Ý NGHĨA CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Xuất phát từ nền tảng nghề trồng lúa nước, các vương triều Đại Việt luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được khuyến khích nhưng không được đề cao, nhất là thương nghiệp. Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật. Việc sinh sống thành làng xã một mặt gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng, nhưng mặt khác tạo nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các ...

Phạm Văn Phú | Chat Online
3 giờ trước (Tổng hợp - Lớp 12)
3 lượt xem

Ý NGHĨA CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Xuất phát từ nền tảng nghề trồng lúa nước, các vương triều Đại Việt luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được khuyến khích nhưng không được đề cao, nhất là thương nghiệp. Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật. Việc sinh sống thành làng xã một mặt gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng, nhưng mặt khác tạo nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong làng xã, do đó, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.

Trong kỉ nguyên Đại Việt, Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép, ổn định nhưng đồng thời cũng tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Văn minh Đại Việt khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt đã nỗ lực không ngừng, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh từ bên ngoài. Những thành tựu đạt được không chỉ chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử mà còn góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Đâu không phải là hạn chế của văn minh Đại Việt?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Công, thương nghiệp không được chú trọng nhiều.
0 %
0 phiếu
B. Có ít phát minh khoa học, kĩ thuật.
0 %
0 phiếu
C. Sống thành làng xã gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng.
0 %
0 phiếu
D. Sống thành làng xã tạo nên tâm lí cào bằng, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của từng cá nhân.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan