Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐỨA CON NGƯỜI VỢ LẼ Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét. Mắt nhìn trân trân lên sàn nhà; lúc ấy anh không nghĩ ngợi gì. Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nỗi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy ...
Nguyễn Thị Sen | Chat Online | |
04/12/2024 22:10:40 (Ngữ văn - Lớp 8) |
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐỨA CON NGƯỜI VỢ LẼ
Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét. Mắt nhìn trân trân lên sàn nhà; lúc ấy anh không nghĩ ngợi gì. Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nỗi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, những muốn càu nhàu mấy tiếng. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi, anh chưa có hột cơm nào vào trong bụng. [..]Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi. Mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng. Vốn là người quê mùa, nên việc đồng mẹ anh rất thạo. Mẹ già anh rất chiều quý, họ chiều vậy chẳng qua là muốn chạy việc. Thầy anh mất năm trước, mẹ già anh mất năm sau. Nhà không làm ruộng nữa. Các anh Tư đều đi chợ trên, Tư phải thôi học ở nhà. Hai mẹ con lâm vào cảnh thất nghiệp. Ruộng không có mà làm; đi buôn – buôn xùng buôn xằng thôi cũng không có vốn. Anh em họ mạc thì thờ ơ lạnh nhạt, họ coi hình như không có mẹ con Tư trong gia đình nữa. Vả lại dẫu rằng nghèo, nhưng mẹ anh rất khái, không muốn chịu tiếng nhờ ai. Bà đi khâu thuê vá mướn kiếm gạo về nuôi con. Nhiều khi không có việc làm, mẹ con đành chịu đói. Những hôm ấy, bà thường trốn tránh, bà rất sợ phải nhìn cảnh mẹ con đói khát. Muốn cho mẹ cất gánh nặng, đã nhiều lần Tư xin làm phó nhỏ mấy hiệu thợ may và sơn guốc, nhưng họ đều từ chối vì dạo này hàng ế. Họ hứa đến tháng tám này sẽ gọi anh làm. Bất đắc dĩ anh phải đóng vai ăn bám.Tư nghĩ liên miên: Anh thấy một niềm oán trách ngấm ngầm trong thâm tâm. Anh oán cha anh, người đã sinh ra anh mà săn sóc không chu đáo. Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: Là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là thằng thừa trong gia đình. Tư thấy bứt rứt khó chịu. Những ý tưởng hỗn loạn ở trong óc. Anh thong thả nằm xuống. Mắt nhắm lại, muốn ngủ đi, để những tư tưởng hắc ám khỏi đến quấy nhiễu. Nhưng không sao ngủ được với cái dạ dày. [..]Trên nhà, ông Cả vùng thức dậy. Ông vươn vai, bẻ khục, vặn mình kêu răng rắc. Ông vừa ngáp vừa gọi:
- Tư ơi?
- Dạ.
- Thoáng cái là lỉnh. Thoáng cái là lỉnh thôi.
Tư gượng gạo đứng lên, lệt xệt bước lên trên nhà. Ông Cả vứt một hào ra bàn, dịu giọng:
- Đi mua một hào phở?
- Vâng.
- Đem bát mà đi.
- Vâng.
Tư thất thểu lê bước. Tay bưng có bát phở mà mỏi rã rời. Khói bốc lên nghi ngút. Anh thèm quá. Trông những bánh tráng trắng phau mềm dẻo, ẩn hiện trong nước dùng váng sao, những miếng thịt bò mỏng tang xếp gọn ghẽ, những hành, mùi, hồ tiêu rắc lên trên, thơm ngào ngạt phả mãi vào mũi anh. Con tỳ, con vị như thức dậy, bụng sôi sùng sục, vần lên chuyển xuống. Nước bọt cứ ứa mãi ra, anh ao ước được một bát.
Tư đặt bát phở lên bàn cho anh, rồi lặng lẽ ra ngoài thềm. Ông Cả vừa ăn vừa cắm cáu gắt:
- Gớm! Phở! Ăn rẳng như đấm vào họng!
Tư se sẽ nuốt nước bọt. Thật là mỉa mai. Ăn xong, buông đũa buông bát, ông Cả vội vã cắp cặp ra đi. Ông còn cay mấy hội bạch cược hôm qua.
Ông Cả đi rồi. Tư cũng chẳng buồn ra đóng cửa. Anh định đem bát ra chậu ngâm, nhưng lại thôi, là vì anh thấy còn đến lưng bát nước dùng ăn thừa. Lúc khác ai còn giữ lại làm gì? Nhưng lúc này.. Tư đưa bát phở lên mũi ngửi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên. Anh nếm một ngụm chèm chẹp miệng. Trời ơi sao mà ngon thế! Anh ước ao giá mà được một bát cơm nguội trộn ăn thì phải biết! Nghĩ đến cơm nguội, anh lại nhớ đến một hôm, cũng đói như hôm nay. Thân, bạn chí thiết của anh, đến chơi nèo mãi anh về nhà. Rồi mời anh:
- Nhà đi vắng cả, chỗ anh em với nhau, tôi nói thật: Anh ở đây ăn cơm nguội - cơm nguội thôi - với tôi cho vui nhé.
Cái bữa cơm nguội với cà ấy sao mà ngon thế! Tư còn nhớ mãi, có lẽ suốt đời: Tư so sánh ông Cả với Thân. Nỗi căm hờn nổi dậy trong lòng. Hai mắt anh quắc lên một cách dữ dội. Anh nghiến răng ném mạnh "bát phở" ra sân. Tiếng bát vỡ làm cho lòng anh dịu. Anh bật cười thấy mình vô lý và thấy tiêng tiếc. Tư thấy mỏi rã rời. Toàn thân run lên. Anh nằm lả xuống.
Chiều tàn đã lâu. Cảnh vật thẫm lại. Gió khua lá lao xao. Những lùm cây đen thẫm lắc lư trên nền trời sẫm đục. Thân, một tay ôm gói bọc giấy báo, một tay đẩy mạnh cánh cửa. Một tiếng rít rền trong yên lặng. Anh xăm xăm bước, nhớn nhác nhìn vào mấy gian nhà tối om. Miệng lẩm bẩm:
- Quái sao nhà cửa để tối thế này!
Thân im bặt vì biết mình nhỡ lời. Anh thong thả bước lên nhà. Đặt gói lên bàn, Tư vẫn nằm rũ trên tràng kỷ không biết bạn đến. Thân lay bạn:
- Tư! Tư!
Tư thều thào:
- Thân đấy à?
- Ừ, Tư ngủ à?
Giọng Tư nhỏ đầy mệt nhọc:
- Không.. Thân vào tôi cũng biết, nhưng mệt.. quá..
Thân ái ngại nhìn bạn trong bóng tối. Đoạn anh nói rất nhẹ nhàng:
- Tôi đem cho Tư ít hạt mít đây. Tư ăn đi.
Tư cảm động quá. Nước mắt chảy ròng ròng, anh nghẹn ngào:
- Thân tốt với tôi quá.
- Ồ! Anh.
Đôi bạn ngồi âm thầm trong bóng tối. Tiếng Tư nhai hạt mít trong im lặng. Tư chợt nghĩ đến mẹ, anh ngóc đầu bảo bạn:
- Thân cất đi cho tôi một nửa nhé.
Anh định tâm để dành cho mẹ, Thân ôn tồn:
- Ừ, còn nhiều anh ạ.
Tư lại nghĩ đến mình, đến tương lai. Một tương lai mờ mịt của đứa con vợ lẽ. Anh thở dài não ruột.
- Gì thế anh?
- Không.
Hai người im lặng.
(Đứa con người vợ lẽ, Kim Lân, Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 33,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 475 - 479)
* Kim Lân: Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (sau thuộc phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2007 tại Hà Nội. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật . Năm 1942, Kim Lân trình làng truyện Đứa con người vợ lẽ trên tuần báo Trung Bắc Chủ nhật và từ đó hàng loạt tác phẩm Đứa con người cô đầu, Người kép già, Nên vợ nên chồng, Con mã mái.. xuất hiện đều đặn trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc Chủ nhật, tạo được sự chú ý của độc giả. Kim Lân là nhà văn tài hoa của làng quê. Ông viết không nhiều, nhưng những tác phẩm đều để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Văn nghiệp Kim Lân không thể tính đếm, đong đo bằng lượng, mà phải cảm nhận bằng chất, bằng tinh hoa văn hóa Kinh Bắc được chưng cất, chắt lọc nên những tác phẩm có giá trị bền bỉ, độc đáo, đặc sắc trên hai phương diện văn học và nghệ thuật. Kim Lân là người chỉn chu, ý tứ, tinh tế, trau chuốt kỹ lưỡng. Ông rất kỹ tính trong nghề văn, không cho phép sự cẩu thả với nghề. Một chữ viết ra ông đều trân trọng, nâng niu.
Truyện ngắn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Ngôi thứ nhất 0 % | 0 phiếu |
B. Ngôi thứ hai 0 % | 0 phiếu |
C. Ngôi thứ ba 0 % | 0 phiếu |
D. Có sự thay đổi ngôi kể 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ANH HAI - Ăn thêm cái nữa đi con! - Ngán quá, con không ăn đâu! - Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! - Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- SỢI TÓC Thạch Lam Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả khiến người nghe hiểu được hết các ý tứ của câu chuyện: Tôi có một người anh họ rất giầu và rất ngốc (có lẽ mình cho anh ... (Ngữ văn - Lớp 8)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu nào dưới đây không đúng với doanh nghiệp độc quyền: (Tổng hợp - Đại học)
- Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của chính phủ mang lại lợi ích cho họ: (Tổng hợp - Đại học)
- So với giá cả và sản lượng cạnh tranh, nhà độc quyền sẽ định mức giá …… và bán ra số lượng ..... (Tổng hợp - Đại học)
- Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại, doanh thu biên bằng 5 và chi phí biến bằng 4. Quyết định nào sau đây sẽ làm tối đa hóa lợi nhuận (Tổng hợp - Đại học)
- Giả sử một công ty độc quyền có MR = 2.400 - 4Q và MC = 22, doanh thu sẽ đạt tối đa khi sản xuất sản lượng: (Tổng hợp - Đại học)
- Trong ngành độc quyền hoàn toàn, doanh thu biện (MR): (Tổng hợp - Đại học)
- Yếu tố nào sau đây được xem là rào cản của việc gia nhập thị trường: (Tổng hợp - Đại học)
- Phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)
- Nếu phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)
- Đường cầu sản phẩm của một ngành: Q= 1.800 - 200P Ngành này có LẠC không đổi ở mọi mức sản lượng là 1,5. Giá cả và sản lượng thế nào? Nếu phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)