Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người đi săn và con vượn1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực. Người thợ săn ...
Nguyễn Thanh Thảo | Chat Online | |
01/09/2024 14:40:33 (Tiếng Việt - Lớp 3) |
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Người đi săn và con vượn
1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.
Người thợ săn đứng im, chờ kết quả...
3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
- Tận số: hết đời, chết
- Nỏ: vũ khí hình thù cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây.
- Bùi nhùi : mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ … để rối.
Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài 0 % | 0 phiếu |
B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số | 5 phiếu (100%) |
C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 5 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
Trắc nghiệm mới nhất
- Hiện tượng nào sau đây vật nóng lên hoặc lạnh đi không phải do dẫn nhiệt? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Sự giống và khác nhau giữa đối lưu và bức xạ nhiệt là (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Nhiệt lượng là gì? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Hợp kim platinit là hợp kim thường được dùng làm dây dẫn điện xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thuỷ tinh. Hợp kim platinit được lựa chọn vì thoả mãn điều kiện: Độ giãn nở vì nhiệt của platinit (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Khi nhúng một chai nước vào một chậu nước đá thì (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Bát ăn cơm thường được làm bằng sứ vì (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Ba thanh kim loại bằng nhôm, đồng và thép cùng có chiều dài 1 m ở 20°C. Nếu nung nóng cả 3 thanh này lên 100 °C thì (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Nhiệt độ của vật càng cao thì (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Ethanol có thể được sản xuất từ cellulose. Sử dụng lượng ethanol thu được từ 10 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose, phần còn lại là chất trơ) để pha chế ra Vm3 xăng E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích). Biết hiệu suất quá trình sản xuất ethanol từ ... (Hóa học - Lớp 12)
- An muốn có nước ấm để uống đã rót từ từ nước nóng vào nước lạnh. Thấy vậy, Phúc khuyên An nên làm ngược lại thì nước nóng và nước lạnh sẽ trao đổi nhiệt nhanh hơn. Phúc làm vậy là dựa vào hiện tượng nào? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)