Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi ...
Trần Bảo Ngọc | Chat Online | |
2 giờ trước (Ngữ văn - Lớp 7) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.
(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Tự sự 0 % | 0 phiếu |
B. Biểu cảm 0 % | 0 phiếu |
C. Nghị luận 0 % | 0 phiếu |
D. Thuyết minh 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI BÀN TAY Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: LỄ CÚNG CƠM MỚI – NÉT VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...tạ ơn trời đất vì đã cho ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng ... (Ngữ văn - Lớp 7)
Trắc nghiệm mới nhất
- Yếu tố nền tảng của kiểm soát nội bộ là (Tổng hợp - Đại học)
- Tổ chức đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về gian lận là: (Tổng hợp - Đại học)
- Tác giả của mô hình tam giác gian lận là ai? (Tổng hợp - Đại học)
- Mô hình tam giác gian lận trình bày về vấn đề gì? (Tổng hợp - Đại học)
- Theo Cressey, có bao nhiều nguyên nhân chính làm nảy sinh áp lực dẫn đến hành vi gian lận? (Tổng hợp - Đại học)
- d) Một nhà kho có diện tích là 475 m2. Người ta muốn chia khu vực này thành các ô nhỏ, mỗi ô có diện tích 9,5 m2. Hỏi có thể chia được bao nhiêu ô? (Toán học - Lớp 5)
- Theo ACFE, các loại gian lận phổ biến gồm: (Tổng hợp - Đại học)
- c) Biểu thức nào sau đây có giá trị lớn nhất? (Toán học - Lớp 5)
- b) 5,2 không là thương của phép chia nào dưới đây? (Toán học - Lớp 5)
- Theo ACFE, những ai là người phát hiện gian lận nhiều nhất: (Tổng hợp - Đại học)