Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Ra đa là gì?

NoName.70
30/11/2015 00:56:16
9.181 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.84
30/11/2015 00:59:50
Ra đa (phiên âm từ tiếng Pháp: radar) là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Radio Detection and Ranging (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến) hay của Radio Angle Detection and Ranging (dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến) trong tiếng Anh. Đây là một hệ thống sử dụng để định vị và đo khoảng cách và lập bản đồ các vật thể như máy bay hay mưa.

Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Anten ra đa khoảng cách lớn (đường kính khoảng 40 m (130 ft) quay trên một đường nhất định để quan sát các hoạt động gần đường chân trời.

Nguyên tắc
Trong kỹ thuật radar, người ta truyền đi một chùm xung vô tuyến có cường độ lớn và thu sóng phản xạ lại bằng máy thu. Bằng cách phân tích sóng phản xạ, vật phản xạ được định vị, và đôi khi được xác định hình dạng. Chỉ với một lượng nhỏ sóng phản xạ, tín hiệu radio có thể dễ dàng thu nhận và khuếch đại. Sóng radio có thể dễ dàng tạo ra với cường độ thích hợp, có thể phát hiện một lượng sóng cực nhỏ và sau đó khuếch đại vài lần. Vì thế radar thích hợp để định vị vật ở khoảng cách xa mà các sự phản xạ khác như của âm thanh hay của ánh sáng là quá yếu không đủ để định vị.

Tuy nhiên, sóng radio không truyền xa được trong môi trường nước, do đó, dưới mặt biển, người ta không dùng được radar để định vị mà thay vào đó là máy sonar dùng siêu âm.

Sự phản xạ
Đặc trưng vật lý cho khả năng mà một vật phản xạ hay tán xạ sóng radio là diện tích phản xạ hiệu dụng.

Sóng điện từ phản xạ (tán xạ) từ các bề mặt nơi có sự thay đổi lớn về hằng số điện môi hay hằng số nghịch từ. Có nghĩa là một chất rắn trong không khí hay chân không, hoặc một sự thay đổi nhất định trong mật độ nguyên tử của vật thể với môi trường ngoài, sẽ phản xạ sóng radar. Điều đó đặc biệt đúng với các vật liệu dẫn điện như kim loại hay sợi cacbon, làm cho radar đặc biệt thích hợp để định vị các máy bay hay tàu thuyền. Các vật liệu hấp thụ radar, gồm có các chất có điện trở và có từ tính, dùng trong các thiết bị quân sự để giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar. Phương pháp trong kỹ thuật sóng vô tuyến này tương đương với việc sơn vật thể bằng các màu tối trong sóng ánh sáng.

Sóng radar tán xạ theo nhiều cách phụ thuộc vào tỷ lệ giữa kích thước của vật thể tán xạ với bước sóng của sóng radio và hình dạng của vật. Nếu bước sóng ngắn hơn nhiều so với kích thước vật, tia sóng sẽ dội lại tương tự như tia sáng phản chiếu trên gương. Nếu như bước sóng lớn hơn so với kích thước vật, vật thể sẽ bị phân cực, giống như một ăngten phân cực. Điều này được miêu tả trong hiện tượng tán xạ Rayleigh (một hiệu ứng làm bầu trời có màu xanh lam). Khi 2 tia có cùng cường độ thì có hiện tượng cộng hưởng. Bước sóng radar càng ngắn thì độ phân giải hình ảnh trên màn radar càng rõ. Tuy nhiên các sóng radar ngắn cần nguồn năng lượng cao và định hướng, ngoài ra chúng dễ bị hấp thụ bởi vật thể nhỏ (như mưa và sương mù....), không dễ dàng đi xa như sóng có bước sóng dài. Các radar thế hệ đầu tiên dùng sóng có bước sóng lớn hơn mục tiêu và nhận được tia phản hồi có độ phân giải thấp đến mức không nhận diện được, trái lại các hệ thống hiện đại sử dụng sóng ngắn hơn (vài xentimét hay ngắn hơn) có thể họa lại hình ảnh một vật nhỏ như bát cơm hay nhỏ hơn.

Sóng radio phản chiếu từ bề mặt cong hay có góc cạnh, tương tự như tia sáng phản chiếu từ gương cầu. Ví dụ, đối với tia sóng radio ngắn, hai bề mặt tạo nhau một góc 90° sẽ có khả năng phản chiếu mạnh. Cấu trúc bao gồm 3 mặt phẳng gặp nhau tại 1 góc, như là góc của hình hộp vuông, luôn phản chiếu tia tới trực tiếp trở lại nguồn. Thiết kế này áp dụng cho vật phản chiếu góc dùng làm vật phản chiếu với mục đích làm các vật khó tìm trở nên dễ dàng định dạng, thường tìm thấy trên tàu để tăng sự dò tìm trong tình huống cứu nạn và giảm va chạm. Cùng một lý do đó, để tránh việc bị phát hiện, người ta có thể làm cho các bề mặt có độ cong thích hợp để giảm các góc trong và tránh bề mặt và góc vuông góc với hướng định vị. Các thiết kế kiểu này thường dẫn đến hình dạng kỳ lạ của các máy bay tàng hình. Các thận trọng như thế không hoàn toàn loại bỏ sự phản xạ gây ra bởi sự nhiễu xạ, đặc biệt với các bước sóng dài. Để giảm hơn nữa tín hiệu phản xạ, các máy bay tàng hình có thể tung ra thêm các mảnh kim loại dẫn điện có chiều dài bằng nửa bước sóng, gọi là các miếng nhiễu xạ, có tính phản xạ cao nhưng không trực tiếp phản hồi năng lượng trở lại nguồn.

Phân cực
Sự phân cực thể hiện hướng dao động của sóng; với sóng điện từ, mặt phẳng phân cực là mặt phẳng chứa vector dao động từ trường. Radar sử dụng sóng radio được phân cực ngang, phân cực dọc, và phân cực tròn tùy theo từng ứng dụng cụ thể để định vị tốt hơn các loại phản xạ. Ví dụ, phân cực tròn dùng để làm giảm thiểu độ nhiễu xạ tạo bởi mưa. Sóng phản xạ bị phân cực phẳng thường cho biết sóng được dội lại từ bề mặt kim loại, và giúp radar tìm kiếm vượt trở ngại mưa. Các sóng radar có tính phân cực ngẫu nhiên thường là cho biết bề mặt phản xạ như đất đá, và được sử dụng bằng radar cho tàu bè.

Hiện tượng nhiễu sóng
Hệ thống radar phải vượt qua một số nguồn sóng khác để tập trung trên mục tiêu thật sự. Các sóng làm nhiễu bắt nguồn từ các nguồn bên trong và bên ngoài, gồm chủ động và bị động. Khả năng vượt qua các sóng không mong đợi được định nghĩa là tỉ số tín hiệu trên nhiễu (signal-to-noise ratio hay SNR). Trong cùng một môi trường nhiễu, tỉ số SNR càng lớn, thì hệ thống radar càng dễ định vị vật.

Nhiễu
Sóng nhiễu luôn được phát ra kèm theo tín hiệu từ nội nguồn của sóng, thường gây ra bởi thiết kế điện tử không thực sự đồng bộ sử dụng các linh kiện điện tử chưa tối ưu. Nhiễu chủ yếu xuất hiện như là sóng dội nhận được từ đầu thu vào thời điểm thật sự không có sóng radar nào được nhận. Vì thế, hầu hết các nhiễu đều xuất hiện ở đầu thu và các nỗ lực để giảm thiểu yếu tố này tập trung trong thiết kế đầu thu. Để lượng hóa độ nhiễu, người ta đưa ra chỉ số nhiễu, là tỷ số giữa cường độ sóng nhiễu thu được trên đầu nhận so với một đầu nhận lý tưởng. Chỉ số này cần được giảm thiểu.

Một số hình ảnh Ra đa quân sự:

Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự

Ra đa là gì,radar là gì,radar,ra đa,Radio Detection and Ranging,Radio Angle Detection and Ranging,dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến,dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến,nguyên lý hoạt động của ra đa,ra đa quân sự,radar quân sự
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo