Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Tầm gửi trên cây mơ có tác dụng gì không? Em ở Thái Nguyên, cho em hỏi tầm gửi trên cây mơ có tác dụng gì không ạ?

Đỗ Quang Phú
03/09/2016 02:58:14
6.617 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.864
04/09/2016 09:24:53
Cây tầm gửi là loài thực vật có hoa trong họ Tầm gửi hoặc Tằm gửi (Loranthaceae), là cây bán ký sinh trên các loài khác, chúng có lá xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để cố định sinh trưởng. Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Cây tầm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phần không thể thiếu của khu rừng.
Cây tầm gửi sống bán ký sinh trên các loài cây khác, như: Gạo, bưởi, dâu, thị, na, mít, xoan, ngái... Tùy vào cây chủ mà các cây tầm gửi có vị thuốc và công dụng chữa bệnh khác nhau... Tuy nhiên tầm gửi cây gạo được đánh giá cao hơn cả về tác dụng của nó.

Tầm gửi,cây tầm gửi,tác dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi

Tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh).

Tầm gửi cây gạo (Taxillus): trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận… nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc. Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè… Tại Việt Nam thì Tầm gửi cây gạo được biết đến là có nhiều ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Giá bán ở đây từ 300 đến 600 nghìn đồng trên 1 kg, tùy thuộc vào loại tươi, hoặc khô. Theo người dân nơi đây thì tầm gửi cây gạo có một số tác dụng như: tính mát, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, mát gan, giải say rượu, chữa sản hậu mòn ở phụ nữ (phụ nữ bị gầy mòn sau khi sinh con).
Tầm gửi trên cây bưởi (bòng) được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét.
Tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón.
Tầm gửi cây chanh chữa ho.
Tầm gửi cây Ngái:
- Bổ can thận, mạch gân xương, an thai, lợi sữa.
- Giải độc, tăng cường chức năng Gan, Thận - Mát, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ. Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu.
- Ở phụ nữ sau sinh: giúp tăng tiết sữa, ngoài ra còn có tác dụng điều trị chứng hậu sản mòn. (Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa).
- Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây them ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

Tầm gửi trên cây gạo,cây tầm gửi,công dụng của tầm gửi
Tầm gửi trên cây gạo

Các dùng các loại tầm gửi
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc.

Tầm gửi trên cây thị,cây tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi trên cây thị

Công dụng của tầm gửi
Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.

Tầm gửi,công dụng của tầm gửi
Cành, lá tầm gửi được cắt ra và phơi khô, dùng để đun sắc nước uống

Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi

Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh trong quá trình điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi.

Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi

Một số nhà khoa học tại Việt Nam nói về cây tầm gửi
1. PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, PGĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh
Cơ quan của ông chưa từng nghiên cứu và sử  dụng loại cây này trong các bài thuốc chữa bệnh. Bản thân PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cũng chưa biết đến tài liệu khoa học nào nghiên cứu tầm gửi cây gạo.

Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa  học cụ thể.

Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng chữa được một số  bệnh. Tuy nhiên, có tác dụng hay không, chữa được bệnh gì, cách uống thế nào, liều lượng ra sao… thì cần có sự phân  tích, nghiên cứu trên cơ sở  khoa học mới có thể khẳng định được. Ngoài  việc xác định tác dụng của loài cây này, thì việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học còn có mục đích, đặc biệt quan trọng là để xác định độ an toàn của nó. Vì trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ có tác dụng làm mát cơ thể và cũng không có hại gì. Tuy nhiên, có một số loại cây được cho là có tác dụng chữa bệnh lại có thể gây tác dụng phụ mà có khi đến 20 năm sau khi uống mới có biểu hiện.

Do chưa có sự xác minh của khoa học về tác dụng chữa bệnh của tầm gửi  cây gạo, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử  dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt  nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để các bác sỹ có chuyên môn  kiểm tra điều trị.

2. Th.S - Dược sỹ Đoàn Xuân Đinh, Trưởng ban Quản lý cấp phát, Khoa Dược, Viện Y học cổ truyền Quân đội
Đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến loài cây này. Trong tất cả tài liệu mà ông sưu tầm như: Dược điển Việt Nam IV; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi;  Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I và II, được viết bởi nhiều nhà chuyên môn đầu ngành về dược liệu thuộc Viện Dược liệu Việt Nam… đều không thấy nói về tầm gửi cây gạo cũng như tác dụng chữa bệnh của nó.  Tuy nhiên trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết. Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu quả thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ.

3. Thạc sĩ, Dược sĩ Trần Phi Hùng (Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)
Tầm gửi cây gạo ở điều kiện tự nhiên rất hiếm gặp, bản thân cây gạo phải sống lâu năm và trong điều kiện môi trường sinh trưởng thuận lợi khi có hạt của cây tầm gửi được phát tán tự nhiên (do chim, sóc, sâu bọ ), hạt nảy mầm và phát sinh, phát triển được trên thân, cành cây gạo. Ngày nay cũng có tầm gửi cây gạo do con người cấy, ghép, tạo phôi, mầm tạo ra và phát triển thành tầm gửi cây gạo bán tự nhiên.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần hoá học, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, tác dụng sinh học của tầm gửi cây gạo. Và cũng chưa có tài liệu chính thức nào viết về tầm gửi cây gạo. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian tầm gửi cây gạo không độc, được dùng trong các bệnh viêm cầu thận cấp, mãn, suy thận, viêm gan, viêm gan virus, xơ gan, phong thấp, xương khớp, sưng xương khớp, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, hậu sản… Còn theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học tầm gửi cây gạo có tác dụng chống viêm, giải độc, chống ôxy hoá, lợi tiểu, có tính mát. Vì vậy, có thể sử dụng tầm gửi cây gạo trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mãn tính.

Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi

Tác hại của cây Tầm gửi đối với các loài cây khác
Có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả tầm gửi lại là những cây ăn bám trên các cành cây và cây bụi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây bị leo bám ký sinh.

Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó.

Từ Mistletoe (cây tầm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo - Saxon, "mistel" có nghĩa là phân, và "toe" có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thường của nó có nghĩa là "phân trên cành cây". Tên khoa học của tầm gửi cũng không hay ho gì hơn. Trong tiếng Hy Lạp, phoradendron có nghĩa là "kẻ trộm trên cành cây".

Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Trong các loài tầm gửi, tầm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado (Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tầm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mầm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới.

Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng.

Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi

Ý nghĩa khác
Một số loài tầm gửi treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu.

Người xích lại gần nhau hơn theo truyền thống lâu đời. Do cây tầm gửi ra quả vào mùa Đông, các nền văn hoá thường coi nó là biểu hiện của sự phì nhiêu, màu mỡ. Việc trao nhau nụ hôn dưới cây tầm gửi có nguồn gốc từ thời cổ đại của người Druid. Khi kẻ thù chạm trán nhau dưói cây tầm gửi trong rừng, họ phải hạ vũ khí và ngừng bắn cho tới ngày hôm sau. Từ truyền thống này mà dẫn tới việc cho cây tầm gửi lên cửa nhà và hôn nhau dưới tán lá xanh.

Một ý nghĩa của cây tầm gửi đến từ huyền thoại Bắc Âu, nếu đôi nam nữ nào hôn nhau dưới nhành cây tầm gửi trước cửa nhà, tình yêu của họ sẽ kéo dài mãi mãi.

Sự tích về cây tầm gửi bắt đầu bằng câu chuyện thần thoại về vị thần Mặt trời mùa hạ tên là Balder. Vị thần này một lần nằm mơ thấy mình sẽ bị chết. Cậu bé Balder bèn kể lại cho mẹ là nữ thần Frigga – vị thần của tình yêu và sắc đẹp.

Một ý nghĩa của cây tầm gửi đến từ huyền thoại Bắc Âu, nếu đôi nam nữ nào hôn nhau dưới nhành cây tầm gửi trước cửa nhà, tình yêu của họ sẽ kéo dài mãi mãi.

Sự tích về cây tầm gửi bắt đầu bằng câu chuyện thần thoại về vị thần Mặt trời mùa hạ tên là Balder. Vị thần này một lần nằm mơ thấy mình sẽ bị chết. Cậu bé Balder bèn kể lại cho mẹ là nữ thần Frigga – vị thần của tình yêu và sắc đẹp.

Thần Frigga sau khi nghe xong đã quá lo sợ, nghĩ rằng giấc mơ có thể là một điềm báo, nên bà cầu xin tất cả vạn vật trên Trái đất hãy bảo vệ Balder.

Bà còn nguyền rằng, nếu Balder chết đi tất cả mọi vật cũng sẽ phải chết theo. Từ đó, thần Balder lớn lên và miễn nhiễm với bất kỳ cây cỏ gì mọc lên từ mặt đất mà các trẻ con cùng dùng để ném vào cậu. Tuy thế, một trong số kẻ thù của Balder là Loki đã tìm ra kẽ hở trong lời nguyền của nữ thần Frigga – chính là cây tầm gửi.

Sở dĩ cây tầm gửi không bao giờ mọc lên từ đất mà là sống nhờ vào thân cây khác nên không bị ảnh hưởng bởi lời nguyền của nữ thần Frigga. Biết như vậy, Loki đã dùng thân cây tầm gửi làm thành mũi tên, lừa người em bị mù Holder dùng mũi tên ấy bắn vào Balder.

Chính mũi tên ấy đã hạ sát Balder. Ba ngày trôi qua, tất cả vạn vật trên thế gian tìm đủ mọi cách để cứu Balder nhưng đều thất bại.

Cuối cùng, chính những giọt nước mắt của bà mẹ Frigga khóc than con mình đã làm cho những trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng, đem sinh mạng của Balder trở lại. Quá đỗi vui mừng, nữ thần Frigga đã lấy lại tiếng xấu của cây tầm gửi và bà đã hôn tất cả những ai bước dưới cây tầm gửi, để tạ ơn cứu mạng con bà.

Cũng từ đó mà người phương Tây có truyền thống treo nhành tầm gửi trước cửa nhà trong mỗi dịp Noel. Các cặp đôi yêu nhau cũng bắt đầu hôn nhau dưới nhành tầm gửi với quan niệm rằng: nữ thần Frigga đã chứng kiến và bảo vệ tình yêu của họ mãi mãi.

Có tài liệu ghi lại rằng, tập tục trên bắt nguồn từ thời nữ hoàng Victoria ở Anh, khoảng thế kỷ XVI. Nó trở thành một niềm tin tôn giáo, mạnh tới mức mà khi hai đội quân kẻ thù đánh nhau, dù có thù ghét tới mấy thì nếu nhìn thấy cây tầm gửi trước mặt, hai bên cũng sẽ ngừng chiến.

Họ Tầm gửi
Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68-77 chi và 950-1.000 loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Ngoại trừ ba loài thì tất cả còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, mặc dù chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp. Ba loài sinh sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Trung và Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum.

Ban đầu họ này chứa toàn bộ các loài được gọi chung là tầm gửi, nhưng các loài tầm gửi điển hình của châu Âu và Bắc Mỹ (các chi Viscum và Phoradendron) thuộc về họ Viscaceae đôi khi được đặt trong họ Đàn hương (Santalaceae).

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) đưa họ này vào bộ Đàn hương (Santalales) trong nhánh thực vật hai lá mầm phần lõi (core eudicots).

Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
Tầm gửi,công dụng của cây tầm gửi
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k