Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: CHẲNG LẼ THẦY NÓI SAI? I-ren Giô-li-ô Quy-ri là con gái của hai nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri. Ngay từ nhỏ, I-ren đã tỏ ra là một học sinh có thói quen suy nghĩ độc lập. Cô không dễ dàng đồng ý với các kết luận được thầy cô nêu ra, mặc dù họ là những nhà khoa học rất nổi tiếng. Một hôm, thầy giáo nêu câu hỏi: – Nếu thầy thả một con cá vàng vào chậu đầy nước, nước sẽ như thế nào? – Nước sẽ trào ra! – Lũ trẻ đồng thanh đáp. -– Bây giờ thầy đem số ...
Nguyễn Thị Sen | Chat Online | |
2 giờ trước (Tiếng Việt - Lớp 5) |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CHẲNG LẼ THẦY NÓI SAI?
I-ren Giô-li-ô Quy-ri là con gái của hai nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri.
Ngay từ nhỏ, I-ren đã tỏ ra là một học sinh có thói quen suy nghĩ độc lập. Cô không dễ dàng đồng ý với các kết luận được thầy cô nêu ra, mặc dù họ là những nhà khoa học rất nổi tiếng.
Một hôm, thầy giáo nêu câu hỏi:
– Nếu thầy thả một con cá vàng vào chậu đầy nước, nước sẽ như thế nào? – Nước sẽ trào ra! – Lũ trẻ đồng thanh đáp.
-– Bây giờ thầy đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc và phát hiện thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?
− Lạ nhỉ! Có phải là con cá đã uống nước vào bụng, hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng? – Lũ trẻ bàn bạc.
I-ren im lặng suy nghĩ. Lúc đó cô chợt nhớ tới lời mẹ dạy: Khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó. Chẳng lẽ thầy là một nhà khoa học mà lại nói sai?
Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau. Hôm sau, cô kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười:
- Em đúng là một cô bé thông minh, chịu động não. Khi đưa ra một vấn đề chưa chính xác, thầy muốn các em hiểu rằng đừng vội tin vào lời nói, mà hãy tin vào thực nghiệm. Thực nghiệm là "người làm chứng" đáng tin cậy nhất của khoa học.
Nhờ áp dụng cách thức học tập thông qua trải nghiệm mà I-ren Quy-ri đã trở thành một nhà bác học nổi tiếng thế giới. Bà được nhận giải Nô-ben về Hoá học năm 1935.
(Theo Gương học tập của 100 danh nhân bác học đoạt giải Nô-ben)
Trong giờ học, thầy giáo cho học sinh thảo luận xoay quanh câu hỏi nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Nước trong chậu sẽ như thế nào khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước? 0 % | 0 phiếu |
B. Vì sao khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước, lượng nước trào ra nhỏ hơn thể tích con cá vàng? 0 % | 0 phiếu |
C. Con cá vàng đã uống bao nhiêu nước vào bụng khi được thả vào chậu nước? 0 % | 0 phiếu |
D. Lượng nước rớt ra ngoài chậu là bao nhiêu khi thả con cá vàng vào trong chậu đầy nước? 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: TRANH THÊU XQ VIỆT NAM XQ là chữ viết tắt tên của cặp vợ chồng nghệ nhân Hoàng Lệ Xuân và Võ Văn Quân, chủ thương hiệu tranh thêu tay trên lụa XQ Việt Nam nổi tiếng hiện nay. Theo các nghệ nhân, tranh thêu XQ ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT (Mùa thu, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ê-đu-a Gri-gơ thường về ở trong những khu rừng gần thành phố Béc-ghen. Một hôm, ông gặp Đa-nhi, cô bé con người gác rừng đi nhặt quả thông. Vẻ thơ ngây ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: CÁC ĐIỆU MÚA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Múa rồng bắt nguồn từ thời nhà Hán tại Trung Quốc. Để thực hiện điệu múa, nhóm vũ công khoảng 9 người sẽ cầm theo hình nộm rồng và nhảy múa trên nền nhịp trống, chũm ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: XOÀI CỦA CẢ NHÀ Xoài là cháu gái em. Năm nay bé mới ba tuổi. Em thích chơi với Xoài lắm. Bé nghịch nhưng cũng rất thông minh. Xoài rất thích sang học cùng em, vì bé sẽ được thỏa thích vẽ và chơi những trò ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Màu sắc từ trái tim Từ khi sinh ra, Lâm đã không thể phân biệt được màu sắc. Với cậu, màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đều chỉ là tên gọi. Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: CÔ BÉ CHÂN NHỰA Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”. Hôm nay, mẹ đi làm đồi ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
Trắc nghiệm mới nhất
- Điều gì sẽ xảy ra nếu cố gắng xóa một bản ghi trong bảng được tham chiếu? (Tin học - Lớp 11)
- Cách nào để khai báo liên kết giữa các bảng trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu? (Tin học - Lớp 11)
- Thông tin nào là cần thiết để tạo liên kết giữa hai bảng trong cơ sở dữ liệu? (Tin học - Lớp 11)
- Bảng nào trong cơ sở dữ liệu thư viện có thể chứa thông tin về việc mượn sách? (Tin học - Lớp 11)
- Khi có giá trị khóa ngoài không xuất hiện trong bảng được tham chiếu, điều gì xảy ra? (Tin học - Lớp 11)
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp gì cho người sử dụng? (Tin học - Lớp 11)
- Ràng buộc khóa ngoài đảm bảo điều gì trong cơ sở dữ liệu? (Tin học - Lớp 11)
- Liên kết giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu được thực hiện thông qua cái gì? (Tin học - Lớp 11)
- Mục tiêu chính của việc thiết kế cơ sở dữ liệu là gì? (Tin học - Lớp 11)
- PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Dư thừa dữ liệu có thể dẫn đến vấn đề gì? (Tin học - Lớp 11)