Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Phong kiến là gì?
NoName.116 | |
14/12/2015 14:38:55 |
11.941 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
NoName.131 | |
14/12/2015 14:42:06 |
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của các vua chúa thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Chế độ này thường là một biện pháp hay hình thức liên kết quyền lực của các chế độ quân chủ xưa.
Định nghĩa
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.
Phương Đông và phương Tây
Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.
Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
Tại phương Đông, kinh tế Địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân lĩnh canh không phát triển, chế độ địa chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - nông dân chiếm ưu thế.
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau:
Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.
Một số hình ảnh về thời phong kiến ở Việt Nam
Một vị quan dưới triều Nguyễn
Một vị quan Tri châu trong lễ phục vua ban
Một người hầu của vua thời Nguyễn
Một vị quan và vợ. Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).
Các cô gái thời Phong kiến
Các vị quan triều Nguyễn.
Cư dinh của Hội trưởng Tôn Nhân phủ (hội đồng Hoàng tộc) thời Nguyễn
Các vị quan triều Nguyễn.
Quan Tổng đốc Hà Nội dưới triều Nguyễn
Định nghĩa
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.
Phương Đông và phương Tây
Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.
Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
Tại phương Đông, kinh tế Địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân lĩnh canh không phát triển, chế độ địa chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - nông dân chiếm ưu thế.
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau:
Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.
Một số hình ảnh về thời phong kiến ở Việt Nam
Một vị quan dưới triều Nguyễn
Một vị quan Tri châu trong lễ phục vua ban
Một người hầu của vua thời Nguyễn
Một vị quan và vợ. Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).
Các cô gái thời Phong kiến
Các vị quan triều Nguyễn.
Cư dinh của Hội trưởng Tôn Nhân phủ (hội đồng Hoàng tộc) thời Nguyễn
Các vị quan triều Nguyễn.
Quan Tổng đốc Hà Nội dưới triều Nguyễn
No Name | Chat Online | |
26/09/2022 19:01:12 |
Phong kiến là bị một chế độ nào đó cai trị, chiếm giữ
Tags: Phong kiến là gì,phong kiến,thời phong kiến,chế độ phong kiến,thời phong kiến là gì,chế độ phong kiến là gì,thời quân chủ chuyên chế,chế độ quân chủ
Câu hỏi mới nhất:
- Chỉ mình cách lấy point với ạ?
- Làm cách nào để khôi phục ảnh cũ trong phần chat lazi?
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!