Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Mùa xuân Ả Rập là gì?

NoName.469
08/04/2016 11:12:34
13.441 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.494
08/04/2016 11:13:53
Mùa xuân Ả Rập là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi các cuộc cách mạng.

Mùa xuân Ả Rập: tiếng Ả Rập: الربيع العربي, al-rabīˁ al-ˁarabī; tiếng Anh: Arab Spring.

mùa xuân Ả Rập là gì,mùa xuân Ả Rập,Arab Spring,làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ
Một cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi ở Cairo - Ai Cập (Tổng thống Mohamed Morsi - một nhà lãnh đạo lâu năm của phong trào Anh em Hồi giáo)

Tổng quan
Nhiều yếu tố dẫn đến các cuộc biểu tình phản đổi, bao gồm các cáo buộc tham nhũng chính phủ, các vi phạm nhân quyền và tình trạng đói nghèo cùng cực. Việc gia tăng giá lương thực và nạn đói toàn cầu cũng là lý do chính, liên quan đến các đe doạ cho an ninh lương thực khắp thế giới và giá cả đã đạt mức giá trong khủng hoảng giá lương thực thế giới 2007-2008.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18 tháng 12 năm 2010 với một cuộc nổi dậy biến thành một cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi để phản đối tham nhũng và việc cảnh sát ngược đãi. Do những khó khăn tương tự trong khu vực và cuối cùng thành công trong cuộc biểu tình Tunisia, một chuỗi các tình trạng bất ổn đã bắt đầu mà đã được theo sau cuộc biểu tình tại Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen và đến một mức độ ít hơn ở các quốc gia Ả Rập khác. Trong nhiều trường hợp những ngày này đã được gọi là "ngày thịnh nộ," hoặc vài biển thể của nó.

Cho đến nay, 3 chính phủ đã bị lật đổ, tại Tunisia vào ngày 14 tháng giêng, Ai Cập vào ngày 11 tháng hai năm 2011 và Libya vào ngày 20 tháng 10 cùng năm. Các chính phủ đầu tiên bị lật đổ là kết quả của các cuộc biểu tình tại Tunisia (một sự kiện được gọi là cuộc Cách mạng hoa nhài trong truyền thông phương Tây) khi cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã trốn sang Ả Rập Saudi. Sự chú ý của thế giới sau đó tập trung vào Ai Cập, nơi cuộc biểu tình lớn bắt đầu vào ngày 25 tháng Một 2011. Sau bốn ngày kể từ ngày cuộc biểu tình, Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm qua, đề nghị cải cách nhưng cá nhân không từ chức, dù sự từ chức của ông là mục tiêu của những người biểu tình. Vào ngày thứ tám cuộc biểu tình tiếp tục, thậm chí còn thu hút người biểu tình nhiều hơn từ mọi tầng lớp xã hội, ông tuyên bố ông sẽ từ chức chỉ trong tháng 9 và sẽ không tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới. Khoảng thời gian đó, vua Jordan Abdullah đã bổ nhiệm một thủ tướng mới. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, tuyên bố rằng ông cũng sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa sau 32 năm cầm quyền. Sau ngày mười tám của cuộc biểu tình không dừng ở các thành phố lớn tại Ai Cập, Mubarak cuối cùng đã từ chức vào ngày 11 tháng 2. Tại Libya tổng thống Gaddafi bị bắn chết khi trốn chạy vì thua trận quân đội nổi dậy.

mùa xuân Ả Rập là gì,mùa xuân Ả Rập,Arab Spring,làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ
Những cuộc nổi dậy

Vai trò của truyền thông xã hội
Vai trò quan trọng của truyền thông xã hội trong những cuộc nổi dậy Ả Rập đã được thảo luận rất nhiều. Nhiều người cho là truyền thông xã hội là thủ phạm chính của các cuộc nổi dậy, trong khi những người khác cho đó chỉ là những công cụ. Dù cho là thế nào thì truyền thông xã hội cũng chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của nó. Những thông tin được truyền đạt cho thế giới cơ hội theo dõi tình hình mới nhất của các cuộc nổi dậy và tạo điều kiện để tổ chức những cuộc nổi dậy dễ dàng hơn. Chín trong số mười người Ai Cập hay Tunesia trả lời trong một cuộc thăm dò là họ đã dùng Facebook để tổ chức các cuộc nổi dậy và truyền đạt những ý tưởng. Thêm nữa, 28% người Ai Cập và 29% người Tunesia trong cùng cuộc thăm dò nói, ngăn cản vào Facebook làm cản trở hay làm gián đoạn sự liên lạc. Những bằng chứng kế tiếp để cho thấy vai trò quan trọng của truyền thông xã hội là nó được dùng gấp đôi trong thời kỳ phản đối hơn là lúc bình thường.

Việc truyền thông xã hội phổ biến cho thấy nhóm nào là nhóm quan trọng trong việc cung cấp lực lượng cho mùa xuân Ả Rập. Giới trẻ đã châm dầu vào những cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập khác nhau bằng cách dùng những khả năng của thế hệ trẻ trong truyền thông xã hội, không những chỉ ở các nước Ả Rập mà ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Vào ngày 05.04.2011 con số người dùng Facebook tại các quốc gia Ả Rập đã vượt qua số 27,7 triệu người.
Một số người khác cho rằng, truyền hình trực tiếp và liên tục của Al Jazeera và thỉnh thoảng trực tiếp của BBC News và các đài khác, rất quan trọng cho cuộc cách mạng tại Ai Cập vào năm 2011 vì nó ngăn cản những bạo động lớn gây ra bởi chính quyền Ai Cập tại công trường Tahir, khi so sánh với những bạo động lan tràn ở Libya vì thiếu những loạt bài truyền hình kiểu này. Khả năng của những người phản đối tập trung những cuộc biểu tình vào một nơi và được tường thuật trực tiếp rất quan trọng tại Ai Cập, nhưng không thể có được tại Libya, Bahrain và Syria. Nhiều loại tài liệu bằng hình và video cũng được dùng để thông tin. Những loại tài liệu bằng hình ảnh này được loan truyền mọi nơi trên mạng, không chỉ diễn đạt một khoảng khắc nào đó, mà trình bày lịch sử các quốc gia Ả Rập, và những thay đổi sẽ tới. Qua truyền thông xã hội, những lý tưởng của các nhóm nổi dậy, cũng như tình trạng hiện thời tại mỗi quốc gia đã nhận được chú ý quốc tế.

mùa xuân Ả Rập là gì,mùa xuân Ả Rập,Arab Spring,làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ
Những cuộc nổi dậy

Hệ quả
Sau phong trào, một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập), hàng trăm ngàn người Ả Rập vượt biển chạy sang châu Âu để tránh chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư lớn. Sự suy yếu của các chính phủ cũng mở đường cho sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant mà phương Tây gọi là "nhà nước khủng bố" đầu tiên trên thế giới, với quy mô vượt hơn cả tổ chức khủng bố Al Queda. Các nhà quan sát đã dùng một thuật ngữ mới là Mùa đông Ả Rập để chỉ những hậu quả sau khi Mùa xuân Ả Rập đi qua.

Ở Syria, cuộc nội chiến kéo dài từ 2011 đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng, hàng triệu người phải vượt biển chạy nạn tới châu Âu. Tại Yemen, xung đột giữa các bộ lạc nổ ra đẩy người dân Yemen phải sống nhờ viện trợ từ nước ngoài. Còn tại Ai Cập, tuy không bị chiến tranh nhưng phải chịu tình trạng giá lương thực và thuế tăng cao, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao. Tại Libya cũng rơi vào cảnh nội chiến, một phần lãnh thổ của quốc gia Bắc Phi này giờ đây nằm dưới sự kiểm soát của nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIL).

Tại Tunesia, nơi đã khởi đầu Mùa xuân Ả Rập, nhờ các tổ chức xã hội dân sự như Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia đóng vai trò chính giúp các phe phái chính phủ và đối lập nói chuyện sau cuộc cách mạng tại Tunisia và được cho là giúp dàn hòa giữa phe Hồi giáo và thế tục tại Tunisia, đặc biệt trong tình hình bất ổn xã hội và khủng hoảng chính trị và kinh tế năm 2013, và giúp chuyển đổi quyền lực trong hòa bình và xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Tunisia. Cuối năm 2015, Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia được nhận giải Nobel Hòa bình. Mặc dù vậy, nhiều người dân vẫn lo lắng về tình trạng thất nghiệp, chi phí sinh hoạt cao, cũng như làn sóng di dân ra thành phố khiến nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra khắp cả nước. Quốc gia này cũng đang phải đối diện với thách thức nghiêm trọng về an ninh với các vụ tấn công khủng bố: ba vụ tấn công xảy ra năm 2015 - vụ nổ súng tại một khách sạn du lịch và một bảo tàng ở Tunis, cộng thêm một vụ đánh bom liều chết nhằm vào quân đội ở thủ đô, đã làm tổn thương nền kinh tế Tunisia, đặc biệt là ngành công nghiệp du lịch. Đây cũng là quốc gia đóng góp số lượng đông đảo nhất các chiến binh cho nhóm khủng bố ISIL.

Nhận xét
"Các đối tác phương Tây của chúng ta đôi khi hành xử như một con bò trong cửa hàng sành sứ vậy. Họ chen vào, nghiền nát mọi thứ rồi sau đó không biết phải làm gì tiếp theo" - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

"Thành thật mà nói thì phong trào Mùa xuân Ả Rập đã mang lại được điều gì tốt đẹp cho thế giới Ả Rập? Có mang lại tự do không? Chỉ một tí xíu mà thôi. Tại hầu hết các quốc gia, nó gây ra tình trạng xung đột đẫm máu không ngừng, thay đổi chế độ và bất ổn triền miên" - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

"Nguy cơ chủ nghĩa khủng bố đang tăng lên. Vấn đề Afghanistan vẫn chưa được giải quyết. Tình hình ở nước này vẫn đáng lo ngại và không làm cho người ta lạc quan. Còn có những nước cách đây không lâu thì đang ổn định và khá phồn vinh ở Trung Đông và Bắc Phi - như Iraq, Lybia, Syria - đã trở thành khu vực hỗn loạn và vô chính phủ mà từ đó, đã xuất hiện mối đe dọa đối với toàn thế giới. Và chúng ta biết rõ vì sao lại có chuyện đó.
Chúng ta biết ai muốn lật đổ những chế độ không hợp ý họ và áp đặt những điều luật của mình một cách thô bạo.
Kết quả là thế nào? Người ta đã gây ra tình trạng hỗn loạn, đã phá vỡ thể chế nhà nước, đã đẩy người dân đến chỗ xung đột nhau và sau đó, đơn giản, như người Nga thường nói, đã "rửa sạch tay" rồi mở đường cho những lực lượng cực đoan và những kẻ khủng bố." - Tổng thống Nga Vladimir Putin.
4 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×