Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Câu chuyện về túi khoai tâyVào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một ...
Nguyễn Thị Thảo Vân | Chat Online | |
03/09/2024 10:49:49 (Tiếng Việt - Lớp 4) |
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."
Lại Thế Luyện
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Để cho cả lớp liên hoan. 6.67 % | 1 phiếu |
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. 80 % | 12 phiếu |
C. Để cho cả lớp học môn sinh học. 6.67 % | 1 phiếu |
D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. 6.67 % | 1 phiếu |
Tổng cộng: | 15 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là: (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) (khoảng 15 - 20 phút).a) Đọc thầm bài văn sau:Hoa học tròPhượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được. (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 4)
Trắc nghiệm mới nhất
- Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau: Con có mẹ như măng... bẹ? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Để tạo ra điện trường xoáy, không cần có (Vật lý - Lớp 12)
- Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về cảm ứng điện từ? (Vật lý - Lớp 12)
- Phát biểu nào sau đây nói đến hiện tượng cảm ứng điện từ? (Vật lý - Lớp 12)
- Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (Hình vẽ), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng? (Vật lý - Lớp 12)
- Một học sinh đo cường độ dòng điện chạy trong ống dây khi di chuyển cực bắc của thanh nam châm lại gần ống dây. Cường độ dòng điện sẽ tăng khi (Vật lý - Lớp 12)
- Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng? (Vật lý - Lớp 12)
- Ở thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ giữa thanh nam châm và ống dây. Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, dòng điện trong ống dây (Vật lý - Lớp 12)
- Một vòng dây dẫn được đặt nằm theo phương ngang trong từ trường có cảm ứng từ B, trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là ... (Vật lý - Lớp 12)
- Một dây dẫn được đặt nằm ngang theo hướng nam bắc trong một từ trường đều có cảm ứng từ nằm ngang hướng về phía đông. Trong dây dẫn có dòng electron chuyển động theo chiều về phía nam. Phát biểu nào sau đây là đúng? (Vật lý - Lớp 12)