Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CHÚ RÙA HỌC BAY Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. Cố lên nào 1, 2, 3! Cố lên! Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi: - Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: - Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ. Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa: - Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. Rùa nhăn mặt trả lời: - Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ ...
![]() | Tôi yêu Việt Nam | Chat Online |
07/09/2024 11:49:49 (Ngữ văn - Lớp 7) |
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ RÙA HỌC BAY
Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. Cố lên nào 1, 2, 3! Cố lên!
Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi:
- Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế?
Rùa thở dài đáp:
- Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ.
Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa:
- Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà.
Rùa nhăn mặt trả lời:
- Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ.
Chim Sẻ cười:
- Nhưng mà anh đâu có cánh!
Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ!
Chim Sẻ lại nói:
- Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây!
Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được.
Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng:
- Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm.
Rùa liền hét to:
- Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với!
Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa:
- Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được!
Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin:
- Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi.
Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa.
- Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé!
Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên:
- A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì.
- Cứu với! Ai cứu tôi với Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn.
Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng.
Văn bản Chú rùa học bay được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào?![](https://lazi.vn/uploads/icon/loading.gif)
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Tự sự 0 % | 0 phiếu |
B. Nghị luận 0 % | 0 phiếu |
C. Miêu tả 0 % | 0 phiếu |
D. Biểu cảm 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì? (Ngữ văn - Lớp 7)
- Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo? (Ngữ văn - Lớp 7)
- Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa…………….., sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông (Ngữ văn - Lớp 7)
- Theo văn bản, chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer bảo quản tại đâu? (Ngữ văn - Lớp 7)
- Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần nào điều tiết mùa màng trong năm? (Ngữ văn - Lớp 7)
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok Hàng năm, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực ... (Ngữ văn - Lớp 7)
Trắc nghiệm mới nhất
- Bài nào là bài hát mà Quang Hùng Master D sáng tác?
- Tại thời điểm nhập kho vật tư, hàng hoá do nhận vốn góp liên doanh, yếu tố nào trong các yếu tố sau được tính vào giá gốc của vật tư, hàng hoá: (Tổng hợp - Đại học)
- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu nà công cụ KHÔNG thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc tính theo phương pháp trực tiếp, đơn vị đã trả bằng tiền mặt hoặc gửi tiền Ngân hàng, kế toán ghi: (Tổng hợp - Đại học)
- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ thuộc điện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, đơn vị chưa trả tiền hàng, kế toán ghi: (Tổng hợp - Đại học)
- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ thuộc điện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, đơn vị đã trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi Ngân hàng, kế toán ghi: (Tổng hợp - Đại học)
- Tại thời điểm dược xác nhận là tiêu thụ, yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây KHÔNG được tính vào giá gốc của vật tư, hàng hoá: (Tổng hợp - Đại học)
- Theo CMCKẾ TOÁN số 02 Hàng tồn kho , để tính trị giá mua thực tế của Hàng xuất kho, kế toán KHÔNG sử dụng phương pháp nào: (Tổng hợp - Đại học)
- Tại thời điểm xuất kho, giá gốc của vật tư, hàng hoá bao gồm yếu tố nào: (Tổng hợp - Đại học)
- Chi phí nào dưới đây KHÔNG được tính vào giá gốc của vật tư, hàng hoá nhập kho khi đơn vị tự gia công: (Tổng hợp - Đại học)
- Tại thời điểm nhập kho vật tư, hàng hoá thuê ngoài gia công, giá gộc của hàng hoá, vật tư KHÔNG bao gồm yếu tố nào: (Tổng hợp - Đại học)