I.Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Minh Châu, về xuất xứ, chủ đề truyện “Bến quê”.
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. "Dấu chân người lính" (tiểu thuyết), “Những vùng trời khác nhau" (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.
Sau năm 1975, các tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” “Cỏ lau” là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đen, v.v... được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân văn, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.
Truyện ngắn “Bến quê’" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.
Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
II.Tóm tắt truyện “Bến quê"
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trôên trái đất, nhưng anh chưa bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.
Thế mà giờ đây, Nhĩ ốm nằm liệt giường. Phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét. Đầu thu hoa bằng lăng đã thưa thớt và nhạt màu, bờ bãi sông Hồng phô ra một màu vàng thau xen với màu xanh non trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ. Anh đang nằm trên tấm phản cho Liên, vợ anh bón thức ăn, và cho Tuấn, đứa con trai thứ hai cầm chiếc khăn bông tấm nước ấm khẽ lau miệng.... Liên mặc áo vá, anh ngắm nhìn rồi khẽ thớt lên: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vần nín nhịn”. Sau câu chuyện tâm tình mơ ước, Liên rót thuốc vào bát chiết yêu, dặn dò con vài điều, rồi rón rén bước xuống cầu thang. Thằng Tuấn gần một năm nay đi học tận trong một thành phố phía Nam mới về thăm nhà tối hôm qua đang ngồi vừa nhặt rau vừa đọc sách vội chạy lên khi nghe Nhĩ gọi. Anh ngắm đứa con, thấy nó càng lớn càng có nhiều nét giống anh. Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một điều tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng, chợt hỏi con: “ Đã bao giờ Tuấn sang bên kia chưa hả?". Theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ, đứa con trai mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành, giắt vào người mấy đồng bạc ra đi sang bên kia sông.
Nhĩ mệt lử, đau nhức..., anh cất tiếng gọi yếu ớt, "Huệ ơi!”. Một cô bé rất xinh đẹp chạy sang. Cô bé lễ phép hỏi Nhĩ, rồi cất tiếng gọi. Cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên. Chúng xúm vào và rất nương nhẹ giúp Nhĩ từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản độ năm chục phân mà anh tưởng đi một nửa vòng trái đất. .Anh cũng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình.
Ngồi cạnh bậu cửa, sau lưng chồng gối kê cao, Nhĩ được nhìn thấy cánh buồm, con đò, khách qua lại bến sông. Nhĩ nghĩ về vợ anh, đứa con trai của anh. Anh đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày đau ốm.
Ông giáo Khuyến, cụ già hàng xóm lại sang thăm Nhĩ. Cụ hốt hoảng chợt thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng lên mội cách khác thường. Ngay lúc ấy con đò ngang cũng vừa cặp bến.
III.Những cảm nhận về truyện "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.
Truyện "Bến quê" thấm một nỗi buổn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nẳm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ; có lúc anh phải "thu hết tàn lực" mới "lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy "như mình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất". Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng, ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề "phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét".
Truyện "Bến quê" ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và mơ ước, những quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh, qua bốn cảnh: Nhĩ được Liên săn sóc: Nhĩ sai thằng Tuấn đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ Huệ, Văn,Tam, Hùng...) đến nương nhẹ, lót chăn, kê gối cho anh; ông giáo Khuyên chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ.
Cốt truyện cùa "Bến quê" rất bình dị, "bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân "sắp từ giã cõi đời". Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống’, thức tỉnh.
khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.
Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất"; "anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ..."; mới hai năm trước đây, anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-linh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.
Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở "màu sắc đã nhợt nhạt”. Vòm trời và con sông Hổng, bờ bãi, bến đò... có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ. khi nhà anh ở gần dòng sông ấy. Sớm nay, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: Anh cảm thấy hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, "đậm sắc hơn". Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra". Bãi bổi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non” màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ". Và bầu trời, vòm trời quê nhà “ như cao hơn”.
Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình, Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây, anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? Hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện. Nguyễn Minh Châu muốn nhắc khẽ mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở,vì những cái đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phai biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị,thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý.
2.Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày, được vợ con săn sóc, trong lòng anh nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng, thiết tha. Nghe Liên nói: "Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được", thì Nhĩ "lần đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá". Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh làm cho Nhĩ cảm động, thoáng ân hận về sự vô tình cùa mình: "Suất đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín nhịn".
Chưa bao giờ mà Nhĩ nghe rõ thế, những tiếng bình dị thân thương: tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con..., Liên hãm nước thuốc và tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà, "tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của người vợ hiền thảo trên "những bậc gỗ mòn lõm". Đó là tiếng lòng, tiếng thân thương, không phải lúc nào Nhĩ cũng nghe được, Nhĩ cũng cảm được!
Tuấn là dứa con trai thứ hai của vợ chồng Nhĩ và Liên. Một năm nay vắng nhà, Tuấn đi học xa, tận một thành phố phía Nam và vừa mới trở về đêm qua. Bố ốm nặng, Tuấn về thăm bố, thăm mẹ và thăm nhà? Nằm trên giường bệnh ngắm con, Nhĩ xúc động "thấy càng lớn thằng con anh càng có nét giống anh". Nhĩ sai con đi sang bên kia sông "qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh':., một lát rồi về". Với Tuấn thì đó là "cái việc gì lạ thế" mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Đứa con trai chưa hiểu được "cái điều ham muốn cuối cùng" của đời bố, mà Nhĩ muốn nói ra. Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông, để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen, bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên.