Là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất đai màu mỡ, lượng mưa tương đối đều, có nhiều mỏ đồng, coban lớn, nhưng Uganda vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển do chiến tranh du kích kéo dài 20 năm (1965-1985) và do cơ chế quản lý yếu kém.
Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, thu hút trên 80% lực lượng lao động. Bên cạnh các mặt hàng bông vải, chè thì cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính mang lạị nguồn ngoại tệ đáng kể. Tiêm năng thủy điện và nguồn khoáng sản dồi dào (đồng, coban, tungsten, phosphat) thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Tuy vậy, nền công nghiệp vẫn còn khiêm tốn.
Từ năm 1986, với sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Uganda đã dần dần khôi phục và ổn định kinh tế thông qua cải cách tiền tệ, nâng giá các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện tiền lương công chức nhà nước. Trong những năm 1990-1999, kinh tế Uganda có những chuyển biến tích cực nhờ đầu tư liên tục vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cải thiện sản xuất và xuất khẩu, giảm mức lạm phát, an ninh trong nước dần ổn định, các doanh nghiệp Ấn Độ - Uganđa trở về nước. Tuy nhiên, việc duy trì mức tăng trưởng khả quan đang gặp những thách đố lớn do Uganda tham gia vào cuộc chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng tham nhũng gia tăng và chậm trễ trong quyết định cải cách kinh tế của Chính phủ.
Gần đây Uganda đã bắt đầu phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên Uganda vẫn chưa tiến hành một cuộc khảo sát khoáng sản có quy mô nào. Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế thu hút 80% lao động. Cà phê là nguồn thu xuất khẩu chính. Với sự trợ giúp của các nước và tổ chức nước ngoài, chính phủ Uganda đã nỗ lực phục hồi và ổn định nền kinh tế thông qua các biện pháp như cải cách chính sách tiền tệ, tăng giá các sản phẩm xăng dầu và cải thiện lương công chức nhà nước. Các thay đổi về chính sách này nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Trong giai đoạn 1900 – 2001, nền kinh tế Uganda tăng trưởng khá ổn định, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định an ninh trong nước…Khoản tiền Uganda đã được các nước cam kết xóa nợ là khoảng 2 tỷ USD. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda nhưng tăng trưởng GDP của quốc gia này vẫn tương đối cao nhờ một loạt cải cách và khả năng kiểm soát khủng hoảng. Doanh thu từ dầu và thuế sẽ là các nguồn thu quan trọng của Uganda khi mà dầu sẽ được đi vào khai thác trong một vài năm tới. Tuy nhiên sự bất ổn định ở Nam Sudan sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế Uganda trong năm 2011 do đối tác xuất khẩu chính của Uganda là Sudan và đây còn là một địa điểm quan trọng của các trại tị nạn cho người dân Sudan.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Uganda đạt 17,12 tỷ USD, trong đó mức tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là khoảng 500 USD/người năm 2010. Nông nghiệp chiếm 23,6% tổng sản phẩm quốc dân Uganda và thu hút 80% lực lượng lao động nước này (2010). Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường, bông, thuốc lá, khoai tây, hoa, các sản phẩm từ hoa, thịt dê, bò, đậu…. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá.
Về công nghiệp thì công nghiệp chế biến là chính, tiếp đó là dệt, sản xuất xi măng, sắt, thép, phụ tùng vận tải, phân bón, sản xuất hàng mỹ nghệ...
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Uganda đạt 2,941 tỷ USD với các sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê, cá và các sản phẩm từ cá, trà, bông, hoa, vàng… Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của Uganda là Sudan, Kenya, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Rwanda, Thụy Sĩ, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Hà Lan, Đức, Ý.
Năm 2010, Uganda nhập khẩu 4,474 tỷ USD hàng hoá các loại. Các sản phẩm mà Uganda thường nhập khẩu là: trang thiết bị cơ bản, phương tiện, dầu, thuốc men và ngũ cốc. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Kenya, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc, Nam Phi, Pháp, Nhật và Mỹ.