“Đến giữa tháng 8-1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14-8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quang Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội, ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
16/11 21:02:47 (Tổng hợp - Lớp 12) |
“Đến giữa tháng 8-1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14-8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.
Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quang Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện, ... Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Tại Huế, ngày 23-8, hàng vạn quần chúng biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25-8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, ... nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi. Các địa phương khác trong cả nước từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đến ngày 28-8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương cuối cùng giành chính quyền.
Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa. Nhờ đó, khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.
Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.”
(Nguồn: SGK Lịch sử 12-bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33)
Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). 0 % | 0 phiếu |
B. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945). 0 % | 0 phiếu |
C. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). 0 % | 0 phiếu |
D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam đều cho thấy (Tổng hợp - Lớp 12)
- Thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ trong hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ (Tổng hợp - Lớp 12)
- Các thông tin nào sau đây là đúng về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? I. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời đất nước để tìm con đường giải phóng cho dân tộc. II. Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Quốc tế cộng sản và là người cộng sản Việt Nam ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287-1288) có điểm chung nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 2009-2015, các quốc gia thành viên của tổ chức ASEAN đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được các quốc gia thành viên chính thức khẳng định (1997) đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, chính thức thành lập (Lịch sử - Lớp 12)
- Nguyện vọng của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là (Lịch sử - Lớp 12)
- Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN? (Lịch sử - Lớp 12)
- Văn kiện nào sau đây là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN? (Lịch sử - Lớp 12)
- ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng xây dựng Cộng đồng khi đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Văn kiện nào sau đây thể hiện ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN? (Lịch sử - Lớp 12)