Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến Tuởng Giới Thạch và thuộc hạ đã chạy đi đâu?
Trần Hưng | Chat Online | |
21/10/2018 17:56:47 |
761 lượt xem
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc.
Cho tới ngày 25/10, kỷ niệm đúng một năm ngày Đài Loan được trả về Trung Quốc, nhân sĩ Đài Loan đã tổ chức lễ kỷ niệm cùng một buổi tiệc chào đón vợ chồng Tưởng Giới Thạch vô cùng linh đình, trọng hậu. Người dân Đài Loan đổ ra đứng chật cả một đoạn đường dài hơn 10km với những tiếng hoan hô rầm trời. Sau lễ kỷ niệm, ngày 27/10, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh bay trở về Thượng Hải.
Sau chuyến đi Đài Loan lần ấy, ngoài ấn tượng với sự chào đón nhiệt liệt của người dân nơi đây với mình, Tưởng Giới Thạch đột nhiên cảm thấy hai điều: một là phong tục Nhật Bản ở Đài Loan rất đậm, tuy nhiên, điều đó giờ đây không đáng ngại. Hai là, và điều này mới là quan trọng, rằng Đài Loan không hề có bất cứ “tế bào” nào của Trung Cộng, có thể nói là một “mảnh đất sạch sẽ” hoàn toàn, có thể đầu tư để xây dựng nơi đây thành một “tỉnh kiểu mẫu trong cả nước”.
Cuối tháng 2 năm 1947, Đài Loan xảy ra vụ bạo loạn ngày 28/2, sau khi cảnh sát của chính quyền Quốc dân Đảng trấn áp rồi đánh chết một người dân biểu tình đòi giảm thuế. Để cứu vãn tình hình, ngày 5/3, Tưởng Giới Thạch cử sư đoàn lục quân số 21 của mình đến Đài Loan với chỉ thị: “Phải lấy việc khoan dung, thu phục nhân tâm làm trọng”.
Đến ngày 6, Tưởng lại chỉ thị cho Trần Nghĩa: “Có thể nhượng bộ về mặt chính trị, tiếp nhận ý kiến của nhân dân”. Ngày 7, quyết định dùng đường lối “mềm mỏng” để giải quyết bạo loạn. Ngày 17/3, Tưởng Giới Thạch đã phái Bộ trưởng Quốc phòng là Bạch Tông Hy tới Đài Loan với tuyên bố tổ chức lại bộ máy chính quyền tại Đài Loan, cho phép những nhân sỹ địa phương có thể tham gia vào bộ máy này.
Đồng thời, Tưởng Giới Thạch cũng tuyên bố, những người tham gia bạo loạn ngày 28/2, ngoại trừ những người “Cộng sản xúi bẩy bạo động” thì đều được miễn truy cứu tội trạng. Tới tháng 5 năm đó, Tưởng Giới Thạch điều Ngụy Đạo Minh, một “quan văn”, một nhà ngoại giao tới Đài Loan làm chủ tịch, tiếp tục quán triệt chính sách “mềm mỏng” tại đây.
2. Bước sang năm 1948, khi phần thắng lợi của cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng bắt đầu nghiêng về phía Đảng Cộng sản, Tưởng Giới Thạch bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Đài Loan. Ngày 3/1, nhân ngày đầu năm mới, Tưởng Giới Thạch cho mời chủ tịch tỉnh Đài Loan Ngụy Đạo Minh đến để bàn về vấn đề tài chính và kinh tế của tỉnh này.
Tới ngày 14/6 tính toán tới thế cục của cuộc nội chiến, Tưởng Giới Thạch cho rằng, trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, thì khu vực Tây Bắc và Tây Nam Trung Quốc trở thành căn cứ địa. Tuy nhiên, giờ đây là thời đại của “thổ phỉ” và “chiến tranh quốc tế”, do vậy thành lũy trung tâm phải là Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan.
Trong nhật ký của mình, Tưởng Giới Thạch cho rằng, nên chuẩn bị một kế hoạch chu toàn tại những vùng trọng địa này để “đề phòng trường hợp khẩn cấp”. Những gì ghi chép trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch ngày hôm đó cho thấy, sau những thất bại quân sự trên chiến trường Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, đã buộc Tưởng Giới Thạch phải lên kế hoạch xây dựng những căn cứ chống lại quân đội Cộng sản tại khu vực ven biển Đông Nam.
Ngày 24/11, khi ngồi bàn chuyện với con trai của mình là Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Giới Thạch từng nói rằng, ông ta thực sự cảm thấy những thuộc hạ của mình trong cả ba giới, đảng, chính phủ và quân đội đều là những kẻ tự mãn, vô năng, hủ bại, không có thuốc chữa. Vì vậy, muốn “phục hưng dân tộc, xây dựng lại lực lượng” thì buộc phải bỏ những cơ sở hiện tại, thu hẹp phạm vi và chọn một nơi hoàn toàn “trong sạch” để cải tạo lại toàn bộ.
Cuộc trò chuyện giữa hai cha con họ Tưởng lần này đó chứng tỏ Tưởng Giới Thạch đã hoàn toàn cảm thấy thất vọng về tổ chức đảng, chính quyền lẫn quân đội của mình. Còn cái gọi là “thu nhỏ phạm vi” hay một nơi trong sạch mà Tưởng nhắc tới chính là mảnh đất Đài Loan.
Từ thời điểm, Tưởng Giới Thạch bắt đầu ngấm ngầm chuyển thực lực của mình tới Đài Loan. Ngày 24/11/1948, Tưởng Giới Thạch đã chuyển bộ tài chính vốn đóng tại Hàm Dương, Hồ Nam về Đài Loan. Tiếp đó, từ ngày 9/12, Tưởng ra lệnh cho xây dựng các cứ điểm quan trọng như Kim môn, Mã Tổ. Tất cả đều nằm tăng cường sức mạnh quân sự cho Đài Loan. Đồng thời với việc tăng cường sức mạnh quân sự, Tưởng Giới Thạch cũng có những thay đổi lớn trong đội ngũ đảng và chính quyền tại đây.
Ngày 25/12/1948, Tưởng Giới Thạch dự định điều một thuộc hạ tin cẩn là Ông Văn Hạo làm chủ tịch tỉnh Đài Loan còn con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc được ông ta cử làm bí thư đảng bộ tỉnh Đài Loan. Tuy nhiên, cả Kinh Quốc lẫn Văn Hạo đều là “quan văn” dường như không được lý tưởng lắm, vì vậy, sau vài ngày suy nghĩ, cuối cùng Tưởng Giới Thạch quyết định cử Trần Thành khi đó đang dưỡng bệnh tại Đài Loan làm chủ tịch tỉnh này. Tới ngày 29/12, Tưởng quyết định gửi thông báo này cho Ngụy Đạo Minh và Trần Thành, nói Thành phải nhanh chóng chuẩn bị việc nhậm chức.
Một việc quan trọng khác Tưởng phải làm khi biến Đài Loan thành căn cứ địa chống lại Đảng Cộng sản là chuẩn bị về mặt kinh tế. Vì vậy ngay từ tháng 11/1948, Tưởng đã ra một chỉ thị có tên là “Đại sự dự định biểu” (Những việc cần chuẩn bị cho nghiệp lớn), trong đó, điều 15 chính là xử lý vấn đề cất trữ tài vật cho “trung ương”.
Thực hiện chỉ thị này, các loại tài vật được phân chia bí mật chuyển tới Đài Loan. Có người tính toán rằng, số lượng vàng bạc và ngoại tệ mà Quốc dân đảng vận chuyển sang Đài Loan có giá trị tương đương với 8 triệu lượng vàng. Ngoài ra, Trưởng Giới Thạch cũng tìm cách đưa những người ủng hộ mình chuyển tới Đài Loan để “tính kế lâu dài”.
Ngày 10/12, Tưởng Giới Thạch viết một bức thư gửi cho Ngô Trĩ Huy, người trước nay vẫn ủng hộ nhiệt tình cho Tưởng, đề nghị ông ta tới Đài Loan nghỉ ngơi. Năm sau đó, vào 5/7/1949, trước khi cuộc nội chiến kết thúc chỉ vài tháng, Tưởng cử con trai là Tưởng Kinh Quốc tới Thượng Hải gặp Nhan Huệ Khánh, động viên ông ta di cư tới Đài Loan, nói chính phủ sẽ chuẩn bị vé máy bay và nhà ở cho ông ta. Không ngờ, vị “nguyên lão” này không những không đi, còn quay lại khuyên Tưởng Kinh Quốc rằng không nên chống lại Đảng Cộng sản, cũng không nên căm thù đảng Cộng sản. Biết chuyện, Tưởng Giới Thạch chỉ còn biết ngậm ngùi nghĩ rằng mình không còn cơ hội nào để lưu lại lục địa được nữa.
Từ ngày 12/9/1948, quân đội dã chiến Đông Bắc do Lâm Bưu chỉ huy liên tục tấn công quân của Quốc dân Đảng ở Liêu Ninh, Thẩm Dương và Trường Xuân, trong vòng 52 ngày, đã tiêu diệt 470 nghìn quân Quốc dân Đảng. Chiến dịch Liêu Ninh kết thúc vào ngày 11/2 thì ngay lập tức quân dã chiến Đông Bắc đưa quân nhập quan, bao vây quân của Phó Tác Nghi đang trấn giữ Hoa Bắc tại Trương Gia Khẩu, Tân Bảo An, Bắc Bình, Thiên Tân, Đường Cô. Tất cả đều cho thấy, cuộc chiến đã đến hồi tàn.
Ngày 24/12, tướng Bạch Tông Hy đánh điện từ Hán Khẩu cho Trương Quần và Trương Trị ở Nam Kinh, nhờ họ chuyển lời với Tưởng Giới Thạch rằng, sỹ khí, lòng người cho tới khí tài, vật lực đều không đủ để chiến đấu nữa, đề nghị Tưởng ra lệnh đình chiến giảng hòa với quân Đảng Cộng sản. Đến ngày 30, Bạch Tông Hy gửi một bức điện nữa, nói, “thời gian đã đến lúc cấp bách, nếu chậm trễ sẽ bỏ lỡ cơ hội”, yêu cầu Tưởng phải “nhanh chóng đưa ra quyết định”. Thậm chí, chủ tịch tỉnh Hà Nam khi đó là Trương Chẩn đã gọi điện cho Tưởng, khẩn cầu ông ta “về hưu”.
Do sự bức ép cả bên trong lẫn bên ngoài, ngày 21/1/1949, Tưởng Giới Thạch ra tuyên bố từ chức, nhường “quyền tổng thống” lại cho Lý Tông Nhân. Vào thời điểm này, Tưởng Giới Thạch càng không thể khong nghĩ tới việc xây dựng và di chuyển tới Đài Loan. Đầu năm 1949, trong kế hoạch “đại sư” của mình, Tưởng đã dự định đến tháng 7 sẽ hoàn tất việc hệ thống phòng thủ cũng như công việc chuẩn bị cho Đài Loan trở thành căn cứ địa mới cho Quốc dân Đảng. Kế hoạch này cho thấy, từ đầu năm 1949, “trọng tâm” công việc của Tưởng Giới Thạch đã là Đài Loan chứ không còn là chiến trường đại lục nữa.
Trong kế hoạch của Tưởng Giới Thạch thì không chỉ có đảng bộ trung ương của Quốc dân Đảng sẽ chạy ra Đài Loan mà toàn bộ cơ cấu chính phủ cũng sẽ di cư đến hòn đảo này. Ngày 18/3, Tưởng bắt đầu nghiên cứu cách để chuyển toàn bộ cơ cấu chính phủ Quốc dân Đảng tới Đài Loan.
Ngày 8/4, trong các đầu mục công việc chuẩn bị cho tuần đó của mình, việc số 9 là chuẩn bị cho sự thay đổi tiền ở Quảng Đông và Đài Loan. Việc số 10 là phương thức thiết lập chính phủ Đài Loan.
Ngày 5/7, những điều ghi trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch chứng tỏ, Tưởng muốn xây dựng một tỉnh “kiểu mẫu về thực hành chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn” ở Đài Loan. Tuy nhiên nhiên, chỉ 6 ngày sau đó, Tưởng bắt đầu mở rộng phạm vi, quyết định lấy Đài Loan và khu vực Định Hải của Chiết Giang (đảo Châu Sơn) làm điểm bắt đầu. Tới ngày 18/4/1949, Tưởng Giới Thạch bắt đầu tính toán chi phí quân đội và chính phủ tương lai ở Đài Loan với hy vọng soản thảo một phương án 3 năm đầu thật cụ thể cho cuộc rút chạy của mình.
Vào ngày 25/5, Tưởng Giới Thạch từ Mã Công bay tới Cao Hùng, Đài Loan. Lúc bấy giờ, Lý Tông Nhân đang giữ chức tổng thống, về mặt hành chính, Tưởng Giới Thạch không có chức vụ gì tuy nhiên, Tưởng vẫn lấy danh nghĩa là tổng tài Quốc dân đảng để khống chế và chỉ huy tất cả. Ngày 4/6 Tưởng ra lện thành lập Ủy ban chỉ huy quân chính Đông nam do mình làm chủ tịch, đồng thời gọi điện cho Hồ Thích, khuyên Hồ nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Tổng tư lệnh Không quân khi đó là Châu Chí Nhu đã gửi công hàm cho Tưởng Kinh Quốc, bày tỏ sự bất mãn đối với việc “tổng tài” vượt quyền của chỉ huy không quân. Tưởng Giới Thạch xem bức công hàm xong, nói rằng bản thân mình là “lãnh tụ cách mạng”, địa vị chẳng liên quan gì tới chức tổng thống, thậm chí không có danh nghĩa tổng thống thì có thể thoát khỏi những hạn chế về mặt pháp luật.
Đến ngày 12/6, Tưởng một lần nữa khẳng định rằng, mình sẽ không bao giờ rời bỏ quyền lực và trách nhiệm của một vị “lãnh tụ cách mạng”. Bất kể là với quân đội hay chính phủ tất cả do trách nhiệm của ông ta chỉ đạo và giám sát, bất cứ người nào cũng không được phép chống đối.
3. Trong “Tuyên bố Cairo” mà Tưởng Giới Thạch ký với Mỹ và Anh, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật thì Đài Loan sẽ được trả về cho Trung Quốc. Tuy nhiên, do lực lượng Đảng Cộng sản liên tiếp giành được thắng lợi tại đại lục đã khiến cho một bộ phận chính khách Mỹ lo lắng rằng Đài Loan khó có thể được giữ vững. Và nếu như nó bị rơi vào tầm ảnh hưởng của người Nga thì phòng tuyến hải đảo ở Thái Bình Dương sẽ bị hổng một lỗ lớn. Vì vậy, Mỹ dự định sẽ trực tiếp lộ diện để tiếp quản Đài Loan.
Trong khi đó, người Anh cũng muốn chiếm lấy Đài Loan để tăng cường cho sự thống trị của mình ở Hồng Kông. Tới ngày 15/6, Tưởng Giới Thạch nhận được hai bức thư của Tống Mỹ Linh từ Mỹ gửi về. Trong thư, Tống Mỹ Linh lo lắng rằng, người Mỹ sẽ dùng vũ lực để chiếm Đài Loan và thừa nhận sự tồn tại của đảng Cộng sản.
Thông tin này khiến Tưởng Giới Thạch cảm thấy cực kỳ lo lắng. Ngày 18, Tưởng Giới Thạch tuyên bố, sẽ tử thủ Đài Loan chứ nhất định không trả về cho Đồng minh. Đến ngày 20, nhận được điện của Châu Thế Minh trưởng đoàn Quốc dân Đảng đang tham gia đàm phán ở Nhật Bản nói rằng, quân Đồng minh hoặc Liên Hợp Quốc sẽ tạm thời tiếp quản Đài Loan. Ngay lập tức, Tưởng gọi điện lại cho Châu lệnh cho ông ta lập tức bàn với tướng Macarthur, khẳng định rằng, nó không phù hợp với những điều đã được ký trong “Tuyên bố Cairo” và rằng, Quốc dân Đảng không thể chấp nhận điều này.
Biết rằng những tuyên bố đó chắc chắn sẽ không đạt được bao nhiêu hiệu quả, Tưởng quyết định gấp rút hoàn thành việc biến Đài Loan thành căn cứ địa mới, trước khi tình hình có thể xấu hơn. Ngày 1/7, Tưởng lập văn phòng Tổng tài tại Đài Bắc, tiếp đó thành lập Ủy ban kế hoạch do Tưởng làm chu tịch, các ủy viên bao gồm Vương Thế Kiệt, Du Đại Duy, Trương Đạo Phan,…
Dưới ủy ban này, Tưởng cho thành lập 6 cơ quan gọi là các tổ, gồm: Đảng vụ, Chính trị, Kinh tế tài chính, Quân sự, Ngoại giao, Tuyên truyền văn hóa. Con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc làm phó tổ trưởng tổ Đảng vụ đồng thời tham gia công việc của hai tổ chính trị và quân sự. Tưởng Giới Thạch rất coi trọng việc thành lập văn phòng tổng tài này. Sau này, Tưởng đánh giá đây là một trong ba việc cực kỳ quan trọng giúp Quốc dân Đảng xây dựng lại lực lượng.
Mặc dù ra sức chuẩn bị cho Đài Loan, tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch vẫn muốn dốc sức để bảo vệ khu vực Tây Nam trên đại lục. Và Tưởng chỉ rút chạy ra Đài Loan cho tới khi “Kế hoạch Tây Nam” của mình bị thất bại. Ngày 14/5, Tưởng xác định căn cứ của Quốc dân Đảng trên đại lục sẽ lấy Trùng Khánh làm trung tâm. Ngày 11/6, Ủy ban thường vụ trung ương Quốc dân đảng tiến cử 12 người thành lập ra cái gọi là “Ủy ban đặc biệt” do Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân làm chủ tịch và phó chủ tịch. Tưởng quyết định vào đầu tháng 7 sẽ đến Quảng Châu thành lập Ủy ban đặc biệt đồng thời thị sát Trùng Khánh.
Tới ngày 12/10, chính phủ của Lý Tông Nhân tuyên bố sẽ di chuyển tới Trùng Khánh. Ngày 26/10, Lý Tông Nhân nói với Bí thư của Ủy ban thường vụ đặc biệt trung ương là Hồng Lan Hữu rằng, những vấn đề phải giải quyết trước mắt rất nhiều, hy vọng Tưởng Giới Thạch có thể sớm đến Trùng Khánh để cùng bàn cách giải quyết. Tới ngày 27, Lý Tông Nhân khi nói chuyện với Hồng cũng nhắc lại rằng thế cục giờ đã vô cùng nguy hiểm, khó có thể phục hồi, chỉ mong Tưởng Giới Thạch có thể đến sớm.
Ngày 29/10, Bạch Tông Hy từ Trùng Khánh cũng gọi điện cho Tưởng, nói Tưởng nhanh chóng đến để “chủ trì đại sự”. Mãi tới ngày 2/11, Tưởng Giới Thạch mới gọi điện lại cho Bạch nói rằng hiện tại mình đang bận chuẩn bị cho việc bảo vệ Đài Loan, tuy nhiên, giữa tháng (tháng 11) sẽ tới Trùng Khánh. Tuy nhiên, các tướng tá của Tưởng ở Trùng Khánh thì như ngồi trên lửa đốt.
Vì vậy, tới ngày 4/11, Bạch Tông Hy hẹn một thân tín của Tưởng là Ngô Trung Tín, nói rằng tình hình đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng, phải có sự có mặt của Tưởng để chỉ đạo mọi việc. Trước khi Ngô trở về, Bạch Tông Hy còn tự mình viết một bức thư nhờ Ngô chuyển tận tay cho Tưởng. Bạch Tông Hy thậm chí còn nói với Ngô rằng, với ông ta, Lý Tông Nhân chỉ là “quyền tổng thống” còn thì vẫn muốn mời Tưởng trở lại ghế Tổng thống.
Lý Tông Nhân cũng cảm thấy rõ cái không khí muốn Tưởng quay trở lại ghế Tổng thống. Không muốn ngồi yên chờ trói, Lý Tông Nhân lấy cớ thị sát, bay tới Côn Minh gặp Lư Hán, người cầm đầu lực lượng đang đóng tại Vân Nam. Lư Hán đề nghị, lấy danh nghĩa tất cả mọi người đánh điện cho Tưởng, đề nghị Tưởng chuyển chính phủ tới Côn Minh. Đợi sau khi Tưởng tới thì bắt ông ta lại rồi “xẻo từng miếng một cho bõ cơn tức”. Lý Tông Nhân phát hiện Lư Hán không ổn, sợ ông ta cũng bắt luôn cả mình làm “quà” cho quân Cộng sản nên vội vàng rời khỏi Côn Minh.
Tới ngày 11/11, Tưởng Giới Thạch gặp Ngô Trĩ Huy hỏi ý kiến về việc có nên đi Trùng Khánh hay không. Ngô nói rằng, nên đi, tuy nhiên đề nghị tuyệt đối không cho phép Lý Tông Nhân thoái thác trách nhiệm trong chính phủ. Tưởng cho rằng, ý kiến của Ngô Trĩ Huy rất hợp với ý mình. Ngày 14, Tưởng đáp máy bay tới Trùng Khánh. Ngày 18, Tưởng triệu tập thành viên cốt cán của đảng và chính phủ ở Trùng Khánh.
Thực tế, lúc này, trong lòng Tưởng đã biết chắc rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa, tuy nhiên, ông ta vẫn gọi điện cho Bạch Tông Hy nói Bạch đưa Lý Tông Nhân quay trở về Trùng Khánh.
Tuy nhiên, trước đó một ngày, Lý gọi điện cho Diêm Tích Sơn nói rằng bệnh dạ dày của mình lại tái phát, cần phải ở Nam Ninh tĩnh dưỡng vài ngày không thể trở về Trùng Khánh được. Tới ngày 20, Lý Tông Nhân ủy thác cho Bạch Tông Hy tới Trùng Khánh thay mình báo cáo với Tưởng rằng, trưa ngày hôm đó, Lý đã lên máy báy tới Hồng Kông, đồng thời, giao cho Lý Phẩm Tiên mang bức công hàm tới cho Tưởng, nói rằng, dạ dày mình có hiện tượng chảy máu, buộc phải sang Mỹ kiểm tra và làm phẫu thuật.
Nhận được công hàm, Tưởng cho rằng, Lý Tông Nhân thấy nguy nên từ chức, và việc bay sang Hồng Kông, một khu vực thuộc về Anh là sỉ nhục “quốc thể”. Tới ngày 21, Tưởng hẹn gặp Bạch Tông Hy nói rằng, giờ đây không thể “quay trở lại để trông coi mọi việc”. Vì vậy, Tưởng sai Cư Chính, Chu Gia Mã thay mặt trung ương Quốc dân Đảng mang công hàm do chính tay Tưởng viết tới Hồng Kông thăm Lý Tông Nhân đang “dưỡng bệnh” tại đây và khuyên Lý trở về Trùng Khánh.
Ban đầu, Tưởng Giới Thạch cho rằng, quân Cộng sản sẽ từ Thiểm Nam tấn công Xuyên Bắc, vì vậy dồn hết lực lượng về đây. Tuy nhiên, khi thấy quân Tưởng bố trí phòng thủ Xuyên Bắc, quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện chiến lược đánh đường vòng. Đầu tiên tấn công Quý Châu và đông nam Tứ Xuyên. Ngày 11/5, quân Cộng sản chiếm Quý Dương. Ngày sau đó, chiếm luôn Bành Thủy, cửa ngõ phía đông của Tứ Xuyên. Quân Cộng sản từ các mặt phía nam và phía đông tấn công thẳng về phía Trùng Khánh.
Tưởng Giới Thạch vội vã điều binh đoàn số 15 của La Quảng Văn tới bờ phía nam của Trường Giang để phòng thủ ở Kỳ Giang, đồng thời lệnh cho quân của Hồ Nam Tông rút khỏi Xuyên Bắc chuyển đến tập kết ở khu vực Thành Đô, đồng thời lệnh cho sư đoàn 1 và 2 trong quân của Hồ nhanh chóng về Trùng Khánh. Dự định của Tưởng là sẽ tổ chức cuộc chiến chống lại quân Cộng sản ngay tại Trùng Khánh. Tuy nhiên, đến ngày 27, quân Cộng sản chiếm được Kỳ Giang, quân của La Quảng Văn bỏ chạy khiến Trùng Khánh ở vào thế nguy cấp.
Trong thời gian này, Tưởng đã rất nhiều lần có ý định tự sát. Tuy nhiên, Tưởng cho rằng, dù cho khu vực Tây Nam đại lục có bị phá thì vẫn còn Đài Loan. Chỉ cần duy trì được mạng sống thì Quốc dân đảng có thể xây dựng lại. Chính vì vẫn còn điểm níu giữ là Đài Loan nên Tưởng đã từ bỏ ý định tự sát. Ngày 29/11, Tưởng cùng thủ hạ rút chạy về Thành Đô, nơi quân của Hồ Tông Nam đang tập kết. Tại đây, Hồ Tông Nam đã tìm gặp Tưởng và nói rằng, việc di chuyển quân rất khó khăn. Tưởng Giới Thạch đã khích lệ Hồ, nói rằng Hồ nên cố gắng chuyển quân phòng thủ Nội Giang. Theo tính toán của Tưởng, quân của Hồ phải rút về tới Tây Xương.
Tuy nhiên, biết rằng Tây Xương khó có thể giữ được lâu, Tưởng ra lệnh cho Diêm Tích Sơn chuẩn bị việc rút chạy ra Đài Loan. Nhiều người lo sợ Đài Loan sẽ bị Anh và Mỹ dùng vũ lực chiếm. Tuy nhiên, Tưởng khẳng định Anh Mỹ không dám. Hai ngày sau, Tưởng và con trai lên máy bay trở về Đài Loan để lại bọn Hồ Tông Nam một mình đối mặt với quân Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 22/12, do quá lo sợ, Hồ Tông Nam đã lên máy bay trốn ra đảo Hải Nam. Tới ngày 28, Hồ Tông Nam bị Tưởng bức ép đã phải quay trở lại Tây Xương tiếp tục điều hành công cuộc “chống Cộng”. Tuy nhiên, tới ngày 27/3, khi quân Cộng sản chiếm được Tây Xương, Hồ Tông Nam một lần nữa lại lên máy bay trốn ra Hải nam. Ngày 13/4, toàn bộ tàn quân Quốc dân Đảng ở khu vực Tây Nam bị tiêu diệt. Giấc mộng căn cứ địa khu vực Tây Nam của Tưởng Giới Thạch hoàn toàn tan vỡ. Tưởng chỉ còn một mảnh đất duy nhất có thể cố thủ, đó là Đài Loan.
Cho tới ngày 25/10, kỷ niệm đúng một năm ngày Đài Loan được trả về Trung Quốc, nhân sĩ Đài Loan đã tổ chức lễ kỷ niệm cùng một buổi tiệc chào đón vợ chồng Tưởng Giới Thạch vô cùng linh đình, trọng hậu. Người dân Đài Loan đổ ra đứng chật cả một đoạn đường dài hơn 10km với những tiếng hoan hô rầm trời. Sau lễ kỷ niệm, ngày 27/10, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh bay trở về Thượng Hải.
Sau chuyến đi Đài Loan lần ấy, ngoài ấn tượng với sự chào đón nhiệt liệt của người dân nơi đây với mình, Tưởng Giới Thạch đột nhiên cảm thấy hai điều: một là phong tục Nhật Bản ở Đài Loan rất đậm, tuy nhiên, điều đó giờ đây không đáng ngại. Hai là, và điều này mới là quan trọng, rằng Đài Loan không hề có bất cứ “tế bào” nào của Trung Cộng, có thể nói là một “mảnh đất sạch sẽ” hoàn toàn, có thể đầu tư để xây dựng nơi đây thành một “tỉnh kiểu mẫu trong cả nước”.
Cuối tháng 2 năm 1947, Đài Loan xảy ra vụ bạo loạn ngày 28/2, sau khi cảnh sát của chính quyền Quốc dân Đảng trấn áp rồi đánh chết một người dân biểu tình đòi giảm thuế. Để cứu vãn tình hình, ngày 5/3, Tưởng Giới Thạch cử sư đoàn lục quân số 21 của mình đến Đài Loan với chỉ thị: “Phải lấy việc khoan dung, thu phục nhân tâm làm trọng”.
Đến ngày 6, Tưởng lại chỉ thị cho Trần Nghĩa: “Có thể nhượng bộ về mặt chính trị, tiếp nhận ý kiến của nhân dân”. Ngày 7, quyết định dùng đường lối “mềm mỏng” để giải quyết bạo loạn. Ngày 17/3, Tưởng Giới Thạch đã phái Bộ trưởng Quốc phòng là Bạch Tông Hy tới Đài Loan với tuyên bố tổ chức lại bộ máy chính quyền tại Đài Loan, cho phép những nhân sỹ địa phương có thể tham gia vào bộ máy này.
Đồng thời, Tưởng Giới Thạch cũng tuyên bố, những người tham gia bạo loạn ngày 28/2, ngoại trừ những người “Cộng sản xúi bẩy bạo động” thì đều được miễn truy cứu tội trạng. Tới tháng 5 năm đó, Tưởng Giới Thạch điều Ngụy Đạo Minh, một “quan văn”, một nhà ngoại giao tới Đài Loan làm chủ tịch, tiếp tục quán triệt chính sách “mềm mỏng” tại đây.
2. Bước sang năm 1948, khi phần thắng lợi của cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng bắt đầu nghiêng về phía Đảng Cộng sản, Tưởng Giới Thạch bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Đài Loan. Ngày 3/1, nhân ngày đầu năm mới, Tưởng Giới Thạch cho mời chủ tịch tỉnh Đài Loan Ngụy Đạo Minh đến để bàn về vấn đề tài chính và kinh tế của tỉnh này.
Tới ngày 14/6 tính toán tới thế cục của cuộc nội chiến, Tưởng Giới Thạch cho rằng, trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, thì khu vực Tây Bắc và Tây Nam Trung Quốc trở thành căn cứ địa. Tuy nhiên, giờ đây là thời đại của “thổ phỉ” và “chiến tranh quốc tế”, do vậy thành lũy trung tâm phải là Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan.
Trong nhật ký của mình, Tưởng Giới Thạch cho rằng, nên chuẩn bị một kế hoạch chu toàn tại những vùng trọng địa này để “đề phòng trường hợp khẩn cấp”. Những gì ghi chép trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch ngày hôm đó cho thấy, sau những thất bại quân sự trên chiến trường Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, đã buộc Tưởng Giới Thạch phải lên kế hoạch xây dựng những căn cứ chống lại quân đội Cộng sản tại khu vực ven biển Đông Nam.
Ngày 24/11, khi ngồi bàn chuyện với con trai của mình là Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Giới Thạch từng nói rằng, ông ta thực sự cảm thấy những thuộc hạ của mình trong cả ba giới, đảng, chính phủ và quân đội đều là những kẻ tự mãn, vô năng, hủ bại, không có thuốc chữa. Vì vậy, muốn “phục hưng dân tộc, xây dựng lại lực lượng” thì buộc phải bỏ những cơ sở hiện tại, thu hẹp phạm vi và chọn một nơi hoàn toàn “trong sạch” để cải tạo lại toàn bộ.
Cuộc trò chuyện giữa hai cha con họ Tưởng lần này đó chứng tỏ Tưởng Giới Thạch đã hoàn toàn cảm thấy thất vọng về tổ chức đảng, chính quyền lẫn quân đội của mình. Còn cái gọi là “thu nhỏ phạm vi” hay một nơi trong sạch mà Tưởng nhắc tới chính là mảnh đất Đài Loan.
Từ thời điểm, Tưởng Giới Thạch bắt đầu ngấm ngầm chuyển thực lực của mình tới Đài Loan. Ngày 24/11/1948, Tưởng Giới Thạch đã chuyển bộ tài chính vốn đóng tại Hàm Dương, Hồ Nam về Đài Loan. Tiếp đó, từ ngày 9/12, Tưởng ra lệnh cho xây dựng các cứ điểm quan trọng như Kim môn, Mã Tổ. Tất cả đều nằm tăng cường sức mạnh quân sự cho Đài Loan. Đồng thời với việc tăng cường sức mạnh quân sự, Tưởng Giới Thạch cũng có những thay đổi lớn trong đội ngũ đảng và chính quyền tại đây.
Ngày 25/12/1948, Tưởng Giới Thạch dự định điều một thuộc hạ tin cẩn là Ông Văn Hạo làm chủ tịch tỉnh Đài Loan còn con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc được ông ta cử làm bí thư đảng bộ tỉnh Đài Loan. Tuy nhiên, cả Kinh Quốc lẫn Văn Hạo đều là “quan văn” dường như không được lý tưởng lắm, vì vậy, sau vài ngày suy nghĩ, cuối cùng Tưởng Giới Thạch quyết định cử Trần Thành khi đó đang dưỡng bệnh tại Đài Loan làm chủ tịch tỉnh này. Tới ngày 29/12, Tưởng quyết định gửi thông báo này cho Ngụy Đạo Minh và Trần Thành, nói Thành phải nhanh chóng chuẩn bị việc nhậm chức.
Một việc quan trọng khác Tưởng phải làm khi biến Đài Loan thành căn cứ địa chống lại Đảng Cộng sản là chuẩn bị về mặt kinh tế. Vì vậy ngay từ tháng 11/1948, Tưởng đã ra một chỉ thị có tên là “Đại sự dự định biểu” (Những việc cần chuẩn bị cho nghiệp lớn), trong đó, điều 15 chính là xử lý vấn đề cất trữ tài vật cho “trung ương”.
Thực hiện chỉ thị này, các loại tài vật được phân chia bí mật chuyển tới Đài Loan. Có người tính toán rằng, số lượng vàng bạc và ngoại tệ mà Quốc dân đảng vận chuyển sang Đài Loan có giá trị tương đương với 8 triệu lượng vàng. Ngoài ra, Trưởng Giới Thạch cũng tìm cách đưa những người ủng hộ mình chuyển tới Đài Loan để “tính kế lâu dài”.
Ngày 10/12, Tưởng Giới Thạch viết một bức thư gửi cho Ngô Trĩ Huy, người trước nay vẫn ủng hộ nhiệt tình cho Tưởng, đề nghị ông ta tới Đài Loan nghỉ ngơi. Năm sau đó, vào 5/7/1949, trước khi cuộc nội chiến kết thúc chỉ vài tháng, Tưởng cử con trai là Tưởng Kinh Quốc tới Thượng Hải gặp Nhan Huệ Khánh, động viên ông ta di cư tới Đài Loan, nói chính phủ sẽ chuẩn bị vé máy bay và nhà ở cho ông ta. Không ngờ, vị “nguyên lão” này không những không đi, còn quay lại khuyên Tưởng Kinh Quốc rằng không nên chống lại Đảng Cộng sản, cũng không nên căm thù đảng Cộng sản. Biết chuyện, Tưởng Giới Thạch chỉ còn biết ngậm ngùi nghĩ rằng mình không còn cơ hội nào để lưu lại lục địa được nữa.
Từ ngày 12/9/1948, quân đội dã chiến Đông Bắc do Lâm Bưu chỉ huy liên tục tấn công quân của Quốc dân Đảng ở Liêu Ninh, Thẩm Dương và Trường Xuân, trong vòng 52 ngày, đã tiêu diệt 470 nghìn quân Quốc dân Đảng. Chiến dịch Liêu Ninh kết thúc vào ngày 11/2 thì ngay lập tức quân dã chiến Đông Bắc đưa quân nhập quan, bao vây quân của Phó Tác Nghi đang trấn giữ Hoa Bắc tại Trương Gia Khẩu, Tân Bảo An, Bắc Bình, Thiên Tân, Đường Cô. Tất cả đều cho thấy, cuộc chiến đã đến hồi tàn.
Ngày 24/12, tướng Bạch Tông Hy đánh điện từ Hán Khẩu cho Trương Quần và Trương Trị ở Nam Kinh, nhờ họ chuyển lời với Tưởng Giới Thạch rằng, sỹ khí, lòng người cho tới khí tài, vật lực đều không đủ để chiến đấu nữa, đề nghị Tưởng ra lệnh đình chiến giảng hòa với quân Đảng Cộng sản. Đến ngày 30, Bạch Tông Hy gửi một bức điện nữa, nói, “thời gian đã đến lúc cấp bách, nếu chậm trễ sẽ bỏ lỡ cơ hội”, yêu cầu Tưởng phải “nhanh chóng đưa ra quyết định”. Thậm chí, chủ tịch tỉnh Hà Nam khi đó là Trương Chẩn đã gọi điện cho Tưởng, khẩn cầu ông ta “về hưu”.
Do sự bức ép cả bên trong lẫn bên ngoài, ngày 21/1/1949, Tưởng Giới Thạch ra tuyên bố từ chức, nhường “quyền tổng thống” lại cho Lý Tông Nhân. Vào thời điểm này, Tưởng Giới Thạch càng không thể khong nghĩ tới việc xây dựng và di chuyển tới Đài Loan. Đầu năm 1949, trong kế hoạch “đại sư” của mình, Tưởng đã dự định đến tháng 7 sẽ hoàn tất việc hệ thống phòng thủ cũng như công việc chuẩn bị cho Đài Loan trở thành căn cứ địa mới cho Quốc dân Đảng. Kế hoạch này cho thấy, từ đầu năm 1949, “trọng tâm” công việc của Tưởng Giới Thạch đã là Đài Loan chứ không còn là chiến trường đại lục nữa.
Trong kế hoạch của Tưởng Giới Thạch thì không chỉ có đảng bộ trung ương của Quốc dân Đảng sẽ chạy ra Đài Loan mà toàn bộ cơ cấu chính phủ cũng sẽ di cư đến hòn đảo này. Ngày 18/3, Tưởng bắt đầu nghiên cứu cách để chuyển toàn bộ cơ cấu chính phủ Quốc dân Đảng tới Đài Loan.
Ngày 8/4, trong các đầu mục công việc chuẩn bị cho tuần đó của mình, việc số 9 là chuẩn bị cho sự thay đổi tiền ở Quảng Đông và Đài Loan. Việc số 10 là phương thức thiết lập chính phủ Đài Loan.
Ngày 5/7, những điều ghi trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch chứng tỏ, Tưởng muốn xây dựng một tỉnh “kiểu mẫu về thực hành chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn” ở Đài Loan. Tuy nhiên nhiên, chỉ 6 ngày sau đó, Tưởng bắt đầu mở rộng phạm vi, quyết định lấy Đài Loan và khu vực Định Hải của Chiết Giang (đảo Châu Sơn) làm điểm bắt đầu. Tới ngày 18/4/1949, Tưởng Giới Thạch bắt đầu tính toán chi phí quân đội và chính phủ tương lai ở Đài Loan với hy vọng soản thảo một phương án 3 năm đầu thật cụ thể cho cuộc rút chạy của mình.
Vào ngày 25/5, Tưởng Giới Thạch từ Mã Công bay tới Cao Hùng, Đài Loan. Lúc bấy giờ, Lý Tông Nhân đang giữ chức tổng thống, về mặt hành chính, Tưởng Giới Thạch không có chức vụ gì tuy nhiên, Tưởng vẫn lấy danh nghĩa là tổng tài Quốc dân đảng để khống chế và chỉ huy tất cả. Ngày 4/6 Tưởng ra lện thành lập Ủy ban chỉ huy quân chính Đông nam do mình làm chủ tịch, đồng thời gọi điện cho Hồ Thích, khuyên Hồ nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Tổng tư lệnh Không quân khi đó là Châu Chí Nhu đã gửi công hàm cho Tưởng Kinh Quốc, bày tỏ sự bất mãn đối với việc “tổng tài” vượt quyền của chỉ huy không quân. Tưởng Giới Thạch xem bức công hàm xong, nói rằng bản thân mình là “lãnh tụ cách mạng”, địa vị chẳng liên quan gì tới chức tổng thống, thậm chí không có danh nghĩa tổng thống thì có thể thoát khỏi những hạn chế về mặt pháp luật.
Đến ngày 12/6, Tưởng một lần nữa khẳng định rằng, mình sẽ không bao giờ rời bỏ quyền lực và trách nhiệm của một vị “lãnh tụ cách mạng”. Bất kể là với quân đội hay chính phủ tất cả do trách nhiệm của ông ta chỉ đạo và giám sát, bất cứ người nào cũng không được phép chống đối.
3. Trong “Tuyên bố Cairo” mà Tưởng Giới Thạch ký với Mỹ và Anh, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật thì Đài Loan sẽ được trả về cho Trung Quốc. Tuy nhiên, do lực lượng Đảng Cộng sản liên tiếp giành được thắng lợi tại đại lục đã khiến cho một bộ phận chính khách Mỹ lo lắng rằng Đài Loan khó có thể được giữ vững. Và nếu như nó bị rơi vào tầm ảnh hưởng của người Nga thì phòng tuyến hải đảo ở Thái Bình Dương sẽ bị hổng một lỗ lớn. Vì vậy, Mỹ dự định sẽ trực tiếp lộ diện để tiếp quản Đài Loan.
Trong khi đó, người Anh cũng muốn chiếm lấy Đài Loan để tăng cường cho sự thống trị của mình ở Hồng Kông. Tới ngày 15/6, Tưởng Giới Thạch nhận được hai bức thư của Tống Mỹ Linh từ Mỹ gửi về. Trong thư, Tống Mỹ Linh lo lắng rằng, người Mỹ sẽ dùng vũ lực để chiếm Đài Loan và thừa nhận sự tồn tại của đảng Cộng sản.
Thông tin này khiến Tưởng Giới Thạch cảm thấy cực kỳ lo lắng. Ngày 18, Tưởng Giới Thạch tuyên bố, sẽ tử thủ Đài Loan chứ nhất định không trả về cho Đồng minh. Đến ngày 20, nhận được điện của Châu Thế Minh trưởng đoàn Quốc dân Đảng đang tham gia đàm phán ở Nhật Bản nói rằng, quân Đồng minh hoặc Liên Hợp Quốc sẽ tạm thời tiếp quản Đài Loan. Ngay lập tức, Tưởng gọi điện lại cho Châu lệnh cho ông ta lập tức bàn với tướng Macarthur, khẳng định rằng, nó không phù hợp với những điều đã được ký trong “Tuyên bố Cairo” và rằng, Quốc dân Đảng không thể chấp nhận điều này.
Biết rằng những tuyên bố đó chắc chắn sẽ không đạt được bao nhiêu hiệu quả, Tưởng quyết định gấp rút hoàn thành việc biến Đài Loan thành căn cứ địa mới, trước khi tình hình có thể xấu hơn. Ngày 1/7, Tưởng lập văn phòng Tổng tài tại Đài Bắc, tiếp đó thành lập Ủy ban kế hoạch do Tưởng làm chu tịch, các ủy viên bao gồm Vương Thế Kiệt, Du Đại Duy, Trương Đạo Phan,…
Dưới ủy ban này, Tưởng cho thành lập 6 cơ quan gọi là các tổ, gồm: Đảng vụ, Chính trị, Kinh tế tài chính, Quân sự, Ngoại giao, Tuyên truyền văn hóa. Con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc làm phó tổ trưởng tổ Đảng vụ đồng thời tham gia công việc của hai tổ chính trị và quân sự. Tưởng Giới Thạch rất coi trọng việc thành lập văn phòng tổng tài này. Sau này, Tưởng đánh giá đây là một trong ba việc cực kỳ quan trọng giúp Quốc dân Đảng xây dựng lại lực lượng.
Mặc dù ra sức chuẩn bị cho Đài Loan, tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch vẫn muốn dốc sức để bảo vệ khu vực Tây Nam trên đại lục. Và Tưởng chỉ rút chạy ra Đài Loan cho tới khi “Kế hoạch Tây Nam” của mình bị thất bại. Ngày 14/5, Tưởng xác định căn cứ của Quốc dân Đảng trên đại lục sẽ lấy Trùng Khánh làm trung tâm. Ngày 11/6, Ủy ban thường vụ trung ương Quốc dân đảng tiến cử 12 người thành lập ra cái gọi là “Ủy ban đặc biệt” do Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân làm chủ tịch và phó chủ tịch. Tưởng quyết định vào đầu tháng 7 sẽ đến Quảng Châu thành lập Ủy ban đặc biệt đồng thời thị sát Trùng Khánh.
Tới ngày 12/10, chính phủ của Lý Tông Nhân tuyên bố sẽ di chuyển tới Trùng Khánh. Ngày 26/10, Lý Tông Nhân nói với Bí thư của Ủy ban thường vụ đặc biệt trung ương là Hồng Lan Hữu rằng, những vấn đề phải giải quyết trước mắt rất nhiều, hy vọng Tưởng Giới Thạch có thể sớm đến Trùng Khánh để cùng bàn cách giải quyết. Tới ngày 27, Lý Tông Nhân khi nói chuyện với Hồng cũng nhắc lại rằng thế cục giờ đã vô cùng nguy hiểm, khó có thể phục hồi, chỉ mong Tưởng Giới Thạch có thể đến sớm.
Ngày 29/10, Bạch Tông Hy từ Trùng Khánh cũng gọi điện cho Tưởng, nói Tưởng nhanh chóng đến để “chủ trì đại sự”. Mãi tới ngày 2/11, Tưởng Giới Thạch mới gọi điện lại cho Bạch nói rằng hiện tại mình đang bận chuẩn bị cho việc bảo vệ Đài Loan, tuy nhiên, giữa tháng (tháng 11) sẽ tới Trùng Khánh. Tuy nhiên, các tướng tá của Tưởng ở Trùng Khánh thì như ngồi trên lửa đốt.
Vì vậy, tới ngày 4/11, Bạch Tông Hy hẹn một thân tín của Tưởng là Ngô Trung Tín, nói rằng tình hình đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng, phải có sự có mặt của Tưởng để chỉ đạo mọi việc. Trước khi Ngô trở về, Bạch Tông Hy còn tự mình viết một bức thư nhờ Ngô chuyển tận tay cho Tưởng. Bạch Tông Hy thậm chí còn nói với Ngô rằng, với ông ta, Lý Tông Nhân chỉ là “quyền tổng thống” còn thì vẫn muốn mời Tưởng trở lại ghế Tổng thống.
Lý Tông Nhân cũng cảm thấy rõ cái không khí muốn Tưởng quay trở lại ghế Tổng thống. Không muốn ngồi yên chờ trói, Lý Tông Nhân lấy cớ thị sát, bay tới Côn Minh gặp Lư Hán, người cầm đầu lực lượng đang đóng tại Vân Nam. Lư Hán đề nghị, lấy danh nghĩa tất cả mọi người đánh điện cho Tưởng, đề nghị Tưởng chuyển chính phủ tới Côn Minh. Đợi sau khi Tưởng tới thì bắt ông ta lại rồi “xẻo từng miếng một cho bõ cơn tức”. Lý Tông Nhân phát hiện Lư Hán không ổn, sợ ông ta cũng bắt luôn cả mình làm “quà” cho quân Cộng sản nên vội vàng rời khỏi Côn Minh.
Tới ngày 11/11, Tưởng Giới Thạch gặp Ngô Trĩ Huy hỏi ý kiến về việc có nên đi Trùng Khánh hay không. Ngô nói rằng, nên đi, tuy nhiên đề nghị tuyệt đối không cho phép Lý Tông Nhân thoái thác trách nhiệm trong chính phủ. Tưởng cho rằng, ý kiến của Ngô Trĩ Huy rất hợp với ý mình. Ngày 14, Tưởng đáp máy bay tới Trùng Khánh. Ngày 18, Tưởng triệu tập thành viên cốt cán của đảng và chính phủ ở Trùng Khánh.
Thực tế, lúc này, trong lòng Tưởng đã biết chắc rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa, tuy nhiên, ông ta vẫn gọi điện cho Bạch Tông Hy nói Bạch đưa Lý Tông Nhân quay trở về Trùng Khánh.
Tuy nhiên, trước đó một ngày, Lý gọi điện cho Diêm Tích Sơn nói rằng bệnh dạ dày của mình lại tái phát, cần phải ở Nam Ninh tĩnh dưỡng vài ngày không thể trở về Trùng Khánh được. Tới ngày 20, Lý Tông Nhân ủy thác cho Bạch Tông Hy tới Trùng Khánh thay mình báo cáo với Tưởng rằng, trưa ngày hôm đó, Lý đã lên máy báy tới Hồng Kông, đồng thời, giao cho Lý Phẩm Tiên mang bức công hàm tới cho Tưởng, nói rằng, dạ dày mình có hiện tượng chảy máu, buộc phải sang Mỹ kiểm tra và làm phẫu thuật.
Nhận được công hàm, Tưởng cho rằng, Lý Tông Nhân thấy nguy nên từ chức, và việc bay sang Hồng Kông, một khu vực thuộc về Anh là sỉ nhục “quốc thể”. Tới ngày 21, Tưởng hẹn gặp Bạch Tông Hy nói rằng, giờ đây không thể “quay trở lại để trông coi mọi việc”. Vì vậy, Tưởng sai Cư Chính, Chu Gia Mã thay mặt trung ương Quốc dân Đảng mang công hàm do chính tay Tưởng viết tới Hồng Kông thăm Lý Tông Nhân đang “dưỡng bệnh” tại đây và khuyên Lý trở về Trùng Khánh.
Ban đầu, Tưởng Giới Thạch cho rằng, quân Cộng sản sẽ từ Thiểm Nam tấn công Xuyên Bắc, vì vậy dồn hết lực lượng về đây. Tuy nhiên, khi thấy quân Tưởng bố trí phòng thủ Xuyên Bắc, quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện chiến lược đánh đường vòng. Đầu tiên tấn công Quý Châu và đông nam Tứ Xuyên. Ngày 11/5, quân Cộng sản chiếm Quý Dương. Ngày sau đó, chiếm luôn Bành Thủy, cửa ngõ phía đông của Tứ Xuyên. Quân Cộng sản từ các mặt phía nam và phía đông tấn công thẳng về phía Trùng Khánh.
Tưởng Giới Thạch vội vã điều binh đoàn số 15 của La Quảng Văn tới bờ phía nam của Trường Giang để phòng thủ ở Kỳ Giang, đồng thời lệnh cho quân của Hồ Nam Tông rút khỏi Xuyên Bắc chuyển đến tập kết ở khu vực Thành Đô, đồng thời lệnh cho sư đoàn 1 và 2 trong quân của Hồ nhanh chóng về Trùng Khánh. Dự định của Tưởng là sẽ tổ chức cuộc chiến chống lại quân Cộng sản ngay tại Trùng Khánh. Tuy nhiên, đến ngày 27, quân Cộng sản chiếm được Kỳ Giang, quân của La Quảng Văn bỏ chạy khiến Trùng Khánh ở vào thế nguy cấp.
Trong thời gian này, Tưởng đã rất nhiều lần có ý định tự sát. Tuy nhiên, Tưởng cho rằng, dù cho khu vực Tây Nam đại lục có bị phá thì vẫn còn Đài Loan. Chỉ cần duy trì được mạng sống thì Quốc dân đảng có thể xây dựng lại. Chính vì vẫn còn điểm níu giữ là Đài Loan nên Tưởng đã từ bỏ ý định tự sát. Ngày 29/11, Tưởng cùng thủ hạ rút chạy về Thành Đô, nơi quân của Hồ Tông Nam đang tập kết. Tại đây, Hồ Tông Nam đã tìm gặp Tưởng và nói rằng, việc di chuyển quân rất khó khăn. Tưởng Giới Thạch đã khích lệ Hồ, nói rằng Hồ nên cố gắng chuyển quân phòng thủ Nội Giang. Theo tính toán của Tưởng, quân của Hồ phải rút về tới Tây Xương.
Tuy nhiên, biết rằng Tây Xương khó có thể giữ được lâu, Tưởng ra lệnh cho Diêm Tích Sơn chuẩn bị việc rút chạy ra Đài Loan. Nhiều người lo sợ Đài Loan sẽ bị Anh và Mỹ dùng vũ lực chiếm. Tuy nhiên, Tưởng khẳng định Anh Mỹ không dám. Hai ngày sau, Tưởng và con trai lên máy bay trở về Đài Loan để lại bọn Hồ Tông Nam một mình đối mặt với quân Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 22/12, do quá lo sợ, Hồ Tông Nam đã lên máy bay trốn ra đảo Hải Nam. Tới ngày 28, Hồ Tông Nam bị Tưởng bức ép đã phải quay trở lại Tây Xương tiếp tục điều hành công cuộc “chống Cộng”. Tuy nhiên, tới ngày 27/3, khi quân Cộng sản chiếm được Tây Xương, Hồ Tông Nam một lần nữa lại lên máy bay trốn ra Hải nam. Ngày 13/4, toàn bộ tàn quân Quốc dân Đảng ở khu vực Tây Nam bị tiêu diệt. Giấc mộng căn cứ địa khu vực Tây Nam của Tưởng Giới Thạch hoàn toàn tan vỡ. Tưởng chỉ còn một mảnh đất duy nhất có thể cố thủ, đó là Đài Loan.
Số lượng đã trả lời:
A. Mĩ 25.68 % | 19 phiếu |
B. Hồng Công 21.62 % | 16 phiếu |
C. Đài Loan 39.19 % | 29 phiếu |
D. Hải Nam 13.51 % | 10 phiếu |
Tổng cộng: | 74 trả lời |
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Trắc nghiệm liên quan
- Cuộc nội chiến ở Trung Quốc nổ ra vì nguyên nhân gì?
- Cuộc nội chiến ở Trung Quốc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
- Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là gì?
- Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á?
- Nguyên tố Neon (Ne) có số Z là bao nhiêu?
- Kí hiệu nguyên tố vonfram là gì?
- Tỉnh nào có đường biên giới đất liền dài nhất Việt Nam?
- Biểu tượng của Hoa Kỳ là gì?
- Tiếng Quảng Đông còn được gọi là tiếng gì?
- New Mexico là bang bao nhiêu ở Mĩ?
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Những lí do nào giúp Hoóc-king thành công? (Chọn 2 đáp án) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, Hoóc-king đã có đóng góp gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về bố của Xti-vơn Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu cái gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu nói "Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời." cho thấy Hoóc-king là người thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn nào cho thấy rõ Hoóc-king mê học hỏi, tìm tòi, khám phá? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn đầu tiên trong bài đã giới thiệu gì về Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai? (Tiếng Việt - Lớp 4)
Bảng xếp hạng thành viên
12-2024 11-2024 Yêu thích
1
Little Wolf
12.220 điểm
2
ngân trần
9.209 điểm
3
Chou
8.906 điểm
4
Đặng Hải Đăng
7.325 điểm
5
bảo hân
7.084 điểm
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |