CHUỘT NHẮT, CHIM SẺ VÀ DỒI NƯỚNG (1) Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống chung với chim sẻ và dồi nướng. Chúng sống chung với nhau rất hòa thuận, ăn nên làm ra. Công việc của chim sẻ là hàng ngày vào rừng kiếm củi mang về, còn chuột nhắt thì đi xách nước, nhóm lửa chất bếp và dọn bàn ăn, việc nấu nướng thì do dồi đảm nhiệm. (2) Một hôm, dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia nghe về đời sống sung sướng của mình, nói là mình số sướng. Con ...
Tôi yêu Việt Nam | Chat Online | |
07/12/2024 10:47:09 (Ngữ văn - Lớp 10) |
CHUỘT NHẮT, CHIM SẺ VÀ DỒI NƯỚNG
(1) Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống chung với chim sẻ và dồi nướng. Chúng sống chung với nhau rất hòa thuận, ăn nên làm ra. Công việc của chim sẻ là hàng ngày vào rừng kiếm củi mang về, còn chuột nhắt thì đi xách nước, nhóm lửa chất bếp và dọn bàn ăn, việc nấu nướng thì do dồi đảm nhiệm.
(2) Một hôm, dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia nghe về đời sống sung sướng của mình, nói là mình số sướng. Con chim kia nói rằng thế đâu có phải là sung sướng, công việc nặng nhọc sớm tối mình làm cả, còn hai đứa kia ru rú ở nhà cả ngày chỉ có bếp núc, nấu nấu nướng nướng. Xách nước, nhóm bếp xong là chuột có thể về buồng mình nằm nghỉ, chờ khi nấu xong ra dọn bàn ăn. Còn dồi thì chỉ có mỗi việc là đứng coi nồi cháo. Trước khi mang cháo lên ăn bao giờ dồi cũng cho tay vào nồi quấy bốn lần cho rau, cháo đều lên, nếm thử xem mắm muối đủ chưa. Khi chim mang được củi từ rừng về thì hai đứa kia đã ngồi chực sẵn bên bàn, ăn no chúng đi ngủ, làm một giấc ngon lành cho tới sáng hôm sau mà chẳng hề bận tâm lo lắng gì cả. Sống như thế thì ai chẳng bảo là sướng.
(3) Nghe con chim kia xúi, hôm sau chim sẻ ghen tị, không chịu đi lấy củi nữa, nói rằng nô lệ cho cả bọn thế là đủ rồi, chả nhẽ suốt đời điên như vậy sao. Phải thay đổi mới được. Giờ luân phiên nhau làm. Chuột nhắt và dồi nướng ra sức khuyên can nhưng chim vẫn không chịu, cho mình là trụ cột nên hai đứa kia phải theo. Phải liều một phen mới được! – Chim nghĩ bụng vậy. Giờ thì công việc nặng nhọc dành cho dồi, dồi phải đi kiếm củi mang về, chuột nấu nướng, việc của chim là lấy nước, nhóm bếp, dọn bàn ăn.
Dồi vào rừng kiếm củi, chim nhóm bếp, chuột đặt nồi lên bếp, cả hai ngồi đợi dồi mang củi về nhà để hôm sau dùng. Đợi mãi chẳng thấy bóng dáng dồi đâu cả. Chắc là có chuyện gì xảy ra đây, chim cất cánh bay đi kiếm. Mới bay được một quãng chim thấy một con chó nhỏ xông tới chỗ dồi, giơ mõm ra ngoạm ngay lấy dồi quật xuống đất. Chim sà xuống, phản đối chó, cho như thế là cướp dọc đường, chó chẳng thèm nghe, nó còn nói rằng nhận được một bức thư nặc danh kể tội dồi, vì vậy dồi phải đền mạng là đúng lắm rồi.
(4) Buồn bực, chim mang củi về nhà và kể cho chuột nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe xong cả hai buồn rười rượi, hứa với nhau sẽ gắng hết sức mình làm việc, luôn luôn ở bên nhau. Chim dọn bàn ăn, chuột đi quấy cháo cho đều. Bắt chước dồi, chuột cho hai chân trước vào quấy cháo, rau đều lên, nhưng mới thò xuống chuột đã bị bỏng, ngã lăn tõm vào nồi cháo nóng, bị bỏng lột hết cả lông, da và bỏ mạng trong nồi cháo nóng.
Khi chim vào bếp tính mang nồi cháo lên để ăn thì chẳng thấy đầu bếp đâu cả. Chim lấy que củi gõ chỗ này chỗ kia, gọi í ới mà chẳng thấy có tiếng trả lời, tìm mãi mà chẳng thấy tăm hơi đầu bếp. Trong lúc chim xục xạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó, lửa cháy bùng lên, chim chạy vội đi lấy nước, cuống cả lên chim vấp ngã nhào thẳng xuống giếng cùng với thiếc thùng mang theo, thùng chìm, bị dây thừng quấn chân, chim cũng chìm theo và bị chết đuối dưới giếng.
(Nguồn: thegioicotich.vn)
Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Truyện cười 0 % | 0 phiếu |
B. Truyện cổ tích 0 % | 0 phiếu |
C. Truyện ngụ ngôn 0 % | 0 phiếu |
D. Truyện thần thoại 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- THƠ DUYÊN Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền. Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- MỘT ĐỜI ÁO NÂU Một đời mẹ mặc áo nâu Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai Rách lành kể những hôm mai Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày Áo nâu bạc, áo nâu gầy Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa Lắng nghe sợi vải ngày xưa Thấy trong mặn chát đã thừa mồ ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- HẬU NGHỆ VÀ HẰNG NGA Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- TẤM VÉ TÀU THỐNG NHẤT DÀNH CHO CHA Ngày Cha ra trận Con giọt máu của Người chưa bật khóc! Mẹ lẻ loi vượt cạn đất phương Nam Cha ngã xuống miệt vườn… Bốn mươi năm sau Cha trở lại quê hương trên con tàu Thống Nhất Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kì hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- NỮ THẦN A-THÊ-NA Trong số các vị thần của thế giới Ô-lim-pi-a thì sự ra đời của nữ thần A-thê-na kì lạ hơn cả. Đối với các vị thần tất nhiên sự sinh ra đã khác thường rồi, nhưng A-thê-na thần kì hơn. Nàng không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra, và ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- (1) Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- DẢI ĐỒNG BẰNG THƯƠNG NHỚ Những cái huyệt tôi đào trong rừng sâu Giờ hóa thành dòng sông yên ả. Những nấm mộ đắp đêm mưa tầm tã Thành triền núi cao không lên được bao giờ. Nơi đồng đội căng tăng và mắc võng Thành những làng quê xa phủ sương mờ. Ơi! ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn ... (Ngữ văn - Lớp 10)
- NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY-LÍT-XƠ (Trích Ô-đi-xê – Sử thi Hy Lạp) Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về ... (Ngữ văn - Lớp 10)
Trắc nghiệm mới nhất
- Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1941-1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm 1911-1925? (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực xã hội? (Lịch sử - Lớp 12)
- Sau 10 năm tiến hành đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển (Lịch sử - Lớp 12)
- PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là (Lịch sử - Lớp 12)