Đám mây đen xấu xí Dải mây trắng yểu điệu lượn gần tới đám mây đen xấu xí. Nó đỏng đảnh liếc mắt sang đám mây đen bĩu môi: - Đen nhẻm thế kia mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ! Mây trắng nhởn nhơ dạo chơi trên những mái nhà, những cánh đồng khô khát. Mây đen vẫn chỉ lặng im. Nó cúi nhìn xuống cánh đồng hạn hán và nghĩ ngợi: “Mình sẽ làm gì để giúp đỡ các cô bác nông dân được nhỉ?” Mỗi lúc, đám mây đen một thêm xạm lại, nặng nề, có vẻ như càng xấu xí hơn. Rồi không biết vì thương các bác nông dân ...
Trần Đan Phương | Chat Online | |
05/09 06:26:37 (Tiếng Việt - Lớp 2) |
Đám mây đen xấu xí
Dải mây trắng yểu điệu lượn gần tới đám mây đen xấu xí. Nó đỏng đảnh liếc mắt sang đám mây đen bĩu môi:
- Đen nhẻm thế kia mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ!
Mây trắng nhởn nhơ dạo chơi trên những mái nhà, những cánh đồng khô khát. Mây đen vẫn chỉ lặng im. Nó cúi nhìn xuống cánh đồng hạn hán và nghĩ ngợi: “Mình sẽ làm gì để giúp đỡ các cô bác nông dân được nhỉ?”
Mỗi lúc, đám mây đen một thêm xạm lại, nặng nề, có vẻ như càng xấu xí hơn. Rồi không biết vì thương các bác nông dân hay thương cánh đồng đang khát nước dưới kia, đám mây đen bỗng òa khóc. Những giọt nước mắt của nó trong trắng tinh khiết và mát rượi thấm vào lòng đất. Cánh đồng reo vui, những cỏ cây hoa lá bừng tỉnh, ríu rít nói cười như trong ngày hội. Tất cả đều cám ơn đám mây đen, cám ơn cơn mưa tốt bụng.
Lúc bấy giờ, dải mây trắng mải chơi và kiêu kì thấy xấu hổ quá. Nó ân hận lắm. Nó muốn nói lời xin lỗi với đám mây đen nhưng đã quá muộn rồi.
Sưu tầm
Hình ảnh mây trắng và mây đen được miêu tả như thế nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Mây trắng xinh đẹp, hoà đồng còn mây đen xấu xí, ích kỷ. 0 % | 0 phiếu |
B. Mây trắng xinh đẹp, lười biếng còn mây đen xấu xí, chăm chỉ. 0 % | 0 phiếu |
C. Mây trắng yểu điệu, kiêu căng còn mây đen xấu xí, tốt bụng. 0 % | 0 phiếu |
D. Mây trắng xấu xí, kiêu căng còn mây đen xinh đẹp, tốt bụng. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
Trắc nghiệm mới nhất
- Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: SỰ DŨNG CẢM Con đang đứng cheo leo trên hàng rào bằng kim loại, trông thật nguy hiểm. Thấy vậy mẹ cảnh báo: - Này, đừng làm vậy. Đứng ở đó không an toàn đâu! Và con miễn cưỡng vâng lời mẹ, leo thấp xuống ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau: QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”. Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Cho hai đường tròn \[\left( {O;5{\rm{\;cm}}} \right)\] và \(\left( {I;R} \right)\) với \(R < 5{\rm{\;cm}}.\) Biết \(OI = 3{\rm{\;cm}},\) giá trị của \(R\) để hai đường tròn tiếp xúc trong là (Toán học - Lớp 9)
- Cho hai đường tròn \(\left( {O;1{\rm{\;cm}}} \right)\) và \(\left( {I;3{\rm{\;cm}}} \right)\) cắt nhau, đoạn thẳng \(OI\) có độ dài là (Toán học - Lớp 9)
- Cho hai đường tròn \(\left( O \right)\) đường kính \(7{\rm{\;cm}}\) và \(\left( {I;\,4{\rm{\;cm}}} \right).\) Biết \(OI = 1{\rm{\;cm,}}\) vị trí tương đối của hai đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( I \right)\) là (Toán học - Lớp 9)
- II. Thông hiểu Cho hình chữ nhật \[ABCD\] có \[AC = 16{\rm{\;cm}}.\] Biết rằng bốn điểm \[A,B,C,D\] cùng thuộc một đường tròn. Gọi \[O\] là giao điểm của hai đường chéo \[AC\] và \[BD.\] Tâm và bán kính của đường tròn đó là (Toán học - Lớp 9)
- Cho đường tròn \[\left( O \right)\] đường kính \[AB\] và dây \[CD\] không đi qua tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng? (Toán học - Lớp 9)
- Cho đường tròn \[\left( {O;R} \right).\] Từ một điểm \[M\] nằm ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến \[ME,MF\] đến đường tròn (với \[E,F\] là các tiếp điểm). Đoạn \[OM\] cắt đường tròn \[\left( O \right)\] tại \[I.\] Kẻ đường kính \[ED\] của đường tròn ... (Toán học - Lớp 9)
- Một họa tiết trang trí có dạng hình tròn bán kính \[5{\rm{\;dm}}\] được chia thành nhiều hình quạt tròn (hình vẽ), mỗi hình quạt tròn có góc ở tâm là \[7,5^\circ .\] Diện tích tất cả các hình quạt tròn được tô màu ở hình vẽ trên là bao nhiêu ... (Toán học - Lớp 9)
- Hình vẽ dưới đây mô tả vị trí tương đối giữa mỗi cặp đường tròn trong hình chụp bộ cồng chiêng Tây Nguyên:Hai đường tròn của cặp cồng chiêng ở hình nào tiếp xúc trong với nhau? (Toán học - Lớp 9)