Triển khai và quán triệt trong hội đồng sư phạm về nội dung các văn bản của Bộ, Sở, phòng về 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo yêu cầu chỉ đạo của các văn bản chỉ đạo cấp trên đên tận CB-GV-NV, học sinh và phụ huynh nhằm tạo ra một diện mạo mới toàn diện cả nội dung và hình thức của nhà trường khi triển khai phong trào.
– Tăng cường công tác tuyên truyền trong lực lượng phụ huynh học sinh nhằm tạo sự chuyển biến về mọi mặt của nhà trường.
– Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về mục đích, yêu cầu và các nội dung của phong trào thi đua.
Nội dung của phong trào:
a, Xây dựng trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện
– Tăng cường công tác trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, quy hoạch khuôn viên nhà trường sạch, đẹp, thoáng mát, phòng học đủ ánh sáng, đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
– Tích cực đưa thư viện xanh vào trong lớp học.
– Tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh bồn hoa, cây cảnh ở nhà trường cũng như các công trình công cộng.
– Xây dựng cho Học sinh ý thức giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, xây dựng nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của trường và học sinh
– Giáo dục học sinh tích cực tự giác tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, các công trình của nhà trường, nơi công cộng cũng như tài sản của cá nhân. Tuyệt đối không được phá phách các di tích, các công trình công cộng, cũng như của nhà trường, nếu cá nhân nào làm hư hỏng phải bồi thường và bị khiển trách, kĩ luật
* Giải pháp: Tich cực tham mưu với lãnh đạo địa phương huy động sức mạnh của phụ huynh học sinh để tăng cường Cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm xây dựng khuôn viên nhà trường theo đúng quy hoạch, xây dựng khuôn viên bồn hoa cây cảnh đẹp mát.
Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa thảm cỏ trong trường, lớp học, mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh nhận trồng và chăm sóc 1 cây bóng mát
– Xây dựng quy chế về việc bảo quản tài sản chung của nhà trường và của cá nhân
Chỉ tiêu: 100% cán bộ giáo viên, nhân viên học sinh đều thực hiện tốt Phong Trào thi đua xây dựng “Trường xanh – sạch – đẹp và an toàn”
b, Dạy – học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
– Thực hiên tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh thân yêu.
– Thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới, phát huy tính tự chủ của học sinh trong hoạt động học.
– Khơi dậy tinh thần, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, gây được lòng ham thích hứng thú trong học tập, rèn tính tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, chủ động sáng tạo thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
* Giải pháp:
Đối với giáo viên:
– Tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức tự học, tự vươn lên trong rèn luyện của học sinh
– Luôn có ý thức tôn trọng và thương yêu học sinh, động viên các em trong học tập và cũng như các hoạt động rèn luyện khác.
– Khuyến khích ý kiến, sáng kiến đề xuất của học sinh. Thầy cô giáo xây dựng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngày càng có hiệu quả cao.
Đối với học sinh:
– Luôn có ý thức chuyên cần, tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập
– Học sinh có quyền đề xuất những vấn đề có liên quan đến việc học tập của mình.
– Liên đội triển khai có hiệu quả trong thiếu nhi các phong trào “Vượt khó học tốt”, “Hoa điểm 10”, “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” “Hành trình khoa học” “Tri thức tuổi thơ”.
* Chỉ tiêu: + 100% GV đều thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học
+ 90% Học sinh chủ động học tập
+ Triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua học tập.
c, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
* Giải pháp:
– Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử một cách hợp lý trong cuộc sống hằng ngày, học sinh làm quen và có kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
– Thực hiện èn kỹ năng sống cho các em theo sách sống đẹp.
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, cách phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, Phòng chống ma túy, an ninh trường học, cách phòng tránh tai nạn bom mìn và vật liệu nổ cũng như các tai nạn khác.
– Đẩy mạnh thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên, kĩ năng Nghi thức Đội gắn với thực hành các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cho thiếu nhi
– Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, sống thân thiện hòa nhập với cộng đồng, có tinh thần đoàn kết cao và luôn cảnh giác với những bạo lực và hành vi đạo đức không tốt, phòng ngừa các tệ nạn xã hội… Thực hiện tốt quyền và bổn phận trẻ em.
* Chỉ tiêu: + 100% Đội viên – nhi đồng đăng kí thực hiện chương trình rèn luyện đội viên
+ Làm tốt công tác tuyên truyền phòng ngừa bạo lực, Tệ nạn xã hội
+ 100% Đội viên – nhi đồng đều được rèn luyện và rèn luyện được.
d, Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh:
– Liên đội cùng kết hợp với nhà trường thường xuyên duy trì tổ chức các hoạt đông văn hóa văn nghệ, TDTT một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tích cực của học sinh. Đồng thời rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể cho học sinh.
– Tổ chức các lớp năng khiếu, các CLB nhóm sở thích để các em tự bọc lộ mình 1 cách tốt nhất cũng như bỗi dưỡng sự phát triển khả năng sẵn có của các em.
– Ban hoạt động ngoài giờ có kế hoạch tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí như: Cầu lông, bóng đá, cờ vua..phù hợp với lứa tuổi các em giúp các em học tập tốt hơn giảm đi sự căng thẳng mệt mỏi về học tập văn hoá (đặc biệt các trò chơi dân gian mà địa phương hay tổ chức vào các dịp lễ, tết…
* Chỉ tiêu: + 100% Chi đội – Sao nhi đồng tham gia hoạt động VHVN – TDTT
+ Thành lập được nhóm học sinh luyện về Văn hóa văn nghệ.
+ Thành lập được các nhóm VĐV cầu lông, cờ vua, bóng đá, đá cầu..
e, Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
– Tổ chức cá buổi tham quan giã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sữ ở địa phương như: Nghĩa trang liệt sĩ… Khuyến khích các em tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá thông qua các kênh thông tin đại chúng hoặc qua giao lưu, học tập khác
– Có kế hoạch nhận và chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ của xã góp phần làm cho khu nghĩa trang ngày càng sạch sẻ và đẹp hơn.
– Tích cực tuyên truyền giới thiệu các di tích lịch sử cách mạng văn hoá của địa phương với bạn bè
– Đẩy mạnh cuộc vận động “vòng tay bè bạn giúp bạn tới trường cùng hướng tới tương lai” quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng tặng bạn nghèo, quyên góp ủng hộ bạn khó khăn bị bệnh hiểm nghèo tại liên đội Phù Hóa. Tiếp tục triển khai có hiệu qủa các phong trào vì bạn nghèo “Kế hoạch nhỏ” Xây dựng “Quỹ TTN nghèo vượt khó
– Duy trì và nhân rộng phong trào thi đua “Uống nước nhớ nguồn” “đền ơn đáp nghĩa’
– Có kế hoạch ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả cho tất cả học sinh, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong địa phương để giáo dục các em.
* Chỉ tiêu: + Nhận chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ xã.
+ Tổ chức được ít nhất 1buổi/ tháng tham quan, tìm hiểu chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ
+ 100% Đội viên – nhi đồng cùng tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá khác
+ 100% Chi đội – Sao nhi đồng Thực hiện tốt PT “Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” “Quĩ thanh thiếu nhi nghèo”
d, Tổ chức thực hiện:
Thành lập ban chỉ đạo.
Bà: Trần Thị Thu Hương. Hiệu trưởng Trưởng ban chỉ đạo
Bà: Nguyễn Thị Thu Hường. P. Hiệu trưởng Phó BCĐ thường trực
Bà: Nguyễn Thị Mai TPT Thư ký Ban viên
Cùng tất cả GV – NV trong trường làm ban viên.
* Quy trình thực hiện
– Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương nhằm phối hợp và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
– Phân công nhiện vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo
– Tổ chức học tập và thảo luận trong Hội đồng sư phạm về chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT; kế hoạch 307/KH-BGD&ĐT; Kế hoạch triển khai của ngành và của UBND tỉnh.
– Xây dựng kế hoạch hành động chỉ tiêu, giải pháp thực hiện (Năm, tháng) cụ thể, chi tiết nhằm thực hiện các nội dung và các yêu cầu của phong trào thi đua.
– Tổ chức thực hiện (Giáo viên và học sinh)
– Kiểm tra đánh giá.