Kết nối ảo Jeanne Segal Được thúc đẩy bởi tốc độ Internet gia tăng và sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nhiều người trong số chúng ta “online” mỗi ngày để “kết nối” với người khác, cập nhật thông tin và giải trí. Chúng ta không chỉ giành vài phút mà hơn hàng giờ đồng hồ mỗi ngày và từng ngày trước các loại màn hình cả lớn lẫn bé. Công nghệ vốn kỳ diệu và cuộc sống chúng ta chắc chắn tiện nghi hơn nhờ có nó. Các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh và máy tính xách ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
20/12 14:35:34 (Ngữ văn - Lớp 11) |
Kết nối ảo
Jeanne Segal
Được thúc đẩy bởi tốc độ Internet gia tăng và sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nhiều người trong số chúng ta “online” mỗi ngày để “kết nối” với người khác, cập nhật thông tin và giải trí. Chúng ta không chỉ giành vài phút mà hơn hàng giờ đồng hồ mỗi ngày và từng ngày trước các loại màn hình cả lớn lẫn bé.
Công nghệ vốn kỳ diệu và cuộc sống chúng ta chắc chắn tiện nghi hơn nhờ có nó. Các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh và máy tính xách tay có thể tạo ra các mối quan hệ ảo có tính ổn định với gia đình, người bạn yêu mến, đồng nghiệp và những người mới quen ở những nơi xa xôi của một thị trấn, các thành phố xa xăm và các đất nước xa thật xa. Đồng thời, điều bình thường là gặp hai người ngồi cùng bàn, im lặng tag nhau lên bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội thay vì trò chuyện “thực” và tận hưởng khoảnh khắc chỉ của hai người bạn với nhau. Và khi bạn nhìn thấy tình cảnh như thế, khó để không băn khoăn rằng liệu có phải tất cả những kết nối ảo thế này đang bị lạm dụng hay không.
Bằng cách kết nối quá sâu sắc nhưng ảo hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, phải chăng chúng ta đang quên mất cách để kết nối với nhau ngoài đời thật? Có phải máy tính bảng và điện thoại khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn hay vắt kiệt sức lực của ta và làm ta thêm căng thẳng? Liệu truyền thông xã hội thay thế sự giao tiếp không lời, cảm tính mà ta cần để tạo nên những kết nối có ý nghĩa với nhau? Có phải những kết nối ảo đang ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp giữa người với người theo những cách cho phép chúng ta cảm thấy được yêu và khiến người khác cảm thấy được yêu? […]
Khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá nhân do năm giác quan tạo nên bị mất đi, đồng thời cũng mất đi những cơ hội quan trọng cho giao tiếp không lời. Ở trạng thái offline trong đời thực, mắt, tai, da, mũi và lưỡi bạn có thể kết hợp theo cách đáng kinh ngạc. Một nhóm giác quan tạo điều kiện cho các mối quan hệ cực kỳ giàu cảm xúc và ý nghĩa.
Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị của tình bạn. Chúng ta có thể nghe thấy sự thay đổi trong giọng nói của ai đó vẫn trân trọng và quan tâm trò chuyện với ta. Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán. Chúng ta cần thấy được bạn bè ta cùng khóc cùng cười với ta. Những trải nghiệm không lời, thu hút ấy khiến ta thấy bản thân có giá trị. Và những điều này không thể xảy ra khi online.
Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online, nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra các quyết định quan trọng về các mối quan hệ của chúng ta trong một thế giới ảo. Chúng ta cần phát hiện cảm giác ở bên nhau thế nào trong sự đa dạng của các thiết lập định sẵn. Chúng ta cũng cần nắm bắt được những ám hiệu nói cho ta biết bạn chúng ta cảm thấy sao khi ở bên ta lúc ta không có tâm trạng tốt nhất, hay khi họ ở trạng thái không ổn nhất. Quá trình thấu hiểu nhau mà bạn muốn thực hiện tốn kha khá thời gian đấy và những loại trải nghiệm này không hề sẵn có khi online. Những mối quan hệ khiến ta cảm thấy được yêu có thể bắt đầu trước một cái màn hình nhưng chỉ duy trì bền vững khi offline mà thôi.
(Jeanne Segal (2018). Cảm giác được yêu. NXB Hà Nội, tr. 109 – 130)
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm làm sáng tỏ quan điểm của người viết về kết nối ảo.. 50 % | 1 phiếu |
B. Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng dẫn chứng nhằm xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm của người viết về kết nối ảo. 0 % | 0 phiếu |
C. Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm của người viết về kết nối ảo. 50 % | 1 phiếu |
D. Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 2 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Chi phí chìm của hạnh phúc Mark Manson Nếu từng học môn gì liên quan đến kinh tế, chắc bạn biết câu nói “There’s no such thing as a free lunch” (tạm dịch: “Không có bữa trưa nào miễn phí cả”). Mọi thứ trên đời đều có giá của nó, dù đôi lúc nó không ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- HỒN TRƯƠNG BA VÀ VỢ NGƯỜI HÀNG THỊT (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) Tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được viết vào năm 1981-1984, dựa theo truyện dân gian “Hồn Trương Ba, da ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- VŨ NHƯ TÔ XÂY CỬU TRÙNG ĐÀI (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô Hồi 1: Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- (…) VŨ NHƯ TÔ – Cảnh ngộ chúng tôi có khác chi cảnh ngộ bà? Có phần khổ nhục hơn nữa. Chế độ thì nghiệt ngã vô lý: nhà không cho làm cao, áo không cho mặc đẹp. Ai xây một kiểu nhà mới khả quan, thì lập tức kết vào tội lộng hành đem chém. Thành thử ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) Tóm tắt tác phẩm Người mẹ cầm súng Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bất khuất như anh (Sống như anh -Trần Đình Vân) Về tác phẩm Sống như anh Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Miếng ngon Hà Nội Vũ Bằng Kỳ lạ đến thế là cùng, Hà Nội ạ! Hà Nội… ngon… quá xá! Hà Nội ngon không mãi chỉ ngon về những miếng ngon đặc biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuông, ngon từ cách trình bày ngon tới, ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Tờ hoa Nguyễn Tuân Tại một công trường làm đường Tây Bắc, 1966 Tôi nhìn ra cái tàu lăn nghiến đá mặt đường mới, nhìn ra những kíp thợ xây dựng mở đường, nhìn ra một tổ ong của anh chị em làm đường vừa mang được ong chúa về. Cửa sổ buồng tôi viết, lúc ... (Ngữ văn - Lớp 11)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tình yêu – Dòng sông Vũ Quần Phương Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Đời anh quen với lũ với dông Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy Thuyền êm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) Tóm tắt tác phẩm Người mẹ cầm súng Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bất khuất như anh (Sống như anh -Trần Đình Vân) Về tác phẩm Sống như anh Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bình minh gợi lại những bình minh Sergei Yesenin Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương… Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương. ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Xuân không mùa Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Chim trên cành há ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều * Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- MÒ SÂM PANH (Nam Cao) Chú bếp Tư rất thận trọng về vấn đề giữ vệ sinh. Ông thường nói rằng: Khí hậu ở đây chẳng được lành; những người chưa quen với thủy thổ miền nhiệt đới, đến đây mà chẳng biết giữ thân, khó khỏi chết vì nguy hiểm ấy truyền nhiễm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi - Trích) (Lược phần đầu: Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ – nguy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã ... (Ngữ văn - Lớp 11)