách, Thánh Trấn Vũ là hình tượng kết hợp giữa một nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (một ông Thánh coi giữ phương Bắc).
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Năm 1893, đền được tu sửa như diện mạo ngày nay. Trong đền có pho tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1667. Tượng cao 3,96m, chu vi 3,48m, nặng 3,6 tấn.
Tượng có hình dáng người ngồi, y phục gọn gàng, tóc bỏ xõa, chân không giày dép, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm. Thân thanh gươm có rắn quấn và chống lên lưng rùa. Pho tượng mang dáng dấp một đạo sĩ. Có thể nói đây là một công trình nghệ thuật độc đáo đánh dấu kỹ thuật đúc đồng của người Hà Nội cách đây nhiều thế kỷ.
Như vậy, cả về truyền thuyết, lịch sử đều ghi chép pho tượng trong đền Quán Thánh và tượng đồng đen.
Do được truyền đúc bằng đồng đen nên trong chiến tranh, loạn lạc, bất chấp những lời nguyền, những truyền thuyết linh thiêng về đức Huyền Thiên Trấn Vũ, giới đạo tặc vẫn tìm cách để biến làm của riêng mình. Ở chân tượng vẫn còn dấu tích của việc đập phá và tìm cách di dời, tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, pho tượng vẫn không bị mất đi.
Những người già sống xung quanh vẫn còn kể lại, từ thời Pháp thuộc, chính quyền đô hộ đã nhiều lần muốn đem bức tượng đi, thậm chí đốt bằng đèn khò cũng chỉ làm pho tượng nóng đỏ lên, một thời gian sau lại đen óng trở lại.
Điểm qua một hai câu chuyện cũng đủ thấy đồng đen được lưu truyền trong dân gian rất quý và hiếm. Theo các chuyên gia, có thể hiểu theo hai cách:
1. Đồng đen là một kĩ nghệ đúc đồng thuộc loại khó và đã thất truyền nên những đồ vật đúc bằng đồng đen đều thuộc loại quý hiếm.
2. Đồng đen còn có những công dụng khác, có phần linh thiêng và bí hiểm. Phần truyền thuyết này, trong quá trình lưu truyền trong dân gian lại càng được bồi đắp vào và biến hóa cho thêm phần linh thiêng, huyền bí.
Khang | |
09/02/2017 11:41:33 |
Đồng đen là hợp kim đồng đỏ ,titan,vàng ,chì ,và quặng urani,0,05%đất hiếm.Người Việt không luyện được đồng đen vì ko có quặng urani và đất hiếm. Đồng đen có từ tính và có tính phóng xạ yếu. Ngày nay các cường quốc vẫn luyện đồng đen để dùng trong công nghệ vũ trụ,rada...nhưng họ quản lí chặt chẽ không thể lọt ra ngoài. Tuy tỷ lệ % giữa các nguyên tố bây giờ khác ngày xưa vì mục đích sử dụng.
NoName.1825 | |
08/07/2017 05:04:40 |
@Khang: "Người Việt không luyện được đồng đen vì ko có quặng urani và đất hiếm", thế tượng Huyền thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh là ở đâu ra vậy bạn? Mà bạn đã từng nghe đến Đền Quán Thánh chưa nhỉ?!!!
NoName.2373 | |
12/10/2017 16:31:48 |
@: kém vậy, từ nước khác đưa vào nữa chứ. Ngu vl
NoName.2863 | |
14/12/2017 05:07:12 |
Em may mắn nhặt được bức tượng phật nhưng do thiếu hiểu biết về kim loại nên kbnhaajn định là làm bằng gì. Nhìn bên ngoài có màu vàng nhạt, nhưng bên trong thì rõ ràng màu vàng của vàng rồng. Em lấy cây dũa mài bên ngoài thì càng mày màu vàng càng đậm ra. Mọi người có thể giúp em cách nhận định là vàng hay đồng hay là kim loại khác k ạ!! Và nếu là kim loại quý e muốn bán nó ở đâu.?
Van | |
13/03/2018 23:42:28 |
Bạn thân mến. Bạn có thể gọi điện cho chuyên gia của chúng tôi. Ông ý sẽ giúp bạn bán cổ vật đó của bạn? Mr Tuấn: 01668613888
Giang | |
21/06/2018 03:33:50 |
nhà e og bà để lại cái bàn ủi con gà va cái mâm đồng có người hỏi mua nhung e chua bao.. Vi nghe nói la đồ cổ.. Anh chị nao có kinh nghiệm hay muốn mua alo em
Giang | |
21/06/2018 03:36:15 |
nhà e og bà để lại cái bàn ủi con gà va cái mâm đồng có người hỏi mua nhung e chua bao.. Vi nghe nói la đồ cổ.. Anh chị nao có kinh nghiệm hay muốn mua alo em.. Sdt của e 0886600030
NoName.4406 | |
12/07/2018 20:28:02 |
@Giang: con ga bang dong ban co the thu xem co phai dong lanh neu no co 12lo nhe lh 01232620545
NoName.4467 | |
25/07/2018 20:03:42 |
Nhà mình có đôi chạch bằng vàng không biết giá bao nhiêu.
TruongThanhVinh | |
06/09/2018 02:28:50 |
@:
thanh nha | |
28/10/2018 15:13:40 |
@: @Khang: xin chào, mình có một con kỳ lân, nhỏ hơn gói thuốc lá khá nặng bằng đồng đỏ bên ngoài màu đen đỏ, mình mày bên trong màu đỏ và vàng, có sáu chữ hán, ở mặt dưới bản kê kỳ lân, hình dạng đúc cấu tạo bằng tay. Lh 01282848893
Le minh chi | |
10/12/2018 11:06:17 |
Minh vua đào được hai chân đèn băng đồng ma minh ve sinh giông như chùi bo lư ma no van khong vàng mà nó co màu do đen giống hạt nhãn ,no nhỏ nhưng hoi nặng tai ai có kinh nghiệm giúp mình với 0918855799 minh sẻ gửi hình wa zalo
Boy | |
14/12/2018 21:57:54 |
Chào mọi người. Nhà e có Khuôn đổ bánh. Cách đây đã hơn 100 năm. Nghe mấy ông già xưa khoảng 80tuoi thì mấy cụ nói đây là đồng đen. Nhà e cũng không lành. Có ai nguyên cứu đồng đen không ạ. Hoặc mua đồ cổ . Thì liên hệ sđt nhà 0924394430
Tags: Đồng đen là gì,đồng đen,đồng đen là chất gì,đồng đen có thật hay không,đồng,truyền thuyết về đồng đen,tượng đồng đen,tượng đồng đen thánh Trấn Vũ,tượng đồng đen thánh Trấn Vũ Quán Thánh Hà Nội,cách nhận biết đồng đen,đồng đen có tác dụng gì,vì sao đồng đen lại quý,vì sao đồng đen quý,vì sao đồng đen có giá trị cao
Câu hỏi mới nhất:
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Cho con học trường quốc tế hệ General thì xét vào đại học bằng cách nào vậy mọi người?
- Mọi người cho em hỏi Học xong Foundation có được chuyển ngành không?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!