Đọc đoạn văn sau: BÀI HỌC RÙA VÀ THỎ Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Ở cuộc đua thứ nhất, Thỏ vì chủ quan nên đã thua cuộc còn Rùa kiên trì và bền bỉ nên giành chiến thắng. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó và được được Roberto Goizueta, Giám đốc Điều hành của Coca Cola trong những năm 1980 phát triển thêm: Sau cuộc đua thứ nhất, Thỏ nhận ra rằng nó thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì Rùa không thể ...
Nguyễn Thị Thảo Vân | Chat Online | |
18/11/2024 10:01:10 (Tiếng Việt - Lớp 4) |
Đọc đoạn văn sau:
BÀI HỌC RÙA VÀ THỎ
Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Ở cuộc đua thứ nhất, Thỏ vì chủ quan nên đã thua cuộc còn Rùa kiên trì và bền bỉ nên giành chiến thắng. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó và được được Roberto Goizueta, Giám đốc Điều hành của Coca Cola trong những năm 1980 phát triển thêm:
Sau cuộc đua thứ nhất, Thỏ nhận ra rằng nó thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì Rùa không thể nào có cửa hạ nó được. Vì thế, nó thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Ở cuộc đua thứ 2, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy liền một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào để thắng được Thỏ trên một đường đua như vậy. Nó suy nghĩ thêm và quyết định thách đố Thỏ trong một cuộc đua khác, nhưng có chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý, rồi cả hai bắt đầu cuộc đua thứ ba. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, Thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho tới bờ sông. Vạch đích còn đến 2 ki-lô-mét ở tận bên kia sông. Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao để vượt sông. Trong lúc đó, Rùa đã tới bên bờ sông, lội xuống sông và bơi sang bên kia sông, tiếp tục bò về đích.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, Thỏ và Rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Điều gì đã giúp Thỏ chiến thắng ở cuộc đua thứ hai? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Lòng tốt và vị tha. 0 % | 0 phiếu |
B. Sự nhanh nhẹn và nỗ lực. | 1 phiếu (100%) |
C. Lòng dũng cảm và may mắn. 0 % | 0 phiếu |
D. Lòng trung thực và thẳng thắn. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau: NHỮNG HÒN ĐÁ CUỘI Trong buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: “Sau đây là một câu hỏi trắc ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: ĐI LÀM NƯƠNG Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. Cả làng đều đi làm nương; nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng, có ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: BẠN NHỎ TRONG RỪNG Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lán không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào. Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CÂY BÀNG KHÔNG RỤNG LÁ Phố tôi có một cây bàng. Ai đã trồng cây bàng ấy, tôi không rõ. Chỉ biết rằng bây giờ cây đã to lắm rồi. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt, lờ lợ toả ra, lên mãi tận gác ba, gác tư. Khi tôi đã biết suy ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
Trắc nghiệm mới nhất
- Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng? (Tổng hợp - Đại học)
- Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng? (Tổng hợp - Đại học)
- GDP thực tế đo lường theo mức giá ___________, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá ___________ (Tổng hợp - Đại học)
- Nếu mức sản xuất không thay đổi và giá của mọi sản phẩm đều tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) bằng: (Tổng hợp - Đại học)
- Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó: (Tổng hợp - Đại học)
- Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế? (Tổng hợp - Đại học)
- Nếu bạn muốn so sánh sản lượng giữa hai năm, bạn cần dựa vào: (Tổng hợp - Đại học)
- GDP danh nghĩa: ành. (Tổng hợp - Đại học)
- Tổng sản phẩm trong nước không thể được tính bằng tổng của. (Tổng hợp - Đại học)
- Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của: (Tổng hợp - Đại học)