Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Sư tử Hà Đông là gì?
Phạm Văn Cao | Chat Online | |
05/07/2016 16:12:29 |
16.990 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
NoName.747 | |
05/07/2016 16:14:31 |
Sư tử Hà Đông là thành ngữ được dùng để chỉ những người đàn bà ghê gớm, đanh đá, đặc biệt là những bà vợ có tính ghen tuông dữ dội, hoặc khi nổi máu tam bành có thể làm cho các ông chồng kinh hồn bạt vía, bao khí phách của đấng mày râu cũng tiêu tan thành mây khói khi gặp phải những bà vợ này.
Giải thích cho câu thành ngữ này, thì Hà Đông ở đây là một địa danh bên Trung Quốc, chứ không phải Hà Đông ở Hà Nội, Việt Nam.
Giai thoại:
Ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống, có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tạo, tức Trần Tạo, tự Lý Thường. Lúc còn nhỏ, Tạo rất thích chơi trò đấu kiếm. Cậu ta có thể ngồi cả ngày để nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán và hết sức khâm phục lòng dũng cảm, đức tính trung thực của những con người ấy. Lớn lên, Tạo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học mót các môn võ nghệ và cùng bọn ngao du nay đây mai đó. Tạo cũng tự liệt mình vào cùng một thuyền một hội với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay, vừa bước sang tuổi trung niên, Trần Tạo bỗng thay đổi tính nết. Tạo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa. Có lúc, Tạo háo hức với ý nghĩ bước lên vũ đài chính trị để gây thanh thế với đời. Nhưng tiếc thay, lực bất tòng tâm. Quá nửa đời người, công vẫn không thành, danh vẫn không toại. Trần Tạo đâm ra nản chí, bèn quay về sống ẩn dật, sớm hôm vui thú ruộng vưòn. Vì đã có một thời oanh liệt, vào cung ra kiếm, lúc múa gươm nơi thị thành, lúc khua chèo nơi biển vắng... Nặng nghĩa tình thầy trò, nên dẫu đã quay về ở ẩn, các chiến hữu cũ vẫn thường xuyên lui tới nhà Tạo để đàm đạo sự thế. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, cùng đến với các chàng trai anh hùng ấy bao giờ cũng có các ca kỹ, vũ nữ. Họ xinh tươi, lại hát hay, múa đẹp... Thế là ở ẩn nhưng vẫn cứ qua lại, vẫn yến tiệc linh đình, vẫn lả lướt, liếc mắt đưa tình. Thấy vậy, vợ Tạo là Liễu Thị rất ấm ức, cơn ghen nổi lên tắc nghẹn ở cổ. Liễu nghĩ: Biết đâu, trong số những người vũ nữ xinh đẹp, tài ba kia, lại chẳng có kẻ tà tâm, muốn chiếm đoạt chồng mình. Không kìm được máu ganh tức, Liễu đứng phắt dậy, cầm gậy vụt lấy vụt để vào tường, vào phản. Vừa vụt, Liễu vừa kêu la, quát tháo ầm ĩ. Các quan khách cùng các mỹ nữ hiện diện trong bữa tiệc sợ hoảng loạn, ba chân bốn cẳng tìm lối tháo thân. Trần Tạo biết là bất nhã lắm, nhưng vốn là người sợ vợ, nên không dám đứng ra khuyên ngăn. Hắn đứng im một chỗ, hai tay khoanh trước ngực, nhìn vợ với vẻ lấm lét và đầy sợ hãi, như muốn lẩn tránh cặp mắt hung dữ đỏ ngầu như máu của vợ đang xói lửa nhìn mình.
Được tin ấy, Tô Đông Pha (1037–1101), bạn Trần Tạo, đã đề thơ tặng Tạo:
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên,
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.
Dịch nghĩa:
Long Khâu cư sĩ cũng đáng thương,
Nói có nói không đêm chẳng ngủ.
Bỗng nghe Hà Đông sư tử hống / (hoặc) Bỗng nghe sư tử Hà Đông gầm
Gậy chống rời tay lòng hoang mang / (hoặc) Chiếc gậy vung lên khiến cho mọi người ngơ ngác.
Chữ "Hà Đông" ám chỉ người đàn bà họ Liễu (Thơ Đỗ Phủ có câu "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" - Nói về một người con gái họ Liễu người Hà Đông, Thi sĩ họ Tô đã mượn hai tiếng Hà Đông của câu thơ này làm định ngữ cho danh từ sư tử để ám chỉ vợ Trần Tháo vì người đàn bà này cũng họ Liễu, điều này thâm thúy và tế nhị ở chỗ nó không có lấy một tiếng nào trực tiếp đả động đến phu nhân của Long Khâu cư sĩ cả).
Còn "sư tử hống" là lời của nhà Phật biểu thị sự uy nghiêm - điều mà hàng ngày Trần Tạo vẫn tụng niệm để mong đạt tới, do Long Khâu cư sĩ Trần Tháo là người thường thích nói chuyện nhà Phật (cư sĩ là người tu tại gia) nên Tô Đông Pha mới dụng tâm dùng ba tiếng sư tử hống để ám chỉ sự la hét của nàng họ Liễu. Ngoài ra, nhà thơ còn có ý đối sư tử với rồng nữa: Long Khâu là gò Rồng. Vị cư sĩ náu mình ở gò Rồng mà lại được nghe tiếng sư tử gầm thì còn gì... thú vị bằng.
Vậy nên nguồn gốc câu thành ngữ Sư tử Hà Đông bắt nguồn từ những câu thơ của Tô Đông Pha, chỉ những người đàn bà ghê gớm đến mức làm chồng cũng phải hồn siêu phách lạc trước những bà vợ đó.
Giải thích cho câu thành ngữ này, thì Hà Đông ở đây là một địa danh bên Trung Quốc, chứ không phải Hà Đông ở Hà Nội, Việt Nam.
Giai thoại:
Ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống, có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tạo, tức Trần Tạo, tự Lý Thường. Lúc còn nhỏ, Tạo rất thích chơi trò đấu kiếm. Cậu ta có thể ngồi cả ngày để nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán và hết sức khâm phục lòng dũng cảm, đức tính trung thực của những con người ấy. Lớn lên, Tạo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học mót các môn võ nghệ và cùng bọn ngao du nay đây mai đó. Tạo cũng tự liệt mình vào cùng một thuyền một hội với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay, vừa bước sang tuổi trung niên, Trần Tạo bỗng thay đổi tính nết. Tạo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa. Có lúc, Tạo háo hức với ý nghĩ bước lên vũ đài chính trị để gây thanh thế với đời. Nhưng tiếc thay, lực bất tòng tâm. Quá nửa đời người, công vẫn không thành, danh vẫn không toại. Trần Tạo đâm ra nản chí, bèn quay về sống ẩn dật, sớm hôm vui thú ruộng vưòn. Vì đã có một thời oanh liệt, vào cung ra kiếm, lúc múa gươm nơi thị thành, lúc khua chèo nơi biển vắng... Nặng nghĩa tình thầy trò, nên dẫu đã quay về ở ẩn, các chiến hữu cũ vẫn thường xuyên lui tới nhà Tạo để đàm đạo sự thế. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, cùng đến với các chàng trai anh hùng ấy bao giờ cũng có các ca kỹ, vũ nữ. Họ xinh tươi, lại hát hay, múa đẹp... Thế là ở ẩn nhưng vẫn cứ qua lại, vẫn yến tiệc linh đình, vẫn lả lướt, liếc mắt đưa tình. Thấy vậy, vợ Tạo là Liễu Thị rất ấm ức, cơn ghen nổi lên tắc nghẹn ở cổ. Liễu nghĩ: Biết đâu, trong số những người vũ nữ xinh đẹp, tài ba kia, lại chẳng có kẻ tà tâm, muốn chiếm đoạt chồng mình. Không kìm được máu ganh tức, Liễu đứng phắt dậy, cầm gậy vụt lấy vụt để vào tường, vào phản. Vừa vụt, Liễu vừa kêu la, quát tháo ầm ĩ. Các quan khách cùng các mỹ nữ hiện diện trong bữa tiệc sợ hoảng loạn, ba chân bốn cẳng tìm lối tháo thân. Trần Tạo biết là bất nhã lắm, nhưng vốn là người sợ vợ, nên không dám đứng ra khuyên ngăn. Hắn đứng im một chỗ, hai tay khoanh trước ngực, nhìn vợ với vẻ lấm lét và đầy sợ hãi, như muốn lẩn tránh cặp mắt hung dữ đỏ ngầu như máu của vợ đang xói lửa nhìn mình.
Được tin ấy, Tô Đông Pha (1037–1101), bạn Trần Tạo, đã đề thơ tặng Tạo:
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên,
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.
Dịch nghĩa:
Long Khâu cư sĩ cũng đáng thương,
Nói có nói không đêm chẳng ngủ.
Bỗng nghe Hà Đông sư tử hống / (hoặc) Bỗng nghe sư tử Hà Đông gầm
Gậy chống rời tay lòng hoang mang / (hoặc) Chiếc gậy vung lên khiến cho mọi người ngơ ngác.
Chữ "Hà Đông" ám chỉ người đàn bà họ Liễu (Thơ Đỗ Phủ có câu "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" - Nói về một người con gái họ Liễu người Hà Đông, Thi sĩ họ Tô đã mượn hai tiếng Hà Đông của câu thơ này làm định ngữ cho danh từ sư tử để ám chỉ vợ Trần Tháo vì người đàn bà này cũng họ Liễu, điều này thâm thúy và tế nhị ở chỗ nó không có lấy một tiếng nào trực tiếp đả động đến phu nhân của Long Khâu cư sĩ cả).
Còn "sư tử hống" là lời của nhà Phật biểu thị sự uy nghiêm - điều mà hàng ngày Trần Tạo vẫn tụng niệm để mong đạt tới, do Long Khâu cư sĩ Trần Tháo là người thường thích nói chuyện nhà Phật (cư sĩ là người tu tại gia) nên Tô Đông Pha mới dụng tâm dùng ba tiếng sư tử hống để ám chỉ sự la hét của nàng họ Liễu. Ngoài ra, nhà thơ còn có ý đối sư tử với rồng nữa: Long Khâu là gò Rồng. Vị cư sĩ náu mình ở gò Rồng mà lại được nghe tiếng sư tử gầm thì còn gì... thú vị bằng.
Vậy nên nguồn gốc câu thành ngữ Sư tử Hà Đông bắt nguồn từ những câu thơ của Tô Đông Pha, chỉ những người đàn bà ghê gớm đến mức làm chồng cũng phải hồn siêu phách lạc trước những bà vợ đó.
thị kim ngân trần | Chat Online | |
30/01/2022 08:28:38 |
thật là ghê gớm
Tags: Sư tử Hà Đông là gì,sư tử Hà Đông,tại sao nói sư tử hà đông,tại sao lại gọi đàn bà là sư tử Hà Đông,thành ngữ Sư tử Hà Đông,Long Khâu cư sĩ diệc khả liên,Đàm không thuyết hữu dạ bất miên,Hốt văn Hà Đông sư tử hống,Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên,Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu
Câu hỏi mới nhất:
- Chỉ mình cách lấy point với ạ?
- Làm cách nào để khôi phục ảnh cũ trong phần chat lazi?
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Cốm khác bánh cốm chỗ nào?
- Giàu vì bạn sang vì vợ có nghĩa là gì?
- Tại sao sóng thần đánh lên cao?
- Newbie là gì?
- Vài nét về tỉnh Hà Giang?
- Cho em hỏi, em vừa thi lớp 10 xong, và đậu rồi, bây giờ em định học Ban B Toán Hóa Sinh, ...
- Cây dâu hoa tím (dâu biếc) có trị bệnh được không?
- Làm cách nào để nung chì CHO LÂU KHÔ CỨNG khi đổ vào khuôn tạo hình. Vì mình đổ vào khuôn ...
- Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông là gì?
- Bitcoin là gì?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!