Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110: "Tư sản Việt Nam đã tố chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, "chấn hưng nội hoá", "bài trừ ngoại hoá". Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long v.v.) lập ra Đảng Lập hiến (1923). Đảng này đưa ...

CenaZero♡ | Chat Online
05/09 22:15:56 (Tổng hợp - Lớp 12)
2 lượt xem

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Tư sản Việt Nam đã tố chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, "chấn hưng nội hoá", "bài trừ ngoại hoá".

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp.

Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long v.v.) lập ra Đảng Lập hiến (1923). Đảng này đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi (như cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam Ki), họ lại thỏa hiệp với chúng. Ngoài Đảng Lập hiến, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết "quân chủ lập hiến", nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng "trực trị".

Tâng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh và giáo viên, viên chức, nhà văn, nhà báo v.v.) sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do, dân chủ. Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh v.v.) được thành lập với nhiều hoạt động phong phú và sôi động (mít tinh, biểu tình, bãi khóa v.v.). Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời. Báo tiếng Pháp có các tờ Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê. Báo tiếng Việt có Hữu thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo.... Một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế) v.v. đã phát hành nhiều loại sách báo tiến bộ".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 80)

"Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" là cuộc vận động của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Tiểu tư sản.
0 %
0 phiếu
B. Công nhân.
0 %
0 phiếu
C. Nông dân.
0 %
0 phiếu
D. Tư sản.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất