LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com
Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Từ mượn là gì?

NoName.822
08/10/2016 03:45:59
10.131 lượt xem
Trả lời / Bình luận (4)
NoName.928
08/10/2016 03:48:45
Từ mượntừ vay mượn từ ngôn ngữ khác (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán (từ Hán-Việt), tiếng Pháp, tiếng Anh,... Dưới đây liệt kê một số từ mượn trong tiếng Việt:

Từ mượn tiếng Anh
Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Vậy nên ở Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Nhờ đó, trong tiếng Việt đã xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh như:
scandal (xì căng đan) *scag (xì ke)
container (công tơ nơ) *charge (sạc)
TV (ti vi) *taxi (tắc- xi)

Từ mượn tiếng Pháp
Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt không có. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình[1]. Các từ mượn tiếng Pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:
Ăn uống: Bière (bia), cacao (ca cao), café (cà phê), crème (kem), carotte (cà rốt), gâteau (ga tô), salade (sa lát), cerise (sơ ri), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), moutarde, (mù tạc), saussisse (xúc xích), vin (vang),...
Phong cách ăn mặc: maillot (may ô), slip (xi líp), chemise (sơ mi), veston (vét tông), gilet (gi lê), blouse (bờ lu), manchette (măng sét),...
Y dược: Acide (axít), corticoïde (corticoit), lipide (lipit), péniciline (pênixilin), vaccin (vắc-xin), vitamine (vitamin),...
Nhạc họa: guitare (ghi ta), mandoline (măng đô lin), violon (vi ô lông),...
Kỹ thuật: auvent (ô văng), béton (bê tông), balcon (ban công), clé (cờ lê), molette (mỏ lết), étau (ê tô), tôle (tôn), tournevis (tuốt nơ vít), tube (típ), talus (ta luy),...
Quân sự: Blockhaus (lô cốt) canon (ca nông), culasse (quy lát), garde corps (gác đờ co), tank (tăng), bunker (boong ke)
Khác: savon (xà phòng), cresson (cải xoong), essence (ét-xăng, nói tắt: xăng), gare (nhà ga),...
25 10
NoName.994
02/12/2016 12:02:51
Từ mượn là gì??
13 18
gbgew
17/12/2017 09:35:19
kgworuy8oye7y
2 3
NoName.3024
25/12/2017 16:13:21
hay vaa de hoc
 
0 2
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư