Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những ...
Tôi yêu Việt Nam | Chat Online | |
2 giờ trước (Ngữ văn - Lớp 7) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi:
- Em à, anh thích bánh mì cháy mà.
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
- Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.
Rồi ông nói tiếp:
- Con biết đó, cuộc đời đầy dẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.
(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Miêu tả 0 % | 0 phiếu |
B. Biểu cảm 0 % | 0 phiếu |
C. Tự sự 0 % | 0 phiếu |
D. Nghị luận 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN? Trăng ơi...từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi...từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ÁO TẾT Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng. Khi con ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TRÁI TIM HOÀN HẢO Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HÃY BÌNH TĨNH KHI BẠN BỊ CHÊ BAI Ngày xưa, có một họa sĩ tên lòa Ranga, một người siêu việt vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: MÁ LA Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm ... (Ngữ văn - Lớp 7)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tác phẩm Tức nước vỡ bờ của tác giả nào? (Ngữ văn - Lớp 8)
- Chính sách nào sau đây không nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Phát biểu nào sau đây là sai về quan điểm định hướng hội nhập kinh tế ở Việt Nam? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo? (Tin học - Lớp 6)
- Câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào? (Tin học - Lớp 6)
- Để viết chương trình cho máy tính, người lập trình sử dụng loại ngôn ngữ nào? (Tin học - Lớp 6)
- Các chỉ tiêu để đánh giá phát triển kinh tế bao gồm? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Để nâng cao chỉ số phát triển con người, nước ta đẩy mạnh sự phát triển của con người thông qua các chỉ số (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)