Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những cây cầu bắc qua sông Hồng của Hà Nội (Trích) Sông Hồng là con sông lớn, vào thuở Thăng Long, Đông Đô, chỉ có thể dùng đò qua sông. Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, cầu bắc qua sông vẫn chỉ là một cây cầu phao. Cầu Long Biên Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Paul Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương hồi đó. Dân ...

Tôi yêu Việt Nam | Chat Online
02/12/2024 23:39:37 (Ngữ văn - Lớp 8)
35 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những cây cầu bắc qua sông Hồng của Hà Nội

(Trích)

Sông Hồng là con sông lớn, vào thuở Thăng Long, Đông Đô, chỉ có thể dùng đò qua sông. Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, cầu bắc qua sông vẫn chỉ là một cây cầu phao.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Paul Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương hồi đó. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì được bắc qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm).

Cho đến khi động thổ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ: “Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20 m nước, mùa mưa lũ nước dâng cao hơn 8 m làm vỡ cả đê điều. Lòng sông lại luôn chuyển đổi bên lở bên bồi thì làm sao chế ngự nổi để bắc được cây cầu qua dòng nước hung dữ bất kham ay!"

Người ta phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kĩ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Vật liệu xây cầu đã dùng đến 30.000 m3 đá và kim loại (5.600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp bấy giờ.

Cầu được khánh thành ngày 28-2-1902, có sự hiện diện của vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Doumer.

Vào thời điểm bấy giờ, cây cầu này chiếm vị trí dài thứ hai trên thế giới, sau cầu Brooklyn bắc qua sông East - River của Mĩ.

Trong chiến tranh, cầu Long Biên bị bắn phá nặng nề.

Cầu Long Biên đã hoàn thành sứ mệnh làm “đầu cầu” giao thông nối liền Thủ đô với các tuyến đường lên miền núi phía bắc và miền biển phía đông. Do cầu đã cũ và hỏng, có dự kiến dỡ bỏ cây cầu đi. Nhưng ý định ấy bị dư luận phản đối và hiện cầu Long Biên đang được sửa chữa, bảo tồn, như một kí ức vật thể của lịch sử Hà Nội cần được lưu giữ.

Với trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện nay, trong thời gian ngắn, trên sông Hồng đã ra đời một loạt cây cầu hiện đại.

Cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng nối trung tâm Hà Nội với đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây được coi là công trình thế kỉ 20, biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Xô viết.

Cầu có kết cấu giàn thép, chiều dài hơn 3.250 m, gồm hai tầng, 25 nhịp phần chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường dành cho xe thô sơ.

Cầu được khởi công xây dựng năm 1974, khánh thành vào tháng 5-1985. Hiện nay, cầu Thăng Long là một trong những cây cầu sắt dài nhất của Hà Nội, bắt đầu từ địa phận quận Bắc Từ Liêm nối sang địa phận huyện Mê Linh.

Cầu Chương Dương

Những năm 80 của thế kỉ 20, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên để qua lại sông Hồng. Do làn đường ô tô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra, và cũng vì thế cầu Long Biên được mệnh danh là “cây cầu dài nhất thế giới” do phải mất nhiều tiếng đồng hồ xe cộ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì cũng không chia sẻ được nhiều do quá xa trung tâm. Do vậy, chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo. Nhưng với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, các kĩ sư và công nhân Việt Nam đã tự thiết kế và xây dựng được một cây cầu sắt đàng hoàng chỉ mất một năm chín tháng, hoàn thành vào ngày 30-6-1985.

(Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín,

Dạt dào sông nước, NXB Kim Đồng, 2015)

Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những cây cầu bắc qua sông Hồng của Hà Nội (Trích) Sông Hồng là con sông lớn, vào thuở Thăng Long, Đông Đô, chỉ có thể dùng đò qua sông. Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, cầu bắc qua sông vẫn chỉ là một cây cầu phao. Cầu Long Biên Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Paul Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương hồi đó. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì được bắc qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Cho đến khi động thổ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ: “Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20 m nước, mùa mưa lũ nước dâng cao hơn 8 m làm vỡ cả đê điều. Lòng sông lại luôn chuyển đổi bên lở bên bồi thì làm sao chế ngự nổi để bắc được cây cầu qua dòng nước hung dữ bất kham ay!" Người ta phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kĩ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Vật liệu xây cầu đã dùng đến 30.000 m3 đá và kim loại (5.600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp bấy giờ. Cầu được khánh thành ngày 28-2-1902, có sự hiện diện của vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Doumer. Vào thời điểm bấy giờ, cây cầu này chiếm vị trí dài thứ hai trên thế giới, sau cầu Brooklyn bắc qua sông East - River của Mĩ. Trong chiến tranh, cầu Long Biên bị bắn phá nặng nề. Cầu Long Biên đã hoàn thành sứ mệnh làm “đầu cầu” giao thông nối liền Thủ đô với các tuyến đường lên miền núi phía bắc và miền biển phía đông. Do cầu đã cũ và hỏng, có dự kiến dỡ bỏ cây cầu đi. Nhưng ý định ấy bị dư luận phản đối và hiện cầu Long Biên đang được sửa chữa, bảo tồn, như một kí ức vật thể của lịch sử Hà Nội cần được lưu giữ. Với trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện nay, trong thời gian ngắn, trên sông Hồng đã ra đời một loạt cây cầu hiện đại. Cầu Thăng Long ...
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Truyện lịch sử
0 %
0 phiếu
B. Văn bản nghị luận
0 %
0 phiếu
C. Kí
0 %
0 phiếu
D. Văn bản thông tin
1 phiếu (100%)
Tổng cộng:
1 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm mới nhất

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×